Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Tiết 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)

Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Tiết 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)

a. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được:

- Khái niệm kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp.

- Hiểu được và trình bày được nội dung, mục đích, ứng dụng của phép lai phân tích.

- Hiểu được và giải thích được vì sao quy luật phân ly chỉ đúng trong những điều kiện nhất định. Nêu được ý nghĩa của quy luật phân ly đối với lĩnh vực sản xuất.

- Hiểu được và phân biệt được sự di truyền trội không hoàn toàn (di truyền trung gian) với di truyền trội hoàn toàn.

 

doc 9 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 6045Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Tiết 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30.8.09 	Ngày giảng: 9G//. 
TIẾT 3:
 LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG 
 (TIẾP THEO)
Mục tiêu:
Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
 Khái niệm kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp. 
Hiểu được và trình bày được nội dung, mục đích, ứng dụng của phép lai phân tích. 
Hiểu được và giải thích được vì sao quy luật phân ly chỉ đúng trong những điều kiện nhất định. Nêu được ý nghĩa của quy luật phân ly đối với lĩnh vực sản xuất. 
Hiểu được và phân biệt được sự di truyền trội không hoàn toàn (di truyền trung gian) với di truyền trội hoàn toàn.
Về kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh. 
Về thái độ: Giáo dục thái độ say mê, yêu thích và nghiêm túc khi học bộ môn.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Chuẩn bị của giáo viên: 
 Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học lớp 9
	 Tranh vẽ phóng to các hình 3 trang 12
	Bảng phụ bảng, phiếu học tập
Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài mới
Tiến trình bài dạy:
* Ổn định tổ chức: 9G:..
a. Kiểm tra bài cũ: (5’ - kiểm tra miệng)
?HSTB: Kiểu hình là gì? Phát biểu nội dung quy luật phân ly? Tại sao ở F2 lại xuất hiện tỉ lệ 3 trội: 1 lặn?
Kiểu hình (3 điểm): là tổ hợp toàn bộ tính trạng của cơ thể.
Quy luật phân ly (4 điểm): Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân ly về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
F2 xuất hiện tỷ lệ 3 trội: 1 lặn (3 điểm): vì do trong kiểu gen AA và Aa đều có chung kiểu hình trội nên dù trong tổ hợp kiểu gen 1AA: 2Aa:1aa thì kiểu hình của AA và Aa đều là trội.
Đặt vấn đề vào bài mới: 
?Một em hãy giải thích kết quả thí nghiệm phép lai một cặp tính trạng trên đậu Hà lan của Men đen bằng sơ đồ lai? (GV cho ghi vào bảng phụ)
Þ Trong phép lai một cặp tính trạng được Men đen giải thích bằng sơ đồ lai. Vậy bằng cách nào, Men đen phân biệt được cá thể mang tính trạng trội, tính trạng lặn, tương quan trội lặn có ý nghĩa như thế nào?Ta xét bài hôm nay:
b.Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức trọng tâm
GV
Chuyển:Khi F1 tự thụ phấn thì những cây mang tính trạng trội có cả những cây thuần chủng và có cả những cây không thuần chủng. Do đó để phân biệt, ông dùng phép lai phân tích. Vậy lai phân tích là gì? Ta xét nội dung thứ nhất của bài:	
III. Lai phân tích: (14’)
Hoạt động I: Tìm hiểu về phép lai phân tích
Mục tiêu: Học sinh nắm đượcnội dung, mục đích, ứng dụng của phép lai phân tích. Hiểu và giải thích được vì sao quy luật phân li chỉ đúng trong những điều kiện nhất định.
Thực hiện: Hoạt động nhóm kết hợp hoạt động độc lập của học sinh.
TB
GV
KG
KG
TB
TB
NH
NH
NH
TB
TB
(HS nghiên cứu thông tin mục III/trang 11 kết hợp quan sát sơ đồ lai trên bảng phụ về phép lai một cặp tính trạng)
Từ sơ đồ lai, hãy cho biết: Kiểu hình hoa trắng, hoa đỏ do những cặp nhân tố di truyền nào quy định?
Hoa đỏ: do cặp nhân tố di truyền AA, Aa (vì chữ cái in hoa quy định nhân tố di truyền trội quy định tính trạng trội).
Hoa trắng: do cặp nhân tố di truyền aa (vì chữ in thường quy định nhân tố di truyền lặn quy định tính trạng lặn).
Như vậy: Ở đậu Hà lan, ngoài cặp nhân tố di truyền AA, Aa quy định tính trạng màu sắc hoa, còn có rất nhiều cặp nhân tố di truyền khác quy định các tính trạng khác. Ví dụ như BB, Bb, CC, Cc, DD, Dd,
® Tất cả các cặp nhân tố di truyền đó được gọi là kiểu gen.
Vậy kiểu gen là gì?
Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các gen nằm trong tế bào của cơ thể.
Þ Thông thường khi nói tới kiểu gen của cơ thể, người ta chỉ xét vài cặp gen liên quan đến tính trạng được quan tâm nghiên cứu.
Ví dụ: Kiểu gen AA quy định kiểu hình hoa đỏ.
 Kiểu gen aa quy định kiểu hình hoa trắng.
Từ sơ đồ lai, cho biết kiểu gen nào có cặp tương ứng giống nhau? Kiểu gen nào có cặp tương ứng không giống nhau? 
Giống nhau: AA, aa Þgọi là thể đồng hợp
Khác nhau: Aa Þ gọi là thể dị hợp.
Vậy thế nào là thể đồng hợp? Có mấy loại thể đồng hợp?
Thể đồng hợp là kiểu gen chứa cặp gen gồm hai gen giống nhau.
Có hai loại thể đồng hợp:
Đồng hợp trội: ví dụ AA, BB, CC, DD,
Đồng hợp lặn: aa, bb, cc, dd,
Thể dị hợp phân biệt với thể đồng hợp ở điểm nào?
Thể dị hợp là kiểu gen chứa cặp gen gồm hai gen khác nhau.
Ví dụ: Aa, Bb, Cc, Dd,
® Thể đồng hợp hay còn gọi là cơ thể mang tính trạng thuần chủng.
® Thể dị hợp hay còn gọi là cơ thể mang tính trạng không thuần chủng.
GV: Trong thí nghiệm của Men đen: tính trạng trội hoa đỏ ở F2 do kiểu gen AA, Aa quy định. Vậy khi cho tính trạng hoa đỏ lai với tính trạng tương phản thì kết quả như thế nào? Để biết điều đó cả lớp nghiên cứu lệnh/ sgk trang 11
Để giải quyết lệnh/sgk trang 11, cả lớp hoạt động nhóm. Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi lệnh?
Câu 1: Xác định kết quả của phép lai sau:
P: Hoa đỏ × Hoa trắng
 AA aa
 G: A a
F1: Aa( hoa đỏ)
 Tỉ lệ kiểu gen: 100% Aa
 Tỉ lệ kiểu hình: 100% hoa đỏ
P: Hoa đỏ × Hoa trắng
 Aa aa
G: A, a a
F1: Aa, aa
Tỉ lệ kiểu gen: 50% Aa, 50% aa
Tỉ lệ kiểu hình: 50% hoa đỏ, 50% hoa trắng.
 (GV gọi nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung theo đáp án trên).
Câu 2: Làm thế nào để xác được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội?
Để xác định được kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội, cần phải thực hiện phép lai phân tích: nghĩa là lai nó với cơ thể mang tính trạng lặn:
Nếu kết quả của phép lai có: 
100% cá thể mang tính trạng trội thì đối tượng có kiểu gen thể đồng hợp (thuần chủng)
50% trội, 50% lặn thì đối tượng có kiểu gen ở thể dị hợp (không thuần chủng)
(GV gọi nhóm báo cáo theo đáp án trên)
Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:
“Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen ở thể đồng hợp trội, còn kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp”
(Chữ in đậm gạch chân là những từ cần điền)
(GV gọi các nhóm báo cáo nội dung câu hỏi 3 theo đáp án)
Từ kết quả thảo luận trên, em hiểu như thế nào là phép lai phân tích?
Lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp trội, còn kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp).
Người ta dùng phép lai phân tích với mục đích gì?
Để xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội
Kiểu gen là toàn bộ các gen nằm trong tế bào của cơ thể.
Thể đồng hợp: là kiểu gen chứa cặp gen gồm hai gen giống nhau.
Có hai loại thể đồng hợp: 
Đồng hợp trội: AA, BB
Đồng hợp lặn: aa, bb,
Thể dị hợp: là kiểu gen chứa cặp gen gồm hai gen khác nhau.
Ví dụ: Aa, Bb, Cc,..
Lai phân tích: là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp trội, còn kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp..
GV
Chuyển:Tính trạng trội - lặn có mối tương quan mật thiết. Vậy mối tương quan này có ý nghĩa như thế nào? Ta xét:
II. Ý nghĩa của tương quan trội lặn: (9’)
Hoạt động II: Tìm hiểu về ý nghĩa của tương quan trội lặn
Mục tiêu: HS nắm được ý nghĩa của tương quan trội lặn, đặc biệt trong công tác chọn giống, giải thích được điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân ly.
Thực hiện: Hoạt động độc lập của học sinh.
TB
TB
KG
TB
KG
KG
TB
(HS nghiên cứu thông tin mục IV trang 11)
Từ thông tin em có nhận xét gì về tương quan trội lặn ở cơ thể thực vật, động vật, người?
là hiện tượng phổ biến ở trong giới sinh vật.
Một em lấy ví dụ về tương quan trội lặn?
Cà chua (thực vật): 
Tính trạng trội như quả đỏ, nhẵn, thân cao.
Tính trạng lặn như quả vàng, có lông tơ, thân thấp
Chuột lang (động vật):
Tính trạng trội như lông đen, ngắn
Tính trạng lặn như lông trắng, dài.
Ở người: 
Tính trạng da trắng, mắt đen là trội.
Tính trạng da đen, mắt nâu là lặn.
Theo em, trong tương quan trội lặn, tính trạng nào thường là tính trạng tốt hơn? 
Thường tính trạng tốt là tính trạng trội
Tính trạng xấu là tính trạng lặn.
Vậy tương quan trội lặn có ý nghĩa gì trong chọn giống?
Trong chọn giống, cần phát hiện các tính trạng trội để tập trung các gen trội về cùng một kiểu gen nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế
Để xác định được tương quan trội lặn của một cặp tính trạng tương phản, người ta thường dùng phương pháp nào?
Phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men đen
GV: 
Nếu một cặp tính trạng thuần chủng tương phản ở P có tỉ lệ phân ly kiểu hình ở F2 là 3: 1 thì kiểu hình chiếm tỉ lệ ¾ là tính trạng trội, ¼ là tính trạng lặn.
Để tránh sự phân ly tính trạng trong sản xuất, trong đó có thể xuất hiện nhiều tính trạng xấu ảnh hưởng đến năng xuất vật nuôi cây trồng, người ta phải kiểm tra độ thuần chủng của giống.
Làm thế nào để kiểm tra độ thuần chủng của giống?
Dùng phép lai phân tích
 Nhắc lại nội dung của quy luật phân ly? Theo em, quy luật phân ly chỉ nghiệm đúng trong những điều kiện như thế nào?
Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân ly về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
Quy luật chỉ nghiệm đúng trong điều kiện:
P phải thuần chủng
Tính trạng đem lai phải trội hoàn toàn.
Số cá thể lai thu được phải đủ lớn.
Tương quan trội – lặn là hiện tượng phổ biến trong giới sinh vật.
Þ Trong đó tính trạng trội thường là tính trạng tốt.
Trong chọn giống cần phát hiện các tính trạng tốt để tập trung các kiểu gen trội về cùng một kiểu gen nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế.
GV
Chuyển:Trong thí nghiệm Men đen đã tiến hành trên nhiều loài sinh vật với nhiều cặp tính trạng tương phản khác nhau. Người ta đã phát hiện ra ngoài tính trạng trội hoàn toàn, còn có tính trạng trội không hoàn toàn. Vậy hai hiện tượng này khác nhau ở những đặc điểm như thế nào? Ta xét:
Trội không hoàn toàn:(11’)
Hoạt động II: Tìm hiểu về hiện tượng trội không hoàn toàn
Mục tiêu: HS nắm được phân biệt được trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn.
Thực hiện: Hoạt động độc lập
TB
KG
TB
TB
TB
KG
HS nghiên cứu thông tin mục V trang 12 kết hợp quan sát hình 3 trang 12)
GV treo hình 3 song song với sơ đồ lai trên góc bảng phụ.
Từ sơ đồ lai và hình 3, cho biết sự khác nhau về kiểu hình ở F1 và F2 giữa trội không hoàn toàn với thí nghiệm của Men đen?
Thí nghiệm của Men đen: 
F1: 100% hoa đỏ
F2: 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng
Trội không hoàn toàn:
F1: 100% hoa hồng
F2: 1 hoa đỏ: 2 hoa hồng: 1 hoa trắng.
 (trung gian)
Từ sự khác nhau về kiểu hình ở F1 và F2 trong hai trường hợp, em hãy hoàn thành bài tập bằng cách điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
“ Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền, trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ, còn ở F2 có tỉ lệ kiểu hình là 1 trội: 2 trung gian: 1 lặn”
 (GV gọi HS lên làm bài tập)
Vậy em hiểu thế nào là trội không hoàn toàn?
(Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền, trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ, còn ở F2 có tỉ lệ kiểu hình là 1 trội: 2 trung gian: 1 lặn)
(GV đưa phần bài tập đã hoàn thành vào phần bảng chính cho học sinh ghi)
Từ kiến thức đã khai thác, cả lớp hoàn thành bảng 3 trang 13 bằng cách điền thông tin cần thiết hoàn chỉnh bảng?
Đặc điểm
Trội hoàn toàn
Trội không hoàn toàn
Kiểu hình ở F1
Tính trạng trội
Tính trạng trung gian
Tỉ lệ kiểu hình ở F2
3 trội: 1 lặn
1 trội: 2 trung gian: 1 lặn
Phép lai phân tích được sử dụng trong trường hợp
×
Từ bảng 3 đã hoàn thành, nêu đặc điểm khác nhau giữa trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn?
Khác nhau ở kiểu hình thể hiện ở F1, tỉ lệ kiểu hình ở F2 và sử dụng được phép lai phân tích hay không)
Nhận xét gì về kiểu gen ở F1 và F2 trong hai trường hợp?
Kiểu gen ở F1 và F2 trong hai trường hợp đều giống nhau nhưng kiểu hình biểu hiện khác nhau do sự xuất hiện tính trạng trung gian.
Để phân biệt, người ta cần lưu ý cách viết kiểu gen của hai trường hợp:
Trội hoàn toàn: Aa
Trội không hoàn toàn: Aa.
Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 biểu hiện kiểu hình trung gian giữa bố và mẹ, còn F2 có tỉ lệ kiểu hình là 1 trội: 2 trung gian: 1 lặn.
Phân biệt trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn/ Học bảng 13 đã hoàn thành.
(HS đọc kết luận chung- sgk trang 13)
* KLC/ trang 13
c. Củng cố, luyện tập: 5’
? HSTB: Muốn xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội, người ta phải làm gì?
Để xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội, người ta phải dùng phép lai phân tích. 
Lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp trội, còn kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp.
? HSKG: Tương quan trội- lặn có ý nghĩa như thế nào?
Là hiện tượng phổ biến ở trong giới sinh vật, có ý nghĩa đặc biệt trong chọn giống. Trong đó tính trạng trội thường là tính trạng có lợi. Vì vậy trong chọn giống cần tập trung các gen trội về cùng một kiểu gen nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế cao.
? HSKG: So sánh trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn?
Đặc điểm
Trội hoàn toàn
Trội không hoàn toàn
Kiểu hình ở F1
biểu hiện tính trạng trội
Biểu hiện tính trạng trung gian
Tỉ lệ kiểu hình ở F2
3 trội: 1 lặn
1 trội: 2 trung gian: 1 lặn
Phép lai phân tích được sử dụng trong trường hợp
×
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1’
- Học bài và trả lời câu hỏi sgk trang 13.
- Làm bài tập 4 trang 13: Dựa vào phép lai phân tích để xác định ý trả lời đúng. Đáp án chọn đúng là đáp án b. 
Giải: Để kết quả phép lai phân tích là toàn quả đỏ thì cà chua thuần chủng quả đỏ phải có kiểu gen AA
Lai phân tích với cá thể có tính trạng lặn có kiểu gen là aa. Ta có sơ đồ lai sau:
P: AA × aa
 Quả đỏ	 Quả vàng
GP: A a
F1: Aa (quả đỏ)
Tỉ lệ kiểu gen: 100% Aa
Tỉ lệ kiểu hình: 100% quả đỏ.
 	Như vậy: đáp án cần chọn là b.
 - Đọc mục” Em có biết”
- Đọc trước và chuẩn bị bài mới: Lai hai cặp tính trạng.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 3.doc