. Kiến thức:
- Giúp Học sinh củng cố, luyện tập vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập sinh thái.
- Giúp H mở rộng và năng cao kiến thức về sinh thái học.
2- Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng giải bài tập sinh thái.
- Rèn tư duy so sánh, liên hệ thực tế.
Tiết 65: Bài tập I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Giúp Học sinh củng cố, luyện tập vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập sinh thái. - Giúp H mở rộng và năng cao kiến thức về sinh thái học. 2- Kỹ năng: - Rèn kỹ năng giải bài tập sinh thái. - Rèn tư duy so sánh, liên hệ thực tế. - Kỹ năng hoạt động nhóm. 3- Giáo dục: - Giáo dục thái độ học tập tích cực cho Học sinh thông qua tự bản thân giải được các bài tập sinh thái . III. Tiến trình: 1. ổn định tổ chức: Kiểm diện.......... 2. Kiểm tra bài cũ: Kừt hợp trong giờ học . 3. Bài mới: Bài 1: Giả sử có các sinh vật sau: bò, lợn, ve, sán lá gan,sán xơ mít, gian đũa, giun đất, cá chép, sáo. a, Cho biết môi trường sống của các sinh vật kể trên . Trình bày khái niệm môi trương, có mấy loại môi trường ? b, Bò chịu tác động của các nhân tố sinh thái nào ? Các nhân tố sinh thái đó thuộc nhóm nhân tố sinh thái nào ? Bài 2: Cá rô phi nuôi ở nước ta bị chết khi nhiệt độ xuống dưới 5,60C hoặc cao hơn 420 Cvà sinh sống tốt nhất ở 300C. a, Đối với cá rô phi, các giá trị về nhiệt độ 5,60C, 420C và 300C gọi lad nhiệt độ gì ? Khoảng cách giữa hai giá trị 420C – 5,60C gọi là gì ? b, Cá chép ở nước ta có các giá trị nhiệt độ tương ứng 20 C, 440C và 280C. So sánh hai loàicá rô phi và cá chép. Loài nào có khả năng phân bố rộng hơn ? c, Biên độ dao động nhiệt độ nước của ao hồ miền bắc nước ta là 20C và 420C và ở miền nam nước ta là 100C và 400C. Loài cá nào sống ở đâu là thích hợp? Bài 3: Quan sát các hiện tượng sau: Rễ của cây nối liền nhau ở nhiều loài cây . Tự tỉa ở thực vật. Chim ăn sâu. Làm tổ tập đoàn giữa nhạn bể và cò. Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến và tổ mối. Hải quỳ và tôm kí cư. Dây tơ hồng trên bụi cây . Dịa y. Cáo ăn gà ăn lẫn nhau khi số lượng cá thể tăng quá cao Cây mọc theo nhóm Giun, sán sống trong ruột của Trâu bò Ve , bét sóng bám trên da trâu, bò Hãy sắp xếp các hiện tượng trên vào các mối quan hệ sinh thái cho phù hợp ? Bài 4: Giả sử có một quần xã sinh vật gồm các loài sinh vật sau: cỏ, bò, nai, sâu hại thực vật, chim ăn sâu, hổ, vi sinh vật. Xây dựng các chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật nêu trên ? 4. Củng cố, kiểm tra đánh giá GV nhận xét bài làm của hs 5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho tiết học sau: - Học bài theo nội dung SGK và vở ghi IV. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: