Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 2 - Bài 2: Lai một cặp tính trạng

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 2 - Bài 2: Lai một cặp tính trạng

1. Kiến thức:

- Phát biểu được nội dung quy luật phân li.

- Nêu được ý nghĩa của qui luật phân li.

2. Kỹ năng:

- Phát triển kĩ năng phân tích kênh hình.

- Có kĩ năng phân tích số liệu, tư duy toán học.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1027Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 2 - Bài 2: Lai một cặp tính trạng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết thứ : 2 
	Ngày soạn:17/8/2010	Ngày dạy: 19/8/2010
Bài 2: lai một cặp tính trạng
I. Mục tiêu bài dạy:
 1. Kiến thức :
- Phát biểu được nội dung quy luật phân li.
- Nêu được ý nghĩa của qui luật phân li.
2. Kỹ năng :
- Phát triển kĩ năng phân tích kênh hình.
- Có kĩ năng phân tích số liệu, tư duy toán học.
3. Thái độ:
 Củng cố niềm tin vào khoa học khi nghiên cứu tính quy luật của hiện tượng di truyền.
II.Phương pháp dạy học:
 	Sử dụng phương pháp hỏi đáp tìm tòi và hoạt động nhóm.
III. Chuẩn bị phương tiện và thiết bị dạy học:
* Phương tiện:
 SGK, SGV, Giáo án, Sách tham khảo.
* Chuẩn bị:
- Giáo viên: 
 + Tranh phóng to H 2.1, 2.2, 2.3 SGK trang 8- 9.
- Học sinh: 
 Đọc trước bài 2- SGK trang 8 và trả lời câu hỏi trang 10 SGK.
IV. Tiến trình bài giảng:
1. ổn định tổ chức (1 phút): Lớp 9A: 
 Lớp 9B: 
2.Kiểm tra đầu giờ: (5 phút)
 Câu 1:Trình bày nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men Đen?
 Câu 2: Nêu các thuật ngữ và ghi lại các kí hiệu lên bảng.
3. Bài mới: (35 phút) 
 ĐVĐ: GV cho học sinh trình bày nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men Đen. Vậy sự di truyền các tính trạng của bố mẹ cho con cháu như thế nào ?
Hoạt động 1. (17 phút)
 Thí nghiệm của Men Đen.
- Mục tiêu:
+ Học sinh hiểu và trình bày được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Men Đen.
+ Nêu khái niệm kiểu hình, tính trội, tính lặn.
- Tiến hành: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
-GV treo tranh hình 2.1 giới thiệu sự thụ phấn nhân tạo trên hoa đậu Hà Lan, nhấn mạnh đây là công việc mà Men Đen tiến hành rất công phu, cẩn thận, tỉ mỉ.
-Giáo viên nêu câu hỏi:
?Tại sao Men Đen chọn đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu?
?Men Đen cắt bỏ nhị ở cây mẹ nhằm mục đích gì?
-Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành ẹ 1 bảng 2 trang 8.
-Giáo viên yêu cầu 1 học sinh lên bảng điền kết quả bảng 2
-GV sử dụng bảng 2 để phân tích các khái niệm: kiểu hình, tính trạng trội, tính trạng lặn
?Các tính trạng hoa đỏ, thân cao, quả lục gọi là gì?
?Các tính trạng hoa trắng, thân lùn, quả vàng gọi là gì?
-Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét:
? Số loại kiểu hình ở F1 ?
? Số loại và tỷ lệ kiểu hình ở F2 (Tỷ lệ 3:1 đúng khi số lượng cá thể lớn, P thuần chủng, tính trội phải trội hoàn toàn)
-Giáo viên nhận xét nếu thay đổi vị trí các giống làm bố hay làm mẹ thì kết quả vẫn không thay đổi. Điều này chứng tỏ vai trò của bố mẹ trong di truyền là ngang nhau.
-GV yêu cầu học sinh thực hiện ẹ2
 -Giáo viên ý học sinh nhắc lại nội dung bài tập.
-Giáo viên chốt kiến thức.
-Học sinh nhớ thí nghiệm.
-Hoạt động cá nhân 1 phút trả lời
+Đậu Hà Lan có tính tự thụ phấn cao.
+Ngăn ngừa tự phấn, 
-Học sinh hoạt động cá nhân (2 phút), lớp theo dõi nhận xét.
-Học sinh dựa vào bảng 2 nêu.
-Học sinh ghi nhớ khái niệm.
-Học sinh thảo luận nhóm bàn 2 phút thống nhất ý kiến trả lời.
-Học sinh dựa vào kết quả bảng 2 trả lời.
+F1 1 loại (đồng tính)
+F2 2 loại (phân tính) theo tỷ lệ 3:1
-Học sinh lựa chọn từ hay cụm từ điền vào chỗ trống.
+Đồng tính.
+ 3 trội : 1 lặn. 
-Học sinh khác lên thuyết minh trên sơ đồ hình 2.2
-1 vài học sinh đọc nội dung bài tập, học sinh khác lên trình bày trên sơ đồ hình 2.2 
I. Thí nghiệm của Men Đen:
1.Thí nghiệm:
-Lai giữa các giống đậu Hà Lan khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản.
VD
P:Hoa đỏ x Hoa trắng
F1 Hoa đỏ
F2:3 hoa đỏ: 1 hoa trắng
2.Các khái niệm:
- Kiểu hình: là tập hợp các tính trạng của cơ thể sinh vật.
-Tính trạng trội: là tính trạng được biểu hiện ở F1.
-Tính trạng lặn: là tính trạng không được biểu hiện ở F1 mà đến F2 mới được biểu hiện.
3. Kết luận:
Bài tập điền từ SGK trang 9
Hoạt động 2.(18 phút)
 Men Đen giải thích kết quả thí nghiệm.
- Mục tiêu: 
 Học sinh giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Men Đen phát biểu được nội dung quy luật phân li. 
- Tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
-Giáo viên nêu quan niệm đương thời Men Đen về sự di truyền hoà hợp.
-Quan niệm của Men Đen về giao tử thuần khiết.
-Nguyên nhân nào dẫn đến kết quả F1 đồng tính, F2 phân tính theo tỷ lệ 3:1?
-Giáo viên treo tranh hình 2.3 yêu cầu học sinh QS, kết hợp nghiên cứu „ trả lời
-Giáo viên chốt kiến thức dưới dạng sơ đồ lai.
1.Chữ cái A,a quy định cái gi
-Giáo viên nhấn mạnh quy ước chữ cái in hoa gen trội, chữ cái in thường tương ứng gen lặn.
2.Trong tế bào dinh dưỡng các nhân tố di truyền tồn tại như thế nào?
3.Trong giao tử các nhân tố di truyền tồn tại và khác tế bào dinh dưỡng như thế nào?
4.Các nhân tố di truyền được tổ hợp như thế nào?
5.Tỉ lệ các loại giao tử ở F1? Tỉ lệ các loại tổ hợp giao tử ở F2? Tỉ lệ kiểu hình F2?
-GV cung cấp cho HS:
 /Khái niệm alen: Là trạng thái khác nhau của cùng một gen.
/Cặp alen: hai alen giống nhau hay khác nhau thuộc cùng một gen trong cặp NST tương đồng ở sinh vật lưỡng bội: AA, Aa, aa.
-Giáo viên chốt kiến thức dưới dạng sơ đồ lai
?Tại sao F2 lại có tỷ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng
-Giáo viên hoàn thiện kiến thức.
-Phát biểu nội dung quy luật phân li? 
HS hoạt động nhóm HS thảo luận nhóm bàn 3 phút: N1, N3, N5.Câu1,2, 3.
+N2, N4, N6 câu 4, 5.
Các nhóm thống nhất ý kiến, đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung.
-Quy ước nhân tố di truyền.
-Sự tồn tại của nhân tố di truyền trong tế bào.
-Trong tế bào sinh dưỡng nhân tố di truyền tồn tại từng cặp: AA, aa, Aa
-Trong giao tử nhân tố di truyền tồn tại một mình A hoặc a.
-Một giao tử đực kết hợp với 1 giao tử cái.
-F1 có hai loại giao tử, tỷ lệ 1A:1a.
-F2 có 3 loại tổ hợp theo tỷ lệ: 1A: 2Aa: 1aa.
-F2 có tỷ lệ kiểu hình 3đỏ: 1 trắng.
- Vì hợp tử aa biểu hiện kiểu hình trội giống hợp tử AA.
-Men Đen giải thích kết quả thí nghiệm bằng sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng trong thụ tinh. Đó là cơ chế di truyền các TT.
-kết luận SGK trang 9
II. Men Đen giải thích kết quả thí nghiệm:
1.Giải thích:
+Qui ước:
- Gen A hoa đỏ.
- Gen a hoa trắng.
+Cây đậu hoa đỏ thuần chủng có kiểu gen AA.
Cây đậu hoa trắng thuần chủng có kiểu gen aa.
+Sơ đồ lai:
P: Hoa đỏ x Hoa trắng.
 AA aa
G: A a
F1: Aa: Hoa đỏ
Cho F1 x F1: Aa x Aa
Gf1: A, a A, a.
F2:
 ♂
♀
A
a
A
AA.
Hoa đỏ
Aa
Hoa đỏ
a
Aa
Hoa đỏ
aa
Hoa trắng
+Kết luận:
F2Kiểu gen: 1AA: 2Aa: 1aa
Kiểu hình: 3đỏ: 1trắng.
+Men Đen đã giải thích: Các kết quả thí nghiệm của mình bằng sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền qui định cặp tính trạng tương phản thông qua các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh.
2.Qui luật phân li:
 Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
4. Kiểm tra - Đánh giá:(3 phút). 
Câu1: Phân biệt tính trạng trội, tính trạng lặn cho VD minh hoạ.
Câu2: GV hướng dẫn HS bài tập số 4 SGK - trang 10.
+ Phân tích đầu bài:
-Phép lai P thuần chủng.
-Tính trội, tính lặn: Dựa vào kiểu hình của F1->Mắt đen trội hoàn toàn so với mắt đỏ, cần viết sơ đồ lai để xác định tỉ lệ kiểu hình và kiểu gen ở F2.
+Học sinh điền vào chỗ trống hoàn thành bài tập sau:
* Qui ước: Gen A mắt..
 Gen a mắt.. 
* Cá Kiếm mắt đen thuần chủng có kiểu gen..
 Cá Kiếm mắt đỏ thuần chủng có kiểu gen..
* Sơ đồ lai: 
 P: Mắt đen x Mắt đỏ.
 AA ..
 G: .. .. 
F1: ..(Mắt đen).
Cho F1 x F1: Aa x Aa
Gf1: .. ..
Lập bảng F2:
 F2:
 ♂
♀
A
a
A
AA.
..
..
Mắt đen
a
Aa
..
..
Mắt đỏ.
+Kết luận:
F2: - Kiểu gen: 1AA: 2Aa: 1aa
 - Kiểu hình: 3 ..: 1..
5. Dặn dò:(1 phút).
- Học bài và trả lời theo câu 1, 2, 3 SGK - trang 10.
- Làm bài tập số 4 SGK - trang 10.
- Soạn bài 3 : lai một cặp tính trạng ( tiếp theo )
V. Rút kinh nghiệm giờ dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docthut2.doc