Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 39: Các phương pháp chọn lọc (tiếp)

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 39: Các phương pháp chọn lọc (tiếp)

Mục tiêu:

 - Xác định được phương pháp chọn ọc hàng loạt một lần và nhiều lần, ưu, nhược điểm của phương pháp.

 - Xác định được phương pháp chọn lọc cá thể và ưu, nhược điểm của phương pháp chọn lọc cá thể.

 - Rèn luyện kỹ năng quan sát, nghiên cứu với SGK và thảo luận theo nhóm.

II. Phương tiện dạy học:

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1456Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 39: Các phương pháp chọn lọc (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 39	CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC
I. Mục tiêu:
	- Xác định được phương pháp chọn ọc hàng loạt một lần và nhiều lần, ưu, nhược điểm của phương pháp.
	- Xác định được phương pháp chọn lọc cá thể và ưu, nhược điểm của phương pháp chọn lọc cá thể.
	- Rèn luyện kỹ năng quan sát, nghiên cứu với SGK và thảo luận theo nhóm.
II. Phương tiện dạy học:
H 36.1; 36.2 SGK.
III. Phương pháp:
- Diễn giải.
	- Nêu vấn đề.
IV. Tiến hành bài dạy:
1. Ổn định.
	2. Kiểm tra.
	a. Ưu thế lai là gì? Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai?
	b. Cơ sở di truyền của ưu thế lai là gì?
	3. Bài mới.
Tiết 39	CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của giáo viên
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của chọn lọc trong trong chọn giống.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục I SGK.
? Chọn lọc có vai trò gì trong chọn giống.
? Để có giống tốt chúng ta cần phải làm gì.
? Trong thực tế người ta đã áp dụng những phương pháp chọn lọc nào.
Họat động 2: Tìm hiểu phương pháp chọn lọc hàng loạt.
- Yêu cầu HS đọc mục II SGK.
- Quan sát hình vẽ.
* GV hướng dẫn trên hình vẽ.
- Đặt câu hỏi.
? Chọn lọc hàng loạt 1 và 2 lần giống và khác nhau như thế nào.
? Có hai giống lúa TC được tạo ra từ lâu:
- Giống A bắt đầu giảm độ đồng đều về chiều cao và thời gian sinh trưởng.
- Giống lúa B có sai khác rõ rệt giữa các cá thể về hai tính trạng nói trên. Em sử dụng phương pháp và hình thức chọn lọc nào để khôi phục 2 đặc điểm tốt ban đầu của 2 giống nói trên. Cách tiến hành trên từng giống như thế nào.
? Thế nào là CLHL.
? Phương pháp chọn lọc hàng loạt có ưu và nhược điểm gì. (vd: SGK).
? Vì sao CLHL không kết hợp được chọn lọc kiểu hình với kiểm tra kiểu gen của từng cây.
* GV mở rộng CLHL 1 lần thích hợp với cây tự thụ phấn (KG không bị pha).
- CLHL 2 lần ( cây giao phấn (do tạp giao ( KG không đồng đều, xuất hiện BDTH trong đó lẫn lộn KG tốt với KG xấu.
? Tại sao CLHL chỉ đem lại kết quả nhanh ở thời gian đầu.
- Lúc đầu KH trong quần thể rất đa dạng do có nhiều tổ hợp kiểu gen khác nhau dễ phân biệt cây tốt, nổi bật về sau kiểu hình của quần thể đồng nhất, số cây tốt nhiều ( hiệu quả CL chậm dần.
Hoạt động 3:Tìm hiểu chọn lọc cá thể
- Yêu cầu HS QS H 36.2.
- Đọc mục III.
- Trả lời câu hỏi.
? Thế nào là chọn lọc cá thể.
* GV minh hoạ trên tranh - vd.
? Phương pháp chọn lọc cá thể được tiến hành như thế nào.
- Ưu điểm, nhược điểm.
- Phù hợp với đối tượng nào (ở đối tượng này kiểu gen của cá thể được chọn không bị pha qua giao phối).
* GV mở rộng theo SGK.
- Đọc SGK.
- Suy nghĩ.
- Trả lời câu hỏi.
- Đánh giá, chọn lọc các biến dị tổ hợp, đột biến qua nhiều thế hệ.
- HS làm việc nhóm.
Một lần
- So sánh giống CLHL với giống ban đầu và giống đối chứng.
- Nếu đạt không CL lần 2.
- Nếu chưa đạt thì chọn lọc lần 2, lần 3...
- Yêu cầu trả lời:
- Giống A chọn lọc HL 1 lần vì giống lúa A mới bắt đầu giảm độ đồng đều.
- Giống B CLHL 2 lần và giống B đã sai khác nhiều.
Yêu cầu trả lời:
- Dễ bị nhầm cây tốt do kiểu gen cây tốt, do điều kiện khí hậu thuận lợi.
* Để khắc phục người ta tiến hành CLHL trên các thửa ruộng đồng đều về địa hình, độ phì của đất.
- Yêu cầu trả lời:
- Cây tự thụ phấn.
- Sinh sản vô tính
I. Vai trò của chọn lọc trong chọn giống:
là để phục hồi lại các giống đã thoái hoá, đánh giá chọn lọc đối với các dạng mới tạo ra nhằm tạo ra giống mới hay cải tiến giống cũ.
- Tuỳ thuộc vào MT chọn lọc và hình thức sinh sản của đối tượng.
Có 2 phương pháp chọn lọc cơ bản:
- Chọn lọc hàng loạt.
- Chọn lọc cá thể.
II. Chọn lọc hàng loạt: Có 2 hình thức:
- CLHL 1 lần.
- CLHL 2 lần.
* Điểm giống nhau:
- Chọn cây ưu tú.
- Trộn lẫn hạt của chúng với nhau làm giống cho vụ sau.
- Đơn giản dễ làm.
- Ít tốn kém.
- Dễ áp dụng rộng rãi.
- Chỉ dựa vào kiểu hình (dễ nhầm với thường biến.
* Khác nhau:
Hai lần.
- Trên ruộng chọn giống năm II người ta gieo giống CLHL để chọn những cây ưu tú.
- Hạt của các cây này thu hoạch chung để làm giống cho vụ sau.
* Chọn lọc hàng loạt là dựa trên kiểu hình chọn ra một nhóm cá thể phù hợp nhất với mục tiêu chọn lọc đề làm giống.
Ưu điểm:
- Đơn giản dễ làm.
- Ít tốn kém.
- Aïp dụng rộng rãi.
Nhược điểm:
- Chỉ căn cứ kiểu hình.
- Không kiểm tra được kiểm gen.
III. Chọn lọc cá thể:
là chọn lọc lấy một số ít cá thể tốt, nhân lên một cách riêng rẽ, theo từng dòng. Do đó kiểu gen của mỗi cá thể được kiểm tra.
	4. Củng cố - đánh giá.
	1. So sánh hai phương pháp chọn lọc.
	*Khác nhau:
Chọn lọc hàng loạt
Ưu: - Đơn giản - dễ làm.
- Ít tốn kém, áp dụng rộng rãi.
Nhược điểm:- Chỉ dựa vào kiều hình.
- Không kiểm tra kiểu gen.
- Cách tiến hành: Từ 1 quần thể khởi đầu chọn ra những cây phù hợp với mục tiêu chọn lọc - sinh sản giống CLHL với giống khởi đầu và giống đối chứng.
- Đối tượng: Cây giao phấn, cây tự thụ phấn và vật nuôi.
Chọn lọc cá thể
- Hiệu quả cao.
- Kết hợp đánh giá kiểu gen và kiểu hình.
- Đòi hỏi công phu.
- Theo dõi chặt chẽ nên khó áp dụng rộng rãi.
- Từ 1 quần thể khởi đồng, chọn ra những cá thể tốt ( các dòng riêng rẽ - sinh sản các dòng với nhau, so với giống gốc giống đối chứng.
- Cây tự thụ phấn, những cây có thể nhân giống vô tính bằng cành, củ, mắt ghép.
	* Giống nhau:
	- Đều dựa trên nguồn biến dị tạo ra từ quá trình lai hữu tính hay gây đột biến.
	- Đều có thể tiến hành chọn lọc một lần hay nhiều lần tuỳ theo đối tượng chọn lọc.
	VD: Cây tự thụ phấn tiến hành CL một lần đã có kết quả.
	 Cây tự giao phấn tiến hành CL nhiều lần đã có kết quả.
2. Trong chăn nuôi và trồng trọt để có năng suất ta cần chú ý chủ yếu đến các khâu nào (trong) sau đây:
	a. Chăm sóc.
	b. Giống.
	c. Điều kiện môi trường.
3. Nếu có giống tốt nhưng qua nhiều vụ xuất hiện BDTH, đột biến ( giống bị thoái hoá ta phải làm gì.
5. Dặn dò:
- Học bài.
	- Tiếp xúc hoàn thành bài củng cố.
	- Đọc trước bài: “Thành tựu chọn giống ở Việt Nam”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 39 CAC PHUONG PHAP CHON LOC.doc