Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 51 - Bài 49: Quần xã sinh vật

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 51 - Bài 49: Quần xã sinh vật

KT: - Học sinh trình bày được khái niệm của quần xã.

 - Chỉ ra được những dấu hiệu điển hình của quần xã để phân biệt quần xã với quần thể.

 - Nêu được mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã tạo sự ổn định và cân bằng sinh học trong quần xã.

1.2. KN: Phát triển kĩ năng q/s tranh hình, KN phân tích tổng hợp, khái quát hoá.

1.3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thiên nhiên.

 

doc 11 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 8827Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 51 - Bài 49: Quần xã sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Tiết 51
Bài 49: Quần xã sinh vật
1. Mục tiêu
1.1. KT: - Học sinh trình bày được khái niệm của quần xã.
 - Chỉ ra được những dấu hiệu điển hình của quần xã để phân biệt quần xã với quần thể.
 - Nêu được mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã tạo sự ổn định và cân bằng sinh học trong quần xã.
1.2. KN: Phát triển kĩ năng q/s tranh hình, KN phân tích tổng hợp, khái quát hoá.
1.3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thiên nhiên.
2. chuẩn bị 
GV: - Tranh phóng to H 49.1; 49.2; 49.3 SGK.
- Tranh về khu rừng có cả ĐV và nhiều loài cây.
- Tài liệu về quần xã SV.
3. Phương pháp
- PP quan sát tìm tòi, nghiên cứu.
- Hoạt động nhóm, cá nhân.
4. Tiến trình bài giảng
4.1. ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
4.2. Kiểm tra bài cũ
1. Quần thể người khác với quần thể sinh vật khác ở những điểm căn bản nào?
2. ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia là gì?
4	.3. Bài mới
 GV cho HS q/s tranh về khu rừng nhiệt đới.
- Hãy kể tên các quần thể mà em biết?
 Các quần thể sống chung trong 1 khu vực nhất định tạo nên quần xã sinh vật.
Hoạt động 1: Thế nào là một quần xã sinh vật?
Mục tiêu: HS phát biểu được khái niệm quần xã sinh vật, phân biệt quần xã sinh vật với tập hợp ngẫu nhiên, lấy được VD về quẫn xã.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV cho HS quan sát lại tranh ảnh về quần xã.
- Cho biết rừng mưa nhiệt đới có những quần thể nào?
- Rừng ngập mặn ven biển có những quần thể nào?
- Trong 1 cái ao tự nhiên có những quần thể nào?
- Các quần thể trong quần xã có quan hệ với nhau như thế nào?
- GV đặt vấn đề: ao cá, rừng... được gọi là quần xã. Vậy quần xã là gì?
-GV hỏi: Trong 1 bể cá người ta thả 1 số loài cá như: Cá chép, cá mè, cá trắm  vậy bể cá này có phải là quần xã hay không?
* Liên hệ: Trong sx mô hình VAC có phải là quần xã SV hay không?
- Gv lưu ý mô hình VAC là quần xã nhân tạo.
- Yêu cầu HS tìm thêm VD về quần xã?
- Yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
- Quần xã sinh vật khác quần thể sinh vật ở những điểm cơ bản nào?
- HS quan sát tranh và nêu được:
+ Các quần thể: cây bụi, cây gỗ, cây ưa bóng, cây leo...
+ Quần thể động vật: rắn, vắt, tôm,cá chim, ..và cây.
+ Quần thể thực vật: rong, rêu, tảo, rau muống...
Quần thể động vật: ốc, ếch, cá chép, cá diếc...
+ Quan hệ cùng loài, khác loài.
- HS khái quát kiến thức thành khái niệm.
- HS có thể trả lời:
+ Đúng là quần xã vì có nhiều quần thể khác loài.
+ Sai vì chỉ là ngẫu nhiên nhốt chung, không có mối quan hệ thống nhất.
HS trả lời có hoặc không.
- HS lấy thêm VD.
- HS thảo luận nhóm và trình bày.
Phân biệt quần xã và quần thể:
Quần xã sinh vật
Quần thể sinh vật
- Gồm nhiều cá thể cùng loài.
- Độ đa dạng thấp
- Mối quan hệ giữa các cá thể là quan hệ cùng loài chủ yếu là quan hệ sinh sản và di truyền.
- Gồm nhiều quần thể.
- Độ đa dạng cao.
- Mối quan hệ giữa các quần thể là quan hệ khác loài chủ yếu là quan hệ dinh dưỡng.
Kết luận: 
- Quần xã sinh vật là tập hợp những quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau nên có cấu trúc tương đối ổn định.
- VD: Ao cá tự nhiên, rừng cúc phương
Hoạt động 2: Những dấu hiệu điển hình của một quần xã
Mục tiêu: HS chỉ rõ đặc điểm cơ bản của quần xã. Phân biệt đặc trưng của quần xã với đặc trưng của quần thể.	
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK mục II trang 147 và trả lời câu hỏi:
- Trình bày đặc điểm cơ bản của 1 quần xã sinh vật.
- Nghiên cứu bảng 49 cho biết:
- Độ đa dạng và độ nhiều khác nhau căn bản ở điểm nào?
- GV bổ sung: số loài đa dạng thì số lượng cá thể mỗi loài giảm đi và ngược lại số lượng loài thấp thì số cá thể của mỗi loài cao.
- GV cho HS quan sát tranh quần xã rừng mưa nhiệt đới và quần xã rừng thông phương Bắc.
- Quan sát tranh nêu sự sai khác cơ bản về số lượng loài, số lượng cá thể của loài trong quần xã rừng mưa nhiệt đới và quần xã rừng thông phương Bắc.
- Thế nào là độ thường gặp?
C > 50%: loài thường gặp
C < 25%: loài ngẫu nhiên
25 < C < 50%: loài ít gặp.
? Nghiên cứu bảng 49 cho biết loài ưu thế và loài đặc trưng khác nhau căn bản ở điểm nào?
- GV lấy VD: thực vật có hạt là quân thể có ưu thế ở quần xã sinh vật trên cạn. Quần thể cây cọ đặc trưng cho quần xã sinh vật đồi ở Vĩnh Phú, cá trắm cỏ hoặc cá mè là quần thể ưu thế trong quần xã ao hồ.
- HS nghiên cứu 4 dòng đầu, mục II SGK trang 147 nêu được câu trả lời và rút ra kết luận.
- HS trao đổi nhóm, nêu được:
+ Độ đa dạng nói về số lượng loài trong quần xã.
+ Độ nhiều nói về số lượng cá thể có trong mỗi loài.
+ Rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng cao nhưng số lượng cá thể mỗi loài rất ít. Quần xã rừng thông phương Bắc số lượng cá thể nhiều nhưng số loài ít.
+ Độ thường gặp SGK: kí hiệu là C.
+ Loài ưu thế là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng, cỡ lớn hay tính chất hoạt động của chúng.
+ Loài đặc trưng là loài chỉ có ở 1 quẫn xã hoặc có nhiều hơn hẳn loài khác.
Kết luận: 
- Quần xã có các đặc điểm cơ bản về số lượng và thành phần các loài sinh vật.
+ Số lượng các loài trong quần xã được đánh giá qua những chỉ số: độ đa dạng, độ nhiều, độ thường gặp.
+ Thành phần loài trong quần xã thể hiện qua việc xác định loài ưu thế và loài đặc trưng.
Hoạt động 3: Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã
Mục tiêu: - Chỉ ra mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã.
- Nắm được khái niệm cân bằng sinh học.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV giảng giải quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã là kết quả tổng hợp các mối quan hệ giữa ngoại cảnh với các quần thể.
- Yêu cầu HS nghiên cứu các VD SGK và trả lời câu hỏi:
+ Em có nhận xét gì về quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã?
+ Nhận xét về mqh khác loài trong quần xã?
- GV yêu cầu HS: Lấy thêm VD về ảnh hưởng của ngoại cảnh tới quần xã, đặc biệt là về số lượng?
- GV đặt vấn đề:
+ Nếu cây phát triển mạnh " sâu ăn lá tăng chim ăn sâu tăng Sâu ăn lá lại giảm.
+ Nếu sâu ăn lá mà hết thì chim ăn sâu sẽ ăn thức ăn gì?
+ Vậy khi nào có sự cân bằng sinh học trong quần xã?
- Nếu số lượng sâu giảm thì hậu quả sẽ như thế nào?
 hiện tượng mất cân bằng sinh học (do mất đi 1 loài nào đó, hoặc thêm vào 1 loài mới – VD: tổ mối chân đê)
- Liên hệ: Tác động nào của con người gây mất cân bằng trong quần xã?
+ Cần phải làm gì để bảo vệ thiên nhiên?
- HS n/c thông tin, nêu được:
+ Sự thay đổi chu kì ngày đêm, chu kì mùa dẫn đến sinh vật cũng hoạt động theo chu kì.
+ Điều kiện thuận lợi thực vật phát triển làm cho động vật cũng phát triển. Số lượng loài động vật này khống chế số lượng của loài khác.
+ Giữa các cá thể trong quần xã luôn diễn ra mqh hỗ trợ và đối địch làm cho số lượng cá thể của mỗi quần thể được khống chế ở mức đọ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường tạo nên sự cân bằng.
- HS kể thêm VD.
- HS lăng nghe và tiếp thu kiến thức.
+ HS có thể trả lời: Nếu lượng sâu bị giảm do chim ăn sâu thì cây lại phát triển và sâu lại phát triển.
- HS phát biểu được khái niệm.
- HS: cây sẽ bị sâu phá hại.
- Do: săn bắn bừa bãi, chặt phá, đốt rừng 
- Biện pháp: Nhà nước có pháp lệnh bảo vệ môi trường, tuyên truyền cho mọi người dân thực hiện.
Kết luận: 
- Khi ngoại cảnh thay đổi số lượng cá thể trong quần xã thay đổi.
- số lợng cá thể luôn luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường Cân bằng sinh học trong quần xã .
4.4. Củng cố
1. Tập hợp nào sau đây là quần xã sinh vật tự nhiên:
a, Bầy khỉ mặt đỏ sống trong rừng.
b, Bầy chim sẻ sống trong rừng.
c, Bầy chó nuôi trong nhà.
d, Đàn cá sống ở sông.
2. Đặc trưng nào sau đây chỉ có ở quần xã mà không có ở quần thể?
a. Mật độ.
b. Tỉ lệ tử vong.
c. Tỉ lệ đực cái
d. Tỉ lệ nhóm tuổi.
e. Độ đa dạng.
 3. Khi nào quần xã đạt được trạng thái cân bằng sinh học.
a. Khi MT sống ổn định.
b. Khi số lượng cá thể của loài này bị số lượng cá thể loài kia kìm hãm.
c. Khi số lượng cá thể của mỗi quần thể dao động ở thế cân bằng.
d. Khi có sự hỗ trợ giữa các loài.
4.5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK.
- Lấy thêm VD về quần xã.
- Tìm hiểu hệ sinh thái – chuỗi thức ăn – lưới thức ăn.
5. rút kinh nghiệm
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Tiết 52
	Bài 50 : Hệ sinh thái
1. Mục tiêu
1.1.KT: - Học sinh hiểu được khái niệm hệ sinh thái, nhận biết được hệ sinh thái trong thiên nhiên.
 - Nắm được chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, cho được VD.
 - Giải thích được ý nghĩa của các biện pháp nông nghiệp nâng cao năng suất cây trồng đang sử dụng rộng rãi hiện nay.
1.2. KN: Có KN quan sát tranh hình nhận biết kiến thức. KN khái quát tổng hợp.
1.3. Thái độ: Có ya thức bảo vệ thiên nhiên, ý thức xây dựng mô hình sản xuất.
2. chuẩn bị
- Tranh phóng to H 50.1; 50.2 SGK.
- Một số tranh ảnh và tài liệu về các hệ sinh thái điển hình.
3. phương pháp
- PP quan sát tìm tòi, nghiên cứu.
- Hoạt động nhóm, cá nhân.
4. Tiến trình bài giảng
4.1. ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
4.2. Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là 1 quần xã sinh vật? Quần xã sinh vật khác quần thể sinh vật như thế nào?
- GV cho HS quan sát tranh rừng nhiệt đới, giới thiệu rừng nhiệt đới và đặt câu hỏi:
- Cho biết trong rừng nhiệt đới có những loài sinh vật nào sinh sống?
- GV đưa ra sơ đồ:
Quần xã sinh vật 
+ sinh cảnh
Tập hợp cá thể sâu	quần thể sâu
“	“ hổ	quần thể hổ
“	“ bọ ngựa	quần thể bọ ngựa	 
“	“ cây gỗ	quần thể cây gỗ 	 
“	“ VSV	quần thể VSV
- Quần xã sinh vật này sống ở đâu? (Rừng nhiệt đới)
GV: Vậy quần xã + khu vực sống của quần xã là hệ sinh thái. Vậy hệ sinh thái là gì? Hệ sinh thái có đặc điểm như thế nào?
4.3. Bài mới
GV giới thiệu 1 vài hình ảnh về quần xã sinh vật cho HS quan sát và nêu vấn đề: Quần xã sinh vật là gì? Quần xã sinh vật có những dấu hiệu điển hình? Nó có mối quan hệ gì với quần thể?
Hoạt động 1: Thế nào là một hệ sinh thái?
* Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm hệ sinh thái. Chỉ ra được các thành phần chủ yếu của hệ sinh thái.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Cho HS quan sát sơ đồ, tìm hiểu thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
- Hệ sinh thái là gì?
- Yêu cầu HS quan sát H50.1; thảo luận nhóm, làm bài tập SGK trang 150 trong 2 phút.
- Những nhân tố vô sinh và hữu sinh có thể có trong hệ sinh thái rừng?
- Lá và cây mục là thức ăn của những sinh vật nào?
- GV: lá và cành cây mục là những nhân tố vô sinh.
- Cây rừng có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống động vật rừng?
- Động vật rừng có ảnh hưởng như thế nào tới thực vật?
- Nếu như rừng bị cháy mất hầu hết các cây gỗ lớn, nhỏ và cỏ thì điều gì sẽ xảy ra? Tại sao?
- Vậy em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các loài sinh vật với nhân tố vô sinh của môi trường? Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu nào?
- GV lưu ý HS: Sinh vật sản xuất (sinh vật cung cấp): ngoài thực vật còn có nấm, tảo.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời:
- Các thành phần của hệ sinh thái có mối quan hệ với nhau như thế nào?
- GV lu ý HS: động vật ăn thực vật là sinh vật tiêu thụ bậc 1, động vật ăn sinh vật tiêu thụ bậc 1 là sinh vật tiêu thụ bậc 2....
- GV chốt lại kiến thức: Như vậy thành phần của hệ sinh thái có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, đặc biệt là quan hệ về mặt dinh dưỡng tạo thành 1 chu trình khép kín đồng thời trong hệ sinh thái số lượng các loài luôn khống chế lẫn nhau làm hệ sinh thái là 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
GV đưa ra sơ đồ mô hình.
- GV cho HS nhắc lại:
- Dấu hiệu của 1 hệ sinh thái?
- Cho HS làm bài tập trắc nghiệm:
Chọn câu trả lời đúng: Ruộng lúa là:
a. 1 quần thể
b. 1 quần xã
c. 1 hệ sinh thái
d. Cả a, b, c
- Yêu cầu HS kể tên 1 số hệ sinh thái mà HS biết.
- GV cho HS q/s 1 vài hình ảnh về hệ sinh thái.
- Trong hệ sinh thái mối quan hệ nào là thường xuyên và quan trọng nhất?
a. Quan hệ giới tính
b. Quan hệ nơi ở
c. Quan hệ dinh dưỡng
d. Quan hệ cha mẹ, con cái, bầy đàn.
- GV: quan hệ dinh dưỡng được thể hiện qua chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.
- HS dựa vào vốn hiểu biết, nghiên cứu thông tin SGK nêu được khái niệm và rút ra kết luận.
- 1 HS đọc lại.
- 1 HS lên bảng viết.
+ Nhân tố vô sinh: đất, lá cây mục, nhệt độ, ánh sáng, độ ẩm...
+ Nhân tố hữu sinh: thực vật (cây cỏ, cây gỗ...) động vật: hươu, nai, hổ, VSV...
- HS trả lời câu hỏi:
+ Lá và cành cây mục là thức ăn của các VSV phân giải: vi khuẩn, nấm, giun đất...
+ Cây rừng là nguồn thức ăn, nơi ở, nơi trú ẩn, nơi sinh sản, tạo khí hậu ôn hoà.... cho động vật sinh sống.
+ Động vật rừng ảnh hưởng tới thực vật: động vật ăn thực vật đồng thời góp phần phát tán thực vật, cung cấp phân bón cho thực vật, xác động vật chết đi tạo chất mùn khoáng nuôi thực vật.
+ Nếu rừng cháy: động vật mất nơi ở, nguồn thức ăn, nơi trú ngụ, nguồn nước, khí hậu khô hạn... động vật sẽ chết hoặc phải di cư đi nơi khác.
- HS dựa vào vốn kiến thức vừa phân tích, đọc SGK và rút ra kết luận.
- HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận.
+ Môi trường với các nhân tố vô sinh đã ảnh hưởng đến đời sống động vật, thực vật, VSV, đến sự tồn tại và phát triển của chúng.
+ Sinh vật sản xuất tận dụng chất vô cơ tổng hợp nên chất hữu cơ, là thức ăn cho động vật (sinh vật dị dưỡng).
- HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
 Vô sinh
Thực vật	Động vật 
	 VSV
- Chọn c: Hệ sinh thái.
- Đáp án c.
Kết luận: 
- Hệ sinh thái bào gồm quần xã và khu vực sống của quần xã (gọi là sinh cảnh).
- Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn tác động qua lại với nhau và tác động với nhân tố vô sinh của môi trường 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
- Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm các thành phần:
+ Nhân tố vô sinh
+ Nhân tố hữu sinh:	Sinh vật sản xuất
	Sinh vật tiêu thụ: bậc 1, bậc 2, bậc 3...
	Sinh vật phân huỷ.
Hoạt động 2: Chuỗi thức ăn và lới thức ăn
* Mục tiêu: HS định nghĩa được chuỗi thức ăn, lưới thức ăn. Chỉ ra được sự trao đổi vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái thông qua chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV y/c HS q/s H 50.2 giới thiệu trong hệ sinh thái, các loài sinh vật có mối quan hệ dinh dưỡng qua chuỗi thức ăn (chỉ 1 số chuỗi thức ăn).
- Yêu cầu 3 HS lên bảng viết:
- Thức ăn của chuột là gì? động vật nào ăn thịt chuột?
- Thức ăn của sâu là gì? Động vật nào ăn thịt sâu?
- Thức ăn của cầy là gì? Động vật nào ăn thịt cầy?
(Lưu ý mỗi 1 chuỗi chỉ viết 1 động vật).
- Cho HS nhận xét đây chỉ là một dãy thức ăn.
- GV trong chuỗi thức ăn, mỗi loài sinh vật là 1 mắt xích. Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa một mắt xích với 1 mắt xích đứng trước và đứng sau trong chuỗi thức ăn?
- Hãy điền tiếp vào các từ phù hợp vào chỗ trống trong câu sau SGK.
- Thế nào là 1 chuỗi thức ăn? Cho VD về chuỗi thức ăn?
- GV nêu: 1 chuỗi thức ăn có nhiều thành phần sinh vật tiêu thụ.
- GV dựa vào chuỗi thức ăn HS viết bảng để khai thác
- Cho biết sâu ăn lá tham gia vào chuỗi thức ăn nào?
- Cho biết chuột tham gia vào chuỗi thức ăn nào?
- Cho biết cầy tham gia vào chuỗi thức ăn nào?
- GV: trong thiên nhiên 1 loài sinh vật không chỉ tham gia vào 1 chuỗi thức ăn mà còn tham gia vào những chuỗi thức ăn khác tạo nên mắt xích chung.
 - GV chỉ ra các mắt xích chung.
- Nhiều mắt xích chung tạo thành lưới thức ăn.
- Thế nào là lưới thức ăn?
- Hãy sắp xếp các sinh vật theo từng thành phần chủ yếu của hệ sinh thái?
- Một lưới thức ăn hoàn chỉnh gồm thành phần sinh vật nào?
- Trong sản xuất nông nghiệp, người nông dân có biện pháp gì để tận dụng nguồn thức ăn của sinh vật?
- Mỗi HS viết trả lời 1 câu hỏi:
Cây cỏ " chuột " rắn
Cây cỏ " chuột " cầy
Cây gỗ " chuột " rắn
Cây gỗ " chuột " rắn
Cây cỏ " sâu " bọ ngựa
Cây cỏ " sâu " cầy
Cây cỏ " sâu " chuột
+ Mắt xích phía trước bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
+ Điền từ: phía trước, phía sau.
- HS trả lời.
- HS nghe GV giảng.
- HS thảo luận.
- HS trả lời các câu hỏi.
- HS trả lời.
- Thả nhiều loại cá trong ao hồ để tận dụng nguồn thức ăn.
- Thực hiện mô hình VAC.
Kết luận: 
1.Chuỗi thức ăn: 
 - Chuỗi thức ăn là 1 dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài sinh vật trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
- Có 2 loại chuỗi thức ăn: chuỗi thức ăn mở đầu là cây xanh, chuỗi thức ăn mở đầu là sinh vật phân huỷ.
2. Lưới thức ăn:
- Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành 1 lưới thức ăn.
- Lưới thức ăn hoàn chỉnh gồm 3 thành phần: SV sản xuất, Sv tiêu thụ, SV phân huỷ.
4.4. Củng cố
- Viết sơ đồ chuỗi thức ăn, lưới thức ăn trong hệ sinh thái ruộng nước.
4.5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.
- Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết: nội dung thực hành.
5. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docT51-52.doc