Kiến thức:
- HS mô tả được cấu tạo sơ bộ và chức năng của ARN.
- Biết xác định những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa ADN và ARN.
- Trình bày được sơ bộ quá trình tổng hợp và nguyên tắc tổng hợp ARN.
1.2. Kĩ năng:
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
- Rèn tư duy phân tích, so sánh.
Ngày soạn: 17/10/2009 Ngày giảng: 20/10/2009 Tiết 16 Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và Arn 1/Mục tiêu 1.1. Kiến thức: - HS mô tả được cấu tạo sơ bộ và chức năng của ARN. - Biết xác định những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa ADN và ARN. - Trình bày được sơ bộ quá trình tổng hợp và nguyên tắc tổng hợp ARN. 1.2. Kĩ năng: - Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình. - Rèn tư duy phân tích, so sánh. 2. chuẩn bị - GV: + Tranh phóng to các hình: 17.1, 17.2/sgk + Mô hình về hoạt động ARN. - HS: Nghiên cứu trươcs bài mới 3/ phương pháp - Quan sát tìm tòi nghên cứu. Đàm thoại. - Hoạt động nhóm. 4/ Tiến trình dạy học 4.1. Tổ chức: 4.2. Kiểm tra bài cũ: ? HS1: Hãy mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN ? quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc nào? ?HS 2: Bản chất gen là gì ? Nêu chức năng của gen ? ? HS3: Chữa bài 4/50 4.3. Bài mới. Mở bài: ngoài chức năng mang và truyền đạt thông tin di truyền, gen còn có chức năng tổng hợp nên ARN. Vậy mối quan hệ giữa gen và ARN như thế nào? Hoạt động 1: ARN( Axit ribonuclêic) Mục tiêu: HS mô tả được cấu tạo sơ bộ và chức năng của ARN. Phân biệt được điểm giống nhau và khác nhau cơ bản của ADN của ARN. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV: yêu cầu hs đọc thông tin phần I, trả lời câu hỏi: ? Có mấy loại ARN ? Dựa trên cơ sở nào người ta chia ARN thành các loại khác nhau. - GV: Đưa bài tập: Chọn tên ARN gắn vào chỗ chấm cho phù hợp: a/............. cấu tạo nên ribôxôm nơi tổng hợp prôtêin. b/............. truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của Prôtêin cần tổng hợp. c/............. vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin. - GV: Gt: axit amin là các đơn phân trong phân tử protein. -GV: nhận xét, bổ sung. - GV: Y/c HS n/c tiếp thông tin SGK về cấu tạo ARN + quan sát mô hình phân tử ARN -> trả lời câu hỏi: ? ARN có thành phần hoá học như thế nào? Trình bày cấu tạo ARN? - GV: Nhận xét và chốt kiến thức. - GV: Yêu cầu hs quan sát mô hình ADN và ARN, thu thập thông tin-> thảo luận nhóm hoàn thành bảng so sánh ARN với ADN. - GV đưa bảng so sánh lên bảng -> gọi đại diện nhóm lên điền. - GV nhận xét, đánh giá, chốt lại đáp án đúng: - HS: tự thu nhận thông tin nêu được: + Dựa vào chức năng DT của ARN, ARN được chia làm 3 loại: mARN, tARN, rARN. - 1 HS lên chọn tên để gắn-> HS khác nhận xét, bổ sung. a/ rARN b/ mARN c/ tARN - HS n/c tt + quan sát mô hình -> trả lời câu hỏi. Đại diện vài hs phát biểu, hs khác nhận xét bổ sung. -> Y/c nêu được: + ARN được cấu tạo từ: C, H, O, N, P thuộc loại đại phân tử (nhỏ hơn ADN) + ARN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm 4 loại đơn phân: A, U, G, X chỉ có một mạch. - HS quan sát mô hình, thảo luận nhóm -> hoàn thành bảng so sánh - Đại diện nhóm lên điền -> nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bảng so sánh ARN với ADN. Đặc điểm ARN ADN Số mạch đơn. 1 2 Các loại đơn phân A, U, G, X A, T, G, X Khối lượng, kích thước Nhỏ Lớn Tiểu kết: * ARN( axit ribo nuclêic) thuộc loại axit nuclêic, có 3 loại : + mARN (ARN thông tin) truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của Prôtêin cần tổng hợp. + tARN (ARN vận chuyển) vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin. + rARN ( ARN riboxom) cấu tạo nên ribôxôm nơi tổng hợp prôtêin. * Cấu tạo: - ARN được cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N, P ,thuộc loại đại phân tử (nhỏ hơn ADN) - ARN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm 4 loại đơn phân: A, U, G, X chỉ có một mạch. Hoạt động 2: ARN được tổng hợp theo nguyên tắc nào ? Mục tiêu: trình bày được quá trình tổng hợp và nguyên tắc tổng hợp ARN. - GV: yêu cầu hs nghiên cứu thông tin, quan sát hình 17.2, mô hình trao đổi nhóm trả lời câu hỏi:(PHT) ? ARN được tổng hợp ở kì nào của chu kì tế bào? ở đâu? dựa trên cơ sở nào? ? ARN được tổng hợp dựa vào một mạch đơn hay hai mạch đơn của gen? ? Các loại nuclêotit nào liên kết với nhau tạo thành mạch ARN? ? Nhận xét trình tự các đơn phân trên ARN so với mỗi mạch đơn của gen? ? Quá trình tổng hợp ARN theo những nguyên tắc nào? ? Nêu mối quan hệ giữa gen – ARN? - GV: tổ chức thảo luận toàn lớp. - GV: mô tả quá trình tổng hợp ARN dựa vào hình 17.1 hoặc mô hình. - GV: sử dụng thông tin mục “ em có biết” phân tích tARN và rARN sau khi được tổng hợp sẽ tiếp tục tạo thành cấu trúc bậc cao hơn. - GV: chốt lại kiến thức. - HS: sử dụng thông tin sgk + quan sát tranh,mô hình -> thảo luân nhóm trả lời câu hỏi, yêu cầu nêu được: + ARN được tổng hợp tại kì trung gian nhiễm sắc thể. + ARN được tổng hợp từ ADN. + ARN tổng hợp dựa vào 1 mạch đơn của gen + Các Nu trên mạch khuôn của ADN và các Nu tự do của môi trường nội bào liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A – U, T – A, G – X, X – G. + ARN có trình tự tương ứng với mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung, hay giống như trình tự các Nu trên mạch bổ sung với mạch khuôn(chỉ khác T được thay bằng U)-> mARN được xem là bản sao của gen cấu trúc ( hay quá trình tổng hợp mARN được gọi là quá trình phiên mã hay sao mã) Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. - HS: lắng nghe kiến thức ghi nhớ kiến thức. Tiểu kết: * Quá trình tổng hợp ARN diễn ra tại nhiễm sắc thể ở kì trung gian. * Quá trình tổng hợp ARN: + Gen tháo xoắn, tách dần thành 2 mạch đơn. + Các nuclêotit ở mạch khuôn liên kết với nuclêotit tự do theo nguyên tắc bổ sung. + Khi tổng hợp xong ARN tách ra khỏi gen đi ra chất tế bào. * Nguyên tắc tổng hợp: - Khuôn mẫu: dựa trên một mạch đơn của gen. - Bổ sung: A – U, T – A, G – X, X – G. * Mối quan hệ gen – ARN: trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn quy định trình tự các nuclêôtit trên ARN. 4.4. Củng cố. - HS đọc KL/SGK - GV: sử dụng phiếu học tập có nội dung như sau. 1/Khoanh tròn vào chữ cái chỉ câu trả lời đúng. 1)Quá trình tổng hợp ARN xảy ra ở : Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Loại ARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyên: tARN rARN mARN Cả a,b,c Một đoạn mạch ARN có trình tự: - A – U – G – X – U – U – G – A – a. Xác định trình tự các nuclêôtit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn ARN trên. b. Nếu bản chất mối quan hệ gen – ARN. 4.5. Hướng dẫn về nhà. + Học bài theo nội dung sgk. + Làm câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5 vào vở bài tập. + Đọc mục “em có biết” + Nghiến cứu bài mới : Prôtêin. 5. rút kinh nghiệm ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: