Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 15: ADN

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 15: ADN

1. Kiến thức:

- Nêu được thành phần hóa học, tính đặc thù và đa dạng của ADN.

- Mô tả được cấu trúc không gian của ADN và chú ý tới nguyên tắc bổ sung của các cặp nuclêôtit.

2. Kỹ năng:

- Phát triển kĩ năng quan sát, tư duy suy luận

- Phát triển kĩ năng hoạt động nhóm

3. Thái độ:

 

doc 8 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 3242Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 15: ADN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn: ......./..... /.
Chương III. ADN VÀ GEN
Tiết15: 	 ADN
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nêu được thành phần hóa học, tính đặc thù và đa dạng của ADN.
- Mô tả được cấu trúc không gian của ADN và chú ý tới nguyên tắc bổ sung của các cặp nuclêôtit.
2. Kỹ năng: 
- Phát triển kĩ năng quan sát, tư duy suy luận
- Phát triển kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ: 
- Có thái độ nghiêm túc trong tiết học
B. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực, ứng xử giao tiếp trong nhóm. 
- Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm được phân công. 
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp. 
C. Phương pháp giảng dạy: 
- Hoạt động nhóm.
- Trực quan.
D. Chuẩn bị giáo cụ: 
1. Giáo viên: Mô hình ADN.
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài mới
E. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1’)
2. Kiểm tra bài củ: (0’)
3. Nội dung bài mới: 
a, Đặt vấn đề: (1’) Chúng ta biết rằng ADN có trong NST. Vậy nó chứa đựng cái gì? Nó được tạo ra từ những nguyên tố hóa học nào? Và ADN có cấu trúc ra làm sao? Bài hôm nay sẽ giúp các em trả lời được những câu hỏi trên.
b, Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu cấu tạo hóa học của phân tử AND (10')
GV: Hãy cho biết ADN được tạo nên từ những nguyên tố hóa học nào?
HS: Xem sgk để trả lời
GV: Yêu cầu học sinh thảo luận để trả lời phần hoạt động sgk
HS: Thảo luận nhóm để trả lời
GV: Dùng hình ảnh để minh họa thêm
HS: Ghi nhớ nội dung
GV: Minh họa thêm về tính đa dạng và đặc thù
HS: Ghi nhớ
I.Cấu tạo hóa học của phân tử ADN:
-ADN được cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N và P
-ADN là đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mà các đơn phân gồm bốn loại Nuclêôtit (Nu): A: Ađênin, T: Timin; X: Xitozin; G:Guanin
-ADN đa dạng và đặc thù bởi thành phần, số lượng, trình tự sắp xếp các Nu
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu trúc không gian của phân tử AND (25')
GV: Dùng mô hình ADN để minh họa mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN
HS:Lắng nghe, ghi nhớ nội dung
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại những nội dung đa nghe được
HS: Trình bày theo cách hiểu của mình
GV: Chuẩn hóa nội dung kiến thức
HS: Ghi chép
GV: Dựa vào NTBS hãy cho biết Mối quan hệ về số lượng A với T, G với X. vì sao chúng có mối quan hệ đó?
HS: Suy nghĩ và trả lời
GV: Minh họa để thành lập một số công thức về ADN
HS: Suy nghĩ, trình bày quan điểm, ghi chép nội dung
GV: Chốt một số nội dung
HS: Ghi chép
II.Cấu trúc không gian của phân tử ADN
-ADN là một chuỗi xắn kép gồm hai mạch Nu song, xoắn đều quanh một trục tưởng tượng theo chiều từ trái sang phải như một thang dây xoắn, mà mỗi tay thang là một cặp Nu liên kết nhau theo nguyên tắc bổ sung A liên kết với T; G liên kết với X. 
-Mỗi vòng xoắn gồm 10 cặp Nu có chiều dài 3,4A0, đường kính vòng xoắn 20A0
-Dựa vào nguyên tắc bổ sung và cấu tạo ADN ta có:
+Số Nu loại A = Số Nu loại T
+Số Nu loại G = Số Nu loại X
+Tổng số Nu của ADN (∑Nu ADN) = A + T + G + X =2A(T) + 2G(X)
+∑Nu ADN=Số vòng xoắn x 20
+Chiều dài ADN= (∑Nu ADN/2)x 34A0)
-Tỉ lệ (A+T)/(G+X) đặc trưng cho từng loài
4. Củng cố: (6’)
Câu 1. Cho biết mạch 1 của một đoạn mạch ADN, tìm mạch còn lại;
	-A-T-G-G-T-T-A-A-X-X-G-
Câu 2. Cho biết ∑Nu ADN =2000, Biết A=400. Hãy tìm số Nu các loại T, G, X	
5. Dặn dò: (2’)
- Học bài, trả lời các câu hỏi 1, 2, 3,4 trong sách giáo khoa.
- Xem trước nội dung bài “AND và bản chất của gen”
Tiết 16	Ngày soạn: ......./..... /.
ADN VÀ BẢN CHẤT CỦA GEN
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nêu được cơ chế tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc: bổ sung, bán bảo toàn.
- Nêu được các chức năng của gen	
2. Kỹ năng: 
- Tiếp tục rèn kĩ năng phân tích, so sánh.
3. Thái độ: 
- Có thái độ nghiêm túc trong tiết học
B. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực, ứng xử giao tiếp trong nhóm. 
- Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm được phân công. 
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp. 
C. Phương pháp giảng dạy: 
- Hoạt động nhóm.
- Trực quan.
D. Chuẩn bị giáo cụ: 
1. Giáo viên: Hình 16 SGK
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài mới.
E. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1’)
2. Kiểm tra bài củ: (5’)
- Nêu thành phần hóa học của ADN
- Nêu cấu trúc không gian của ADN
3. Nội dung bài mới: 
a, Đặt vấn đề: (1’)ADN có những đặc trưng gì? ADN sinh sản như thế nào? Đó là nội dung của bài hôm nay
b, Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên tăc nhân đôi của AND (15'). 
GV: Giáo viên dùng H. 16 sgk minh họa quá trình nhân đôi ADN và yêu cầu hs hoạt động nhóm hoàn thiện phần h/động
HS: Thảo luận nhóm, trình bày kết quả
GV: Dự vào thảo luận của học sinh để xây dựng nguyên tắc nhân đôi của ADN
HS: Hoạt động cùng gv để tìm ra nội dung kiến thức
GV: Chốt ý và mở rộng thêm phần nhân đoi của ADN
HS: Ghi nhớ nội dung bài
GV: ADN chứa yếu tố DT nào? 
HS: (gen)
GV: Vậy gen là gì? chức năng gen? Đó là nội dung của phần II
I.ADN nhân đôi theo những nguyên tắc nào?
*ADN nhân đôi theo 3 nguyên tắc:
+Nguyên tắc bổ sung
+Nguyên tắc bán bảo toàn
+Nguên tắc khuôn mẫu
*Kết quả của quá trình nhân đôi ADN:
Từ 1 ADN mẹ tạo 2 ADN con giống nhau và giống mẹ
-Số phân tử con tạo ra sau n lần nhân đôi là:
2n
*Ý nghĩa của nhân đôi ADN: ADN nhân là cơ sở cho NST nhân đôi.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bản chất của gen (5'). 
GV:Dùng sơ đồ hình 19.3 để minh họa và yêu cầu hs nêu khái niệm gen
HS:Quan sát, xem sgk để trả lời
GV: Gen có só Nu trong khoảng nào?
HS: Xem sgk để trả lời, nhận xét nhau và tự hoàn thiện kiến thức
II.Bản chất của gen:
-Gen là một đoạn của phân tử ADN, có chức năng di truyền xác định
-Mỗi gen có số Nu trung bình từ 600 đến 1500 căp.
Hoạt động 3: Tìm hiểu chức năng của ADN (10').
GV:Yêu cầu hs xem sgk để nêu chức năng của ADN
HS: Xem sách, trả lời
GV: Nhận xét, minh họa thêm
HS: Ghi nhớ
GV: Minh họa thêm ý nghĩa sâu xa của quá trình nhân đôi ADN
HS: Ghi nhớ nội dung
III.Chức năng của ADN:
-ADN có chức năng bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền
-ADN nhân đôi là cơ sở cho cơ thể lớn lên và sinh sản của sinh vật
4. Củng cố: (5’)
- Đọc phần tóm tắt cuối bài
- Cho 1 đoạn phân tử ADN mẹ sau:
-A-T-G-T-G-X-X-X-G-A-T-
-T-A-X-A-X-G-G-G-X-T-A-
Hãy nêu cấu trúc của hai phân tử con
- Có 3 gen nhân đôiliên tiếp 4 lần. hãy cho biết số gen con được tạo ra ở quá trình bên.
5. Dặn dò: (3’)
- Học bài cũ và làm các bài tập sgk và xem trước nội dung bài mới
- Kẻ khung 17 vào vở bài tập
Tiết 17	Ngày soạn: ......./..... /.
 MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ ARN
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Kể được các loại ARN.
- Biết được sự tạo thành ARN dựa trên mạch khuôn của gen và diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
2. Kỹ năng: 
- Tiếp tục rèn kĩ năng phân tích, so sánh.
3. Thái độ: 
- Có thái độ nghiêm túc trong tiết học
B. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực, ứng xử giao tiếp trong nhóm. 
- Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm được phân công. 
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp. 
C. Phương pháp giảng dạy: 
- Hoạt động nhóm.
- Trực quan.
D. Chuẩn bị giáo cụ: 
1. Giáo viên: Hình 17 SGK
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài mới.
E. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1’)
2. Kiểm tra bài củ: (5’)
- Mô tả quá trình nhân đôi ADN.
- Nêu bản chất của gen và số Nu trung bình của một gen
- Nêu chức năng của ADN
3. Nội dung bài mới: 
a, Đặt vấn đề: (1’) Gen nằm trong nhân, quy định quá trình tổng hợp Prôtêin ở tế bào chất. Làm thế nào gen có thể điều khiển được quá trình đó? Câu trả lời đó là nhờ ARN. Vậy ARN được tạo ra như thế nào? Nó có đặc điểm gì? Đó là nội dung chúng ta cần tìm hiểu trong bài hôm nay.
b, Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của ARN (14'). 
GV: ARN được tạo nên từ các nguyên tố hóa học nào?
HS: Xem sgk để trả lời
GV: ARN có kích thước như thế nào? Nó được cấu tạo theo những nguyên tắc nào?
HS: Phải nêu được nó là đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
GV: Đơn phân của ARN có gì đặc biệt?
HS: Xem sgk để trả lời, nhận xét nhau
GV: Nhận xét và chuẩn hó kiến thức
HS: Ghi nhớ
GV: Yêu cầu hs nêu chức năng của các loại ARN
HS: Làm theo yêu cầu, nhận xét nhau
GV: Chốt ý cần ghi nhớ
HS: Ghi chép nội dung vào vở
I.ARN:
a) Cấu tạo:
-ARN được cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N, và P(Giống ADN)
-ARN là đại phân tử, caaus tạo theo nguyên tắc đa phân, mà các đơn phân là 4 loại Nu: 
A:Ađênin; U:Uraxin; G:Guanin; X: Xitôzin
b)Chức năng ARN:
- ARN thông tin(mARN): Truyền đạt thông tin quy định cấu trúc prôtêin
-ARN vận chuyển(tARN): Vận chuyển axitamin 
-ARN ribôxôm(rARN): Thành phần cấu tạo nên Ribôxôm-Nơi tổng hợp prôtêin
Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình tổng hợp ARN (16').
GV: Mô tả qúa trình tổng hợp ARN bằng mô hình tổng hợp ARN
HS: Lắng nghe, ghi nhớ
GV: Theo em ARN được tổng hợp theo những nguyên tắc nào?
HS: Cần nêu được hai nguyên tắc cơ bản là: Khuôn mẫu và bổ sung
GV: Trình tự Nu trên gen có quan hệ gì với trình tự nu trên ARN không?
HS: tro đổi và trả lời
GV: Chốt lại nội dung cần ghi nhớ
Hs: Chép nội dung chính vào vở
II.ARN được tổng hợp theo nguyên tắc nào?
-ARN được tổng hợp theo nguyên tắc khuôn mẫu (tổng hợp từ 1 mạch đơn của gen gọi là mạch khuôn)
-ARN được tổng hợp theo nguyên tắc khuôn mẫu
-Trình tự Nu trên gen quy định trình tự các Nu trên ARN. Các Nu trên ARN giống mạch bổ sung của mạch khuôn trên gen, chỉ khác T được thay bằng U
4. Củng cố: (5’)
- Cho một đoạn gen có cấu trúc sau:
-T-A-A-X-X-X-G-G-A-T- (1)
-A-T-T-G-G-G-X-X-T-A- (2)
Biết ARN được tổng hợp từ mạch 1, tìm cấu trúc của ARN được tạo thành từ đoạn mạch trên.
- Cho biết 1 Đoạn ARN có cấu trúc sau:
U-A-X-U-U-U-G-X-A-
Tìm đoạn gen tổng hợp nên đoạn ARN trên.
5. Dặn dò: (3’)
- Học bài cũ và làm bài tập sgk
- Đọc phần em có biết và xem trước bài Prôtêin
Tiết 18	Ngày soạn: ......./..... /.
PRÔTÊIN
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nêu được thành phần hóa học và chức năng của prôtêin (biểu hiện thành tính trạng).
2. Kỹ năng: 
- Tiếp tục rèn kĩ năng phân tích, so sánh.
3. Thái độ: 
- Có thái độ nghiêm túc trong tiết học
B. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực, ứng xử giao tiếp trong nhóm. 
- Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm được phân công. 
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp. 
C. Phương pháp giảng dạy: 
- Hoạt động nhóm.
- Trực quan.
D. Chuẩn bị giáo cụ: 
1. Giáo viên: Hình 18 SGK
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài mới.
E. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1’)
2. Kiểm tra bài củ: (5’)
- ARN được cấu tạo như thế nào? Nêu chức năng của ARN. 
- So sánh ADN và ARN. ARN được tổng hợp theo những nguyên tắc nào? 
3. Nội dung bài mới: 
a, Đặt vấn đề: (1’)Prôtêin hình thành nên tính trạng của sinh vật. Vậy prôtêin có cấu tạo như thế nào? Nó thực hiện những chức năng gì? Đó cũng là nội dung mà chúng ta cần tìm hiểu trong bài hôm nay.
b, Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính đa dạng và tính đặc thù của Prôtêin (14).
GV: Xem sgk để cho biết 
+Các nguyên tố tạo nên prôtêin
+Prôtêin được tạo nên theo những nguyên tắc nào?
HS: Xem sgk, trả lời, nhận xét nhau và hoàn thiện kiến thức
GV: Vì sao Prôtêin có tính đa dạng và đặc thù?
HS: Xem sgk, liên hệ bài ADN để trả lời
GV: Nhận xét, đính chính và hoàn thiện nội dung ghi nhớ.
HS: Ghi nhớ
GV: Khai thác tính đa dạng và đặc thù của Prrôtêin ở phần cấu trúc.
HS: Cùng hoạt động và ghi chép 
I.Cấu trúc của prôtêin:
-Prôtêin được cấu tạo từ 4 nguyên tố hóa học chính: C, H, O, và N
-Prôtêin là đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mà các đơn phân là 20 loại axit amin.
-Prôtêin đa dạng và đặc thù bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các axit amin.
-Prôtêin còn đa dạng và đặc thù bởi cấu trúc không gian của nó(Cấu trúc bậc 1, 2, 3, 4)
Hoạt động 2: Tìm hiểu về chức năng của Prôtêin (16'). 
GV: Yêu cầu học sinh đọc từng phần thông tin sgk để cùng giáo viên tìm ra nội dung kiến thức
HS: Đọc thông tin, tóm tắt nội dung
GV: Chuẩn hóa nội dung kiến thức
HS: Ghi chép nội dung kiến thức
GV: Các chức năng điều hòa các quá trình trao đổi chất như thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét và chốt lại kiến thức.
HS: Ghi nhớ nội dung bài học
II. Chức năng của Prôtêin:
1.Chức năng cấu trúc:
Prôtêin là thành phần cấu tạo nên tế bào chất, các bào quan và màng sinh chất của tế bào
2.Chức năng xúc tác quá trình trao đổi chất:
bản chất của Enzim là prôtêin. Chính Enzim
đã xúc tác cho những phản ứng sinh hóa giúp trao đổi chất diễn ra nhanh chóng trong tế bào.
3.Chức năng điều hòa quá trình trao đổi chất: Các Hoomôn phần lớn là prôtêin, chính hoocmon tham gia điều hòa quá trình trao đổi chất. 
4. Củng cố: (5’)
- Nhắc lại cấu trúc không gian của prôtêin
- Làm bài tập 3,4 sgk trang 56
5. Dặn dò: (3’)
- Học bài cũ, làm các bài tập 1, 2 sgk trang 56
- Học bài cũ, xem trước nội dung bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • docSINH 9 T1518 CO KNS.doc