Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 3 - Bài 3: Lai một cặp tính trạng ( tiếp theo )

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 3 - Bài 3: Lai một cặp tính trạng ( tiếp theo )

 1. Kiến thức:

- Nêu được ý nghĩa của qui luật phân li.

- Nêu được ứng dụng của qui luật phân li.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng phân tích và so sánh cho học sinh

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm và kĩ năng viết sơ đồ lai.

3. Thái độ: Học sinh ứng dụng trội không hoàn toàn vào lĩnh vực sản xuất

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1107Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 3 - Bài 3: Lai một cặp tính trạng ( tiếp theo )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ : 3 
	Ngày soạn: 23/8/2010	Ngày dạy24/8/2010
Bài 3: lai một cặp tính trạng ( tiếp theo )
I. Mục tiêu bài dạy:
 1. Kiến thức :
- Nêu được ý nghĩa của qui luật phân li.
- Nêu được ứng dụng của qui luật phân li.
2. Kỹ năng : 
- Rèn kĩ năng phân tích và so sánh cho học sinh 
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm và kĩ năng viết sơ đồ lai.
3. Thái độ: Học sinh ứng dụng trội không hoàn toàn vào lĩnh vực sản xuất
II.Phương pháp dạy học:
 	Sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi và phương pháp so sánh. 
III. Chuẩn bị phương tiện và thiết bị dạy học:
* Phương tiện:
 SGK, SGV, Giáo án, Sách tham khảo.
* Chuẩn bị:
- Giáo viên:
 +Tranh minh hoạ phép lai phân tích , tranh phóng to hình 3 SGK.
- Học sinh: Học bài, chuẩn bị câu hỏi theo SGK.
IV. Tiến trình bài giảng:
1. ổn định tổ chức lớp((1phút).Lớp 9A: Lớp9C:
 Lớp 9B: 
2.Kiểm tra đầu giờ(5 phút).
Câu1: Phát biểu nội dung của quy luật phân ly.
Câu2: Bài tập số 4 SGK – Trang 10.
3. Bài mới (35 phút).
Hoạt động 1(15 phút).
 Lai phân tích.
- Mục tiêu:
 +Trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích.
- Các bước tiến hành: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
-Yêu cầu: HS nêu tỉ lệ các loại giao tử ở F2 trong thí nghiệm của Men Đen.
-Từ kết quả trên GV phân tích các khái niệm: kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp.
-GV yêu cầu xác định kết quả của các phép lai:
P: Hoa đỏ x Hoa trắng 
 AA aa 
P: Hoa đỏ x Hoa trắng 
 Aa aa
-GV chốt kiến thức: hoa đỏ có 2 kiểu gen: AA và aa làm thế nào để xác định được kiểu gen mang tính trạng trội người ta dùng phép lai phân tích.
-Hoàn thành bài tập điền từ SGK- Trang 11.
? Vậy thế nào phép lai phân tích?
-Mục đích của lai phân tích là tìm ra được cá thể mang tính trạng trội. 
-Học sinh trả lời được 
Hợp tử ở F2 có tỉ lệ:
1AA : 2aa : 1aa.
-HS ghi nhớ khái niệm:
-Các nhóm thảo luận và viết sơ đồ lai của 2 trường hợp và nêu kết quả của từng loại.
-Gọi đại diện 2 nhóm lên viết sơ đồ lai, nhóm khác bổ sung. 
-HS lần lượt điền từ vào các khoảng trống theo thứ tự:
1:Trội.
2: Kiểu gen.
3:Lặn.
4: Đồng hợp.
5:Dị hợp. 
III. Lai phân tích :
1.Một số khái niệm:
-Kiểu gen: là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể.
- Thể đồng hợp: kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau(AA, aa, BB...)
-Thể dị hợp : kiểu gen chứa cặp gen tương ứng khác nhau( Aa, Bb)
2. Phép lai phân tích:
- Lai phân tích: là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.
+Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp.
+Nếu kết quả phép lai là phân tính theo tỉ lệ 1:1 thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp. 
Hoạt động 2. (8 phút).
 ý nghĩa của tương quan trội lặn.
- Mục tiêu: Nêu được vai trò của quy luật phân li với đời sống. 
- Tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
-Yêu cầu HS nghiên cứu „ SGK- Trang 11, thảo luận và trả lời:
?Nêu tương quan trội lặn trong thí nghiệm?
? Xác định tính trạng trội và tính trạng lặn nhằm mục đích gì ? có ý nghĩa gì trong sản xuất?
? Muốn xác định giống thuần hay không, phải thực hiện phép lai nào ?
?ý nghĩa của phép lai phân tích trong chọn giống?
HS thu thập „ và xử lý „ thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và nêu được:
-Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung 
-Dùng phép lai phân tích.
IV.ý nghĩa tương quan trội, lặn :
-Trong thí nghiệm mối tương quan trội lặn là phổ biến.
-Tính trạng trội thường là tính trạng tốt, cần xây dựng tính trạng trội và tập hợp nhiều gen quý vào một kiểu gen tạo giống mới có ý nghĩa trong kinh tế. 
- Trong chọn giống sử dụng phép lai phân tích để kiểm tra độ thuần chủng của giống.
Hoạt động 3 (12 phút).
 Trội không hoàn toàn:
- Mục tiêu:
 Học sinh phân biệt được hiện tượng di truyền trội không hoàn toàn với trội hoàn toàn. 
- Tiến hành: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
-Quan sát hình 3 SGK- trang 12, nghiên cứu „ trả lời câu hỏi:
?Nêu sự khác nhau về kiểu hình ở F1 và F2 giữa trội không hoàn toàn với thí nghiệm của Men Đen.
-Yêu cầu học sinh làm bài tập điền từ theo ẹ2:
-Y/C HS đọc to bài làm của mình
? Vậy thế nào là trội không hoàn toàn ?
- Gọi học sinh đọc kết luận SGK.
HS thu thập „ và xử lý „ kết hợp với quan sát kênh hình, xây dựng được kiểu hình của trội không hoàn toàn:
+F1 : tính trạng trung gian.
+F2 : 1 trội:2 trung gian: 1 lặn.
-HS điền được các cụm từ vào bài tập:
/tính trạng trung gian.
/ 1:2:1 .
V.Trội không hoàn toàn: 
Trội không hoàn toàn : là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ, còn F2 có tỉ lệ kiểu hình là 1:2:1.
-Kết luận : SGK trang 13.
4. Kiểm tra - Đánh giá (3 phút).
	Bài tập trắc nghiệm:
1. Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích, kết quả thu được là:
	a. Toàn quả vàng.
	b. Toàn quả đỏ.
	c. 1 quả đỏ : 1 quả vàng.
	d. 3 quả đỏ : 1 quả vàng. Đáp án : 1- b.
2. ở đậu Hà Lan, gen A quy định tính trạng thân cao, gen a quy định tính trạng thân thấp. Cho lai cây thân cao với cây thân thấp F1 thu được 51% cây thân cao và 49% cây thân thấp, kiểu gen của phép lai trên là:
	a. P: AA x aa.
	b. P: AA x Aa.
	c. P: Aa x Aa.
	d. P: Aa x aa. Đáp án: 2- d.
5. Dặn dò và hướng dẫn học bài(1phút).
- Học bài và trả lời theo câu 1, 2, 3 SGK - trang 10.
- Làm bài tập số 3 -4 SGK - trang 13.
- Soạn bài 4 : lai hai cặp tính trạng.
V. Rút kinh nghiệm giờ dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docthut3.doc