-Học sinh trình bày được.
+ Sự cần thiết phải chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến.
+ Phương pháp sử dụng tác nhân vật lí, hóa học để gây đột biến.
- Giải thích được sự giống và khác nhau trong việc sử dụng các cá thể đột biến trong chọn giống VSV và thực vật.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phát hiện kiến thức so sánh, tổng hợp, họat động nhóm.
3. Thái độ: giáo dục niềm tin yêu khoa học
Ngày soạn 01. 12. 2010 Ngày giảng 07. 12. 2010 Tiết 34 - Bài 33 Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống I. Mục tiêu 1. Kiến thức -Học sinh trình bày được. + Sự cần thiết phải chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến. + Phương pháp sử dụng tác nhân vật lí, hóa học để gây đột biến. - Giải thích được sự giống và khác nhau trong việc sử dụng các cá thể đột biến trong chọn giống VSV và thực vật. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phát hiện kiến thức so sánh, tổng hợp, họat động nhóm. 3. Thái độ: giáo dục niềm tin yêu khoa học II. Đồ dùng dạy học 1. Giáo viên: Bảng chuẩn 1 2. Học sinh: Kẻ bảng III. Phương pháp: thu thập thông tin, Hoạt động nhóm IV. Tổ chức dạy học 1.ổn định (1 phút) 9A1 / . ; 9A2 /., 9A3 /., 9A4 /., 9A5 /. 2. Kiểm tra (4 phút) ? Kỹ thuật gen, Công nghệ gen? các khâu cơ bản của kỹ thuật gen. ? Đột biến là gì?Có ý nghĩa như thế nào trong thực tế? 3. Bài mới * Mở bài: Trong chọn giống người ta đặc biệt chú trọng đến phương pháp gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân lí, hóa học để tăng nguồn biến dị cho chọn lọc vậy phương pháp gây đột biến này như thế nào? HĐ1. Tìm hiểu phương pháp gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lí(10 phút) - Mục tiêu: Học sinh trình bày được phương pháp, kết quả và ứng dụng của tác nhân vật lí khi sử dụng gây đột biến. Hoạt động dạy và học Nội dung - Yêu cầu nghiên cứu ă mục I " thảo luận nhóm hoàn thành bảng. - GV treo bảng, gọi đại diện ghi kết quả. - 3 nhóm ghi kết quả vào bảng. - GV treo bảng chuẩn KT, chốt trên bảng phụ. Bảng 1 - Yêu cầu vận dụng kiến thức trả lời ∇ SGK - 96. ? Tại sao các tia phóng xạ có khả năng gây đột biến. (Vì các tia phóng xạ có khả năng xuyên sâu vào qua màng, mô và tác động đến ADN) ? Sử dụng tia phóng xạ để gây đột biến ở TV theo những cách nào (Phần VD ở trên) ? Tại sao tia tử ngoại thường đựơc dùng để xử lí các đại lượng có kích thước bé.( Vì tia tử ngoại không có khả năng xuyên sâu " ADN của TB và mô). + Phần kết quả trên. ? Sốc nhiệt là gì? Tại Sao sốc nhiệt có năng gây đột biến sốc nhiệt chủ yếu gây ra loại đột biến nào. I. Gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân vật lí. Bảng 1 HĐ 2. Tìm hiểu phương pháp gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân hóa học(10 phút) - Mục tiêu: HS trình bày được phương pháp và kết quả của tác nhân hóa họcđể gây đột biến - Cho nghiên cứu ăII→Thảo luận →trả lời câu hỏi phần ∇ ? Tại sao khi thấm vào tế bào một số hoá chất lại gây đột biến gen? Trên cơ sở nào mà người ta hi vọng có thể gây ra những đột biến theo ý muốn? +Vì các hóa chất đó tác động đến ADN " thay thế đột biến NST. Mỗi loại hóa chất chỉ tác dụng đến 1 loại Nuclêôtit xác định. ? Tại sao dùng Cônsixin có thể gây ra các thể đa bội?(Dùng Cônsixin"thấm vào mô đang phân bào→cản trở sự hình thành thoi phân bào " NST không phân li) + Với cây trồng, vật nuôi. ? Dùng các tác nhân hóa học để tạo ra các đột biến bằng những phương pháp nào. II. Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân hóa học. - Hóa chất: EMS, NMU, NEU. - Phương pháp. + Ngâm hạt khô, hạt nẩy mầm vào dung dịch hóa chất; Tiêm dung dịch vào bầu nhụy, tẩm dung dịch vào bầu nhụy.... + Dùng hóa chất tác động lên phân tử ADN làm thay thế và mất cặp Nu hoặc cản trở sự hình thành thoi vô sắc. HĐ 3. Tìm hiểu sử dụng đột biến trong chọn giống(15 phút) - Mục tiêu: Học sinh chỉ ra việc sử dụng đột biến nhân tạo trong việc chọn giống đối với các nhóm sinh vật khác nhau - GV ă 3 lĩnh vự sử dụng ĐBNT trong chọn giống - Cho HS nghiên cứu ăIII.1 & vốn KT→trả lời câu (?) ?1 . Người ta sử dụng cá thể đột biến trong chọn giống VSV và cây trồng theo hướng nào? VD? Tại sao?(Vì đột biến đó có lợi cho con người & SV) ? Trong chọn giống cây trồng ngươi ta sử dụng ĐBNT theo hướng nào. ? Trong chọn giống cây trồng luôn chú ý tới những lọai đột biến nào. ?2 Tại sao người ta ít sử dụng phương pháp gây đột biến trong chọn giống vật nuôi. + Vì khó ADN chỉ ADN đi với ADN bậc thấp, khó áp dụng đối với ĐV bậc cao → các cơ quan sâu trong cơ thể → dễ chết - GV Chốt KT và giúp HS hoàn thiện KT ghi bảng. III. Sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống. 1. Trong chọn giống VSV. - Chọn cá thể đột biến: +tạo ra chất có hoạt tính cao. +Sinh trưởng mạnh để tăng sinh khối ở nấm men và Vi khuẩn. +giảm sức sống không có khả năng gây bệnh để sản xuất vacxin. 2.Trong chọn giống cây trồng. +Chọn đôt biến có lợi nhân giống mới hoặc dùng làm bố mẹ để lai tạo giống. + Chú ý các đột biến kháng bệnh khả năng chống chịu, rút ngắn thời gian sinh trưởng. 3. Đối với vật nuôi + Chỉ sử dụng với các nhóm động vật bậc thấp + Khó áp dụng với các nhóm ĐV bậc cao. vì cơ quan sinh sản nằm sâu trong cơ thể, dễ gây chết khi sử dụng tác nhân lí hóa. 4. Tổng kết (3 phút) ?Trong chọn giống người ta sử dụng đột biến nhân tạo trên những đối tượng nào. 5. Hướng dẫn về nhà (2 phút): Ôn tập và kẻ bảng 40. 1. 2. 3. 4. IV. Phụ lục Bảng 1 Tác nhân Tiến hành Kết quả ứng dụng 1. Tia phóng xạ - Chiếu tia, các tia xuyên qua màng, mô " tác động lên ADN. (xuyên sâu) - Gây đột biến gen, NST. - Chiếu xạ vào hạt nảy mầm, đỉnh sinh trưởng mô TV nuôi cấy. 2. Tia tử ngoại Chiêú các tia xuyên qua màng (xuyên nông) - Gây đột biến gen - Xử lí VSV, bào tử và hạt phấn. 3. Sốc nhiệt - Tăng, giảm nhiệt độ đột ngột . - Mất cơ chế tự bảo quản vệ sự cân bằng. - Tổn thương thoi phân bào " rối loạn phân bào " Đột biến số lượng NST. - Gây hiện tượng đa bội ở một số cây trồng (Đặc biệt ở cây họ cà).
Tài liệu đính kèm: