Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 61 - Bài 58: Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 61 - Bài 58: Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên

1. Kiến thức:

- Nêu được các dạng tài nguyên chủ yếu ( tài nguyên tái sinh, không tái sinh, năng lượng vĩnh cửu).

- Trình bày được các phương thức sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên: đất, nước, rừng.

2. Kỹ năng: Phát triển kỹ năng quan sát.

 3. Thái độ: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1340Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 61 - Bài 58: Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn: ......./..... /.
CHƯƠNG IV: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Tiết 61 	Bài 58: SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nêu được các dạng tài nguyên chủ yếu ( tài nguyên tái sinh, không tái sinh, năng lượng vĩnh cửu).
- Trình bày được các phương thức sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên: đất, nước, rừng.
2. Kỹ năng: Phát triển kỹ năng quan sát.
 3. Thái độ: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
B. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài :
- Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin để tìm hiểu về các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu, về cách sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí.
- Kĩ năng hợp tác trong nhóm
- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ nhóm, lớp.
C. Phương pháp giảng dạy: 
- Vấn đáp, thảo luận nhóm
D. Chuẩn bị giáo cụ : 
1.Giáo viên : Hướng dẫn học sinh các nội dung sgk
2. Học sinh : Tìm hiểu môi trường
E. Tiến trình bài dạy :
 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số. (1’)
2. Kiểm tra bài củ: (0’)
3. Nội dung bài mới: 
a, Đặt vấn đề: (2’) Tài nguyên thiên nhiên là vật chất được hình thành và tồn tại trong tự nhiên. Sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tuy vậy, việc sử dụng không hợp lý nguồn tài nguyên này không những dẫn đến sự cạn kiệt mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Làm thế nào để sử dụngcó hiệu quả nguồn TNTN?
B, Triển khai bài dạy :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu các dạng tài nguyên thiên nhiên. (15’)
GV yêu cầu HS ghiên cứu thông tin SGK, liên hệ thực tế:
+ Có những dạng tài nguyên nào?
+ Hoàn thành bảng 58.1.
HS đọc thông tin SGK, liên hệ thực tế, trả lời các câu hỏi, hoàn thành bài tập.
+ Sự khác biệt cơ bản giữa các dạng tài nguyên là gì?
HS tự rút ra kết luận cần thiết
1. Các dạng tài nguyên thiên nhiên
*Kết luận: Các dạng tài nguyên thiên nhiên:
- Tài nguyên tái sinh được: Nếu sử dụng hợp lý sẽ có điều kiện phục hồi.
- Tài nguyên không tái sinh: Sau một thời gian sử dụng sẽ cạn kiệt.
- Tài nguyên năng lượng vĩnh cữu: tài nguyên sạch, vô tận.
Hoạt động 2: Sử dụng hợp lý nguồn TNTN (15’)
+ Thế nào là sử dụng hợp lý nguồn TNTN?
+ Những dạng TNTN nào cần được sử dụng hợp lý? Vì sao?
+ Hoàn thành bảng 58.2
+ Làm thế nào để bảo vệ đất chống xói mòn, thoái hóa? Vài trò của thực vật?
GV giới thiệu cánh đồng ruộng bậc thang ở Philipin được Unessco công nhận là 1 trong 7 kỳ quan của thế giới.
+ Nước có vai trò như thế nào đối với đời sống của con người và sinh vật?
GV chiếu H.58.2, mô tả chu trình vòng tuần hoàn nước. Yêu cầu HS hoàn thành bảng 58.2.
+ Để nguồn nước không bị ô nhiễm và cạn kiệt chúng ta cần làm gì?
+ Cơ sở khoa học của các biện pháp đó là gì?
+ Hậu quả của việc chặt phá và đốt rừng?
+ Hãy kể tên một số khu rừng nỏi tiếng ở nước ta và trên thế giới đang được bảo vệ?
+ Làm thế nào để sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên rừng?
2. Sử dụng hợp lý nguồn TNTN
a. Sử dụng hợp lý tài nguyên đất
- Thực vật đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ đất.
- Phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.
- Làm ruộng bậc thang ở vùng đồi dốc để chống xói mòn.
b. Sử dụng hợp lý tài nguyên nước
- Khơi thông dòng chảy, không đổ rác xuống các dòng sông.
- Trồng cây gây rừng, xử lý nghiêm nạn khai thác rừng bừa bãi.
c. Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng
- Bảo vệ các rừng nguyên sinh.
- Không khuyến khích lối sống du canh du cư, đốt rừng làm rẫy.
- Cấm chặt phá rừng bừa bãi, xây dựng luật bảo vệ rừng.
- Có kế hoạch trồng mới, phục hòi đi đôi với khai thác và bảo vệ.
- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục.
4. Củng cố: (5’)
- Cần sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng ở địa phương như thế nào?
5. Dặn dò: (2’)
- Học, trả lời câu hỏi SGK. - Đọc bài 59, kẻ bảng 59.

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh 9 tiet 61 theo chuan KTKN co KNS.doc