Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Học sinh phát biểu được những ý chính của chương II và chương III của luật bảo vệ môi trường.
- Hiểu được tầm quan trọng của luật bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tư duy lôgic.
- Kĩ năng tổng hợp khái quát hoá kiến thức.
Tiết thứ: 64 Ngày soạn: / /2007. Ngày dạy: / /2007. bài 61: Luật bảo vệ môi trường. I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức : - Học sinh phát biểu được những ý chính của chương II và chương III của luật bảo vệ môi trường. - Hiểu được tầm quan trọng của luật bảo vệ môi trường. 2. Kĩ năng : - Rèn kĩ năng tư duy lôgic. - Kĩ năng tổng hợp khái quát hoá kiến thức. 3. Thái độ : - Có ý thức chấp hành luật bảo vệ môi trường và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. II. Phương pháp : Sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi và quan sát. III.Chuẩn bị phương tiện: * Phương tiện - Giáo viên: + Sưu tầm cuốn “Luật bảo vệ môi trường và nghị định hướng dẫn thi hành” + Bảng phụ. - Học sinh: Kiến thức của bài theo câu hỏi, hoàn thành bảng – SGK trang 184 vào vở bài tập. IV.Tiến trình bài giảng: 1. ổn định tổ chức: 9A: 9C: 9B: 9D: 2. Kiểm tra đầu giờ: - Vì sao cần bảo vệ sinh thái rừng? Nêu các biện pháp bảo vệ? -Vì sao cần bảo vệ hệ sinh thái biển?Nêu các biện pháp bảo vệ 3. Bài mới: Hoạt động 1. Sự cần thiết ban hành luật - Mục tiêu: +Học sinh trình bầy được sự cần thiết phải ban hành luật bảo vệ môi trường. - Tiến hành: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản ->YC học sinh đọc phần I. Ghi nhớ kiến thức: ? Ví sao nhà nước phải ban hành luật bảo vệ môi trường? ?Nếu không có luật bảo vệ môi trường thì hậu quả sẽ như thế nào? ->Gv treo bảng 1 SGK trang 184 lên bảng yêu cầu các nhóm hoàn thành theo nhóm lớn ->Đọc và xử lý , ghi nhớ kiến thức và trả lời được: +Vì sao có luật bảo vệ môi trường ->Thực hiện ẹ theo nhóm: ->Các nhóm quan sát và đọc kỹ bảng 1, hoàn thành cột 3 (mỗi nhóm nghiên cứu 1 vấn đề). I.Sự cần thiết ban hành luật: Luật bảo vệ môi trường ban hành nhằm: -Điều chỉnh hành vi của cả xã hội để ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do hoạt động cả con người và thiên nhiên gây ra. -Điều chỉnh việc khai thác sử dụng các thành phần môi trường hợp lí. Hoạt động 2. - Mục tiêu: +Học sinh nêu được nội dung cơ bản của luật bảo vệ môi trường. - Tiến hành: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản ->Yêu cầu học sinh đọc phần II SGK trang 184 – 185 và trả lời câu hỏi sau: Qua phần em vừa nghiên cứu. ?Em hãy nêu nội dung về phòng chống suy thoái ô nhiễm môi trường? ->Liên hệ: ?Kể tên các tài nguyên ở địa phương? Hiện nay sử dụng tài nguyên đó như thế nào? ->Yêu cầu đọc tiếp mục 2: ?Nêu cách khắc phục suy thoái, ô nhiễm môi trường? ?Địa phương em có những nơi nào hay cháy rừng? Sụt lở đất? Đọc , xử lí và trao đổi thảo luận nhóm bàn, thống nhất ý kiến nêu được: +Khái quát được từ các điều nêu trong luật. +Chú ý đến đất, nước, sinh vật của môi trường. ->Đại diện trình bầy. ->Nghiên cứu và rút ra kết luận. ->Liên hệ địa phương II.Một số nội dung cơ bản của luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam: 1. Phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường: -Cá nhân, tổ chức phải có trách nhiệm giữ cho môi trường sạch và xanh. -Xử lý chất thải, rác thải đúng quy trình để chống ô nhiễm. -Sử dụng tiết kiệm tài nguyên 2. Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường: Khi có sự có về môi trường thì cá nhân, tổ chức phải khắc phục kịp thời và báo với cấp trên Hoạt động 3. - Mục tiêu: +Nêu được trách nhiệm của bản thân và mọi người trong việc chấp hành luật. +Nâng cao ý thức hơn nữa trong việc chấp hành luật. - Tiến hành: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản ->YC học sinh trả lời 2 câu hỏi theo ẹ SGK trang 185. ->Sau khi Hs trao đổi nhất trí với các nội dung-> GV liên hệ: +Nước phát triển người dân đều hiểu luật -> để giáo dục học sinh chấp hành từ lúc còn nhỏ. ->Cá nhân suy nghĩ yêu cầu nêu được: +Tìm hiểu luật +Cần thiết phải chấp hành luật. +Tuyên truyền dưới nhiều hình thức. III.Trách nhiệm của mỗi người trong việc chấp hành luật bảo vệ môi trường: -Mỗi người dân phải tìm hiểu và nắm vững luật bảo vệ môi trường. -Tuyên truyền để mọi người thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường. 4. Củng cố và kiểm tra đánh giá: - Cho học sinh đọc phần ghi nhớ SGK. - Hãy liệt kê các hành động làm suy thoái môi trường mà em biết? - Mỗi học sinh cần làm gì để thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường. 5. Dặn dò và hướng dẫn học bài: - Học bài theo câu hỏi SGK. - Chuẩn bị giờ sau: +Ôn tập lại các kiến thức của chương bảo vệ môi trường. - Chuẩn bị thực hành. V. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Tài liệu đính kèm: