Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 35: Kiểm tra học kỳ I

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 35: Kiểm tra học kỳ I

* Kiến thức: Kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh, quá trình lĩnh hội kiến thức trọng tâm trên cơ sở biết tư duy, tổng hợp, so sánh làm các em nhớ lâu, hiểu kĩ, vận dụng đúng

 * Kỹ năng: Rèn kỹ năng trình bày bài kiểm tra, tính tự giác trong khi làm bài, cẩn thận

* Thái độ: Biết kết quả học tập của học sinh, từ đó thày và trò có phương pháp dạy và học cho phù hợp

II) Phương pháp: Kiểm tra viết

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1101Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 35: Kiểm tra học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:35 Ngày soạn:
 Ngày dạy:
Kiểm tra học kỳ I
I) Mục tiêu:
 * Kiến thức: Kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh, quá trình lĩnh hội kiến thức trọng tâm trên cơ sở biết tư duy, tổng hợp, so sánh làm các em nhớ lâu, hiểu kĩ, vận dụng đúng 
 * Kỹ năng: Rèn kỹ năng trình bày bài kiểm tra, tính tự giác trong khi làm bài, cẩn thận
* Thái độ: Biết kết quả học tập của học sinh, từ đó thày và trò có phương pháp dạy và học cho phù hợp
II) Phương pháp: Kiểm tra viết
III) Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Chuẩn bị đề, đáp án
 - Học sinh : Ôn tập kiến thức đã học, các dụng cụ cần thiết phục vụ cho bài kiểm tra
IV) Tiến trình lên lớp
1 - ổn định: Kiểm tra sĩ số học sinh
2 - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
3 - Bài mới : 
a - Mở bài: Xác định mục đích, yêu cầu, thái độ khi làm bài kiểm tra
b - Phát triển bài:
Đề bài
A-Trắc nghiệm (4đ)
Câu 1: Chọn câu trả lời đúng nhất
1: Nguyên phân phát sinh các bệnh tật di truyền ở người là:
Do tác nhân lí hoá học trong tự nhiên gây ra
Do ô nhiễm môi trường
 Do rối loạn trong quá trình trao đổi chất nội bào
Cả a, b, c
2: ở thỏ lông ngắn trôi hoàn toàn so với lông dài. Khi cho thỏ lông ngắn thuần chủng lai với thỏ lông dài. Kết quả F1 như thế nào trong các trường hợp sau
Toàn lông dài c- Toàn lông ngắn
1 lông ngắn, 1 lông dài d- 3 lông ngắn, 1 lông dài
3: Di truyền y học tư vấn là gì ?
 a- Là phối hợp các phương pháp xét nghiệm, chuẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên về mặt di truyền
 b- Là mở ra các phòng khám và điều trị các bệnh di truyền
 c- Là kết hợp điều trị các bệnh di truyền với nghiên cứu dòng họ
 d- Cả a, b, c đều đúng
4: Đột biến gen là gì ?
Biến đổi các tính trạng cơ bản của sinh vật 
Biến đổi trong cấu trúc ADN 
Biến đổi ở một cặp hay một số cặp nuclêôtit trên gen
Cả b và c đều đúng
 Câu 2: Sắp xếp các đặc điểm của các bệnh di truyền tương ứng với từng bệnh
STT
Các bệnh di truyền
Trả lời
Các đặc điểm của bệnh di truyền
1
Bệnh đao
1
a- Da và tóc màu trắng, mắt màu hồng
2
Bệnh tơcnơ
2
b- Tay có 6 ngón
3
Bệnh bạch tạng
3
c- Bị câm và điếc từ khi mới sinh
4
Bệnh câm điếc bẩm sinh
4
d- Bé lùn,cổ rụt, má phệ, si đần
e- ở nữ người lùn, tuyến vú không phát triển
Câu 3: Chọn các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống trong câu sau
( Kiểu gen, môi trường, đồng sinh, số lượng, sơ sinh )
 Nghiên cứu trẻ(1)gúp người ta hiểu rõ vai trò của(2)và vai trò của(3)đối với sự hình thành tính trạng, sư ảnh hưởng khác nhau của môi trường đối với tính trạng(4)và tính trạng chất lượng
B- Tự luận (6đ)
Câu 1: Phân tử ADN tự nhân đôi theo nguyên tắc nào ? Kết quả của quá trình tự nhân đôi của ADN ?
Câu 2: So sánh sự khác nhau giữa thường biến và đột biến ? 
Đáp án
A- Trắc nghiệm (4đ)
Câu 1: 2đ ( Mỗi ý đúng 0,5 đ )
 1d, 2c, 3a, 4c
Câu 2: 1đ ( mỗi ý đúng 0,25đ )
 1d, 2e, 3a, 4c
Câu 3: 1đ ( Mỗi ý đúng 0,25đ )
 1 Đồng sinh , 2 Kiểu gen, 3 Môi trường, 4 Số lượng
B- Tự luận (6đ)
Câu 1: 3đ 
- Phân tử ADN tự nhân đôi theo nguyên tắc:
+ Nguyên tắc khuôn mẫu: Mạch mới tạo ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ (0,75đ)
+ Nguyên tắc bổ sung: Sự liên kết các nuclêôtit ở mach khuôn với các nuclêôtit tự do trong môI trường nội bào là A liên kết với T hay ngược lại, G liên kết với X hay ngược lại (1đ)
+ Nguyên tắc giữa lại một nửa ( bán bảo toàn): Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ còn một mạch mới được tổng hợp (0,75đ)
- Kết quả quá trình tự nhân đôi của ADN
+ Từ một phân tử ADN sau khi tự nhân đôi hình thành 2 phân tửADN con giống hệt ADN mẹ ban đầu
Câu 2: 3đ 
 Thường biến
 Đột biến
- Biến đổi kiểu hình, không liên quan đến kiểu gen (0,5đ)
- Biểu hiện đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh( 0,5đ)
- Không di truyền được (0,25đ)
- Có lợi cho sinh vật, giúp sinh vật thích nghi với môi trường (0,25đ)
- Biến đổi kiểu gen(ADN, NST) và có thể biến đổi ở kiểu hình (0,5đ)
- Xuất hiện riêng lẻ, không theo hướng xác định, không tương ứng với điều kiện ngoại cảnh (0,5đ)
- Di truyền được (0,25đ)
- Đa số có hại cho sinh vật, chỉ có một số ít có lợi (0,25đ)
C- Thu bài nhận xét giờ kiểm tra
4- Hướng dẫn học ở nhà: 
 Xem trước bài số 21: Đột biến gen
 * Rút kinh nghiêm

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 9 t35.doc