Kiến thức:
-Trình bày được khái niệm ưu thế lai, cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai, lí do không dùng cơ thể F1 để làm giống, các biện pháp duy trì ưu thế lai
-Trình bày được các phương pháp để dùng ưu thế lai
-Nêu được thế nào là lai kinh tế
2. Kỹ năng:
Ngày soạn: ... / ... / ... Tiết 39 ƯU THẾ LAI A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: -Trình bày được khái niệm ưu thế lai, cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai, lí do không dùng cơ thể F1 để làm giống, các biện pháp duy trì ưu thế lai -Trình bày được các phương pháp để dùng ưu thế lai -Nêu được thế nào là lai kinh tế 2. Kỹ năng: -Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình -Rèn luyện tư duy suy luận cho học sinh 3. Thái độ: -Giáo dục lòng đam mê khoa học cho học sinh B. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: - Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực. - Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp. C. Phương pháp giảng dạy: -Quan sát-Tìm tòi -Hỏi đáp-Tìm tòi -Thuyết trình-Tìm tòi D. Chuẩn bị giáo cụ 1. Giáo viên: Tranh phóng to hình 35 sgk 2. Học sinh: Xem trước nội dung bài mới. E. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số. (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)Kiểm tra bài tập 1, 2 sgk trang 101 3. Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề: (1’) Lai giống là phương pháp được áp dụng từ lâu đời. Thế nhưng, để có kết quả tốt thì không phải ai củng làm được. Vậy, chúng ta phải làm như thế nào để kết quả lai giống như mong muốn? Đó là nội dung của bài hôm nay. b. Triển khai bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về hiện tượng ưu thế lai(10’) Gv: Yêu cầu học sinh xem thông tin sgk và quan sát kết quả hình 35 để trả lời phần tam giác. Hs: Một học sinh đọc thông tin, các em khác thảo luận để đưa ra đáp án. Gv: Đính chính, hoàn chỉnh nội dung Hs: Ghi nhớ Gv: Nêu một vài ví dụ để khắc sâu kiến thứ cho học sinh Hs: Lăng nghe, ghi nhớ I. Hiện tượng ưu thế lai -Hiện tượng ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, năng suất cao hơn năng suất trung bình của bố và mẹ -Vd: Lợn Đại bạch và lợn Móng cái lai nhau tạo con F1 có sức sống mạnh hơn Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai(8’) Gv: Dùng sơ đồ lai để giải thích hiện tượng ưu thế lai Hs: Quan sát, thảo luận để giải quyết 2 câu hỏi sgk, trình bày kết quả Gv: Dựa vào hai câu hỏi trên để đưa ra nội dung cần ghi nhớ Hs: lắng nghe, ghi chép II. Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai: -Do sự tạp hợp các gen trội có lợi ở f1 từ bố và mẹ -Vd: Ptc: AAbbCC x aaBBcc Gp: AbC aBc F1: AaBbCc Hoạt động 3: Tìm hiểu các phương pháp tạo ưu thế lai(12’) Gv: yêu cầu học sinh đọc thông tin sgk vàốch biết: Ở cây trồng người ta tạo ưu thế lai bằng cách nào? Hs: Trả lời, nhận xét nhau Gv: Đính chính, minh họa thêm bằng ví dụ cụ thể Hs: Chắt lọc nội dung để ghi nhớ Gv:Ở động vật, người ta tạo Ưu thế lai bằng cách nào? Hs: Tham khảo sgk để trả lời Gv: Đính chính, dựa câu trả lời của học sinh để đưa ra nội dung cần ghi nhớ Hs: Ghi chép Gv: Lấy vví dụ minh họa để học sinh nắm sâu thêm nội dung kiến thức Hs: Lắng nghe III. Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng và vật nuôi: 1.Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng: Người ta tiến hành lai khác dòng để tạo ưu thế lai ở cơ thể F1 cho năng suất và sức sống cao. 2.Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi(Lai kinh tế): -Người ta tiến hành lai các dòng thuần rồi lấy F1 để làm sản phẩm chứ không làm giống. -Vd: Bò Việt nam x Bò Hà Lan tạo bò lai chống chịu tốt và cho sữa nhiều 4. Củng cố: (5’) - Đọc nội dung tóm tắt sách giáo khoa - Làm bài tập 1, 2sgk 5. Dặn dò: (3’) - Làm các bài tập 3 SGK còn lại. - Xem và soạn nội dung bài "Các phương pháp chọn lọc"
Tài liệu đính kèm: