Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 7 - Bài 7: Bài luyện tập

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 7 - Bài 7: Bài luyện tập

 1.1. Kiến thức:

- Củng cố khắc sâu và mở rộng nhận thức về các quy luật di truyền.

 - Biết vận dụng kiến thức lí thuyết để giải các bài tập.

 1.2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm khách quan và giải bài tập di truyền.

- Viết được các sơ đồ lai.

 1.3. Thái độ: Có hứng thú học tập bộ môn.

 

doc 11 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 969Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 7 - Bài 7: Bài luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/09/2010 
Ngày giảng: 11/09/2010
 Tiết 7 
Bài 7: Bài luyện tập
1/Mục tiêu
 1.1. Kiến thức: 
- Củng cố khắc sâu và mở rộng nhận thức về các quy luật di truyền.
	- Biết vận dụng kiến thức lí thuyết để giải các bài tập.
 1.2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm khách quan và giải bài tập di truyền.
- Viết được các sơ đồ lai.
 1.3. Thái độ: Có hứng thú học tập bộ môn.
2/ chuẩn bị
- GV: Bảng phụ ghi nội dung bài tập.
- HS: Ôn lại kiến thức đã học, đọc trước bài mới.
3/ phương pháp
 	- Hoạt động nhóm, cá nhân.
4/Tiến trình dạy học 
4.1. Tổ chức: 
 	4.2. Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong quả trình làm bài tập.
 	4.3. Bài mới
Hoạt động 1: Hướng dẫn phương pháp giải bài tập.
*Mục tiêu: Nắm được phương pháp giải của từng dạng.
- GV: Hướng dẫn HS cách giải từng dạng.
I)Lai một cặp tính trạng
1. Dạng toán thuận: Biết kiểu hình của P à xác định tỉ lệ kiểu hình, kiểu gen ở F1, F2.
a) Cách giải: lưu ý xác định P có thuần chủng không vì tính trạng trội có thể có 2 kiểu gen.
	+ Bước 1: quy ước gen (dựa vào đầu bài biết tính trạng trội, lặn)
	+ Bước 2: Biện luận xác định kiểu gen của P (dựa vào KH của P)
	+ Bước 3: viết sơ đồ lai xác định KG, KH F1, F2 
b) Xác định nhanh KH F1 và F2 trong các trường hợp sau:
- P: t/c, khác nhau bởi 1 cặp TT tương phản, trội hoàn toàn
 F1: đồng tính trội. F2 phân ly theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn.
- P: t/c, khác nhau bởi 1 cặp TT tương phản, trội không hoàn toàn
 F1 : TT trung gian. F2 : phân ly 1T: 2TG: 1L
- Nếu 1 bên P dị hợp, bên kia đồng hợp lặn F1 có tỉ lệ 1:1
c) VD: Bài tập 1/ Sgk- 22
+ Qui ước: A: lông ngắn, a: lông dài.
+ P: lông ngắn thuần chủng có KG: AA, lông dài: aa.
 F1: Aa (toàn lông ngắn)
->Đáp án đúng: a ( HS viết Sđl)
2. Dạng toán nghịch: Biết kết quả phép lai xác định kiểu gen kiểu hình ở P.
a) Đề bài cho tỉ lệ phân ly. 
- Căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình ở đời con và điều kiện đầu bài để kết luận qui luật di truyền. Xác định tính trạng trội lặn P
+ Nếu tỉ lệ phân ly F: (3:1) à P Aa x Aa (qui luật phân ly)
	 F: (1:1) à P Aa x aa (lai phân tích)
	 F:(1:2:1) à P Aa x Aa (trội không hoàn toàn)
 - Viết sơ đồ lai và nhận xét kết quả: 
*VD: Bài tập 2/ Sgk/22
P: Thân đỏ thẫm x thân đỏ thẫm (P phải có gen A)
F1: 75% đỏ : 25% xanh 3 đỏ: 1 xanh theo qui luật phân ly P: Aa x Aa
->Đáp án đúng: d
b) Đề bài không cho tỉ lệ phân ly kiểu hình
- Dựa vào KH lặn của con loại giao tử mà con nhận từ bố mẹ KG P
- Lập sơ đồ lai.
*VD: Bài tập 4/ Sgk
Con mắt xanh: KG aa bố cho 1 giao tử a, mẹ cho 1 giao tử a.
Con mắt đen: A- bố hoặc mẹ cho giao tử A
 KG của bố mẹ có thể là:
P: mắt đen (Aa) x mắt đen (Aa)
P: mắt xanh (aa) x mắt đen (Aa)
Đáp án đúng: b, c
II) Lai hai cặp tính trạng
Giải bài tập trắc nghiệm khách quan.
1. Dạng toán thuận: biết kiểu gen, kiểu hình của P à xác định tỉ lệ kiểu hình ở F1, F2).
- Cách làm tương tự như lai 1 cặp tính trạng.
- Có thể căn cứ vào tỉ lệ từng cặp tính trạng (theo các quy luật di truyền ) xác định nhanh kết quả lai nhiều cặp tính trạng = tích tỉ lệ của các tính trạng ở F1 và F2 là:
	(3:1)(3:1) = 9:3:3:1
	(3:1)(1:1) = 3:3:1:1
 (1:1)(1:1) = 1:1:1:1
	(3:1)(1:2:1) = 6:3:3:2:1
* VD: P: AaBb x AaBb , các gen phân ly độc lập. Ta tách phép lai 2 cặp TT thành 2 phép lai 1 cặp TT:
P: Aa x Aa F1 : 1/4AA : 1/2Aa : 1/4aa 3/4A- : 1/4aa
P: Bb x Bb F1 : 1/4BB : 1/2Bb : 1/4bb 3/4B- : 1/4bb
 Tính tỉ lệ của KG F1 : A-B- = 3/4 . 3/4 = 9/16
2. Dạng toán nghịch: Biết số lượng hay tỉ lệ kiểu hình ở đời con xác định kiểu gen của cặp P.
*Cách giải: căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình ở đời con kiểu gen của P.
+ Nếu F2: 9:3:3:1 = (3:1)(3:1) F2 dị hợp về hai cặp gen.
	 P thuần chủng về hai cặp gen.
+ F2: 3:3:1:1 = (3:1)(1:1) P AaBb x Aabb
	 hoặc AaBb x aaBb
+ F2: 1:1:1:1 = (1:1)(1:1) P AaBb x aabb hoặc Aabb x aaBb
*VD: Bài tập 5/ Sgk
Xét sự phân ly của từng cặp TT ở F2. ta có tỉ lệ.
3 đỏ: 1 vàng F1 Aa x Aa
3 tròn : 1 bầu F1 Bb x Bb
 F1: 100% đỏ, tròn P phải thuần chủng
 P: đỏ, bầu dục có KG: AAbb
 vàng, tròn có KG: aaBB
Đáp án đúng: d
Hoạt động 2: Bài tập vận dụng.
1.Bài tập 3: (Sgk) 
F1: 25,1% hoa đỏ : 49,9% hoa hồng : 25% hoa trắng
	 F1: 1hoa đỏ : 2 hoa hồng : 1 hoa trắng
	 tỉ lệ kiểu hình của trội không hoàn toàn à đáp án b,d
2. Bài tập: ở 1 loài côn trùng: gen B: thân xám, b: thân đen. S: lông ngắn, s: lông dài. Các gen nằm trên các NST thường khác nhau.
a/ Cho 2 cơ thể thuần chủng lông xám, cánh dài x thân đen, lông ngắn. Lập sơ đồ lai và nhận xét kết quả F1.
b/ Nếu cho F1 lai phân tích thì kết quả sẽ như thế nào? Lập sơ đồ lai.
( GV hướng dẫn -> HS về nhà làm)
 4.4. Củng cố:
- GV nhấn mạnh các pp giải các dạng bài tập DT
4.5. Hướng dẫn về nhà
	- Hoàn thiện các bài trong sgk.
- BT chép: ở cà chua, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp. Các gen nói trên nằm trên các NST thường khác nhau.
Khi cho lai giữa hai cây cà chua thân cao với nhau người ta thu được 75 cây thân cao và 24 cây thân thấp. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai cho phép lai trên.
	- Đọc trước bài 8
5. rút kinh nghiệm:
.. 
Ngày soạn: 10/09/2010
Ngày giảng: 13/09/2010
Tiết 8
Chương II: Nhiễm sắc thể
 Nhiễm sắc thể
1/ Mục tiêu
 1.1. Kiến thức:
- HS nêu được tính chất đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể (NST) ở mỗi loài.
- Trình bày được sựu biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào.
 - Mô tả được cấu trúc hiển vi của nhiễm sắc thể và nêu được chức năng của NST
 1.2. Kỹ năng: 
	- Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
	- Kĩ năng hợp tác trong nhóm
- Tiếp tục rèn kỹ năng sử dụng kính hiển vi.
 1.3. Thái độ: Có hứng thú học tập bộ môn. 
2/ chuẩn bị
	- GV: + Tranh phóng to H8.1, 8.2, 8.3, 8.4, 8.5/ SGK.
	- HS: Nghiên cứu bài mới
3/ phương pháp
	-Trực quan. Quan sát tìm tòi, nghiên cứu, đàm thoại
	- Hoạt động nhóm.
4/ Tiến trình dạy học.
	4.1. Tổ chức: KTSS: 9A.../14
	4.2. KTBC: 
	4.3. Bài mới
	*Mở bài: ? Phát biểu nội dung qui luật phân ly.
	-> Ngày nay người ta đã chứng minh được rằng nhân tố di truyền chính là các gen nằm trên NST có trong nhân tế bào.
Hoạt động 1: Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể
*Mục tiêu: Phân biệt bộ NST lưỡng bội và đơn bội. Xác định tính đặc trưng về số lượng và hình dạng của bộ NST.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV: đưa ra khái niệm về NST.
- Yêu cầu HS đọc Ê mục I, quan sát H 8.1 để trả lời câu hỏi:
? NST tồn tại ntn trong TB sinh dưỡng và trong giao tử?
? Thế nào là cặp nhiễm sắc thể tương đồng?
? Phân biệt bộ nhiễm sắc thể đơn bội và bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội ?
- GV: giải thích thêm:
+ Phân biệt TB sinh dưỡng vàTB sinh dục.
+Trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng: 1 có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ do được tổ hợp lại trong thụ tinh vì vậy gen nằm trên NST cũng tồn tại thành từng cặp tương ứng (VD: AA, aa, AaBb)
+ Bộ NST lưỡng bội: số lượng NST trong TB luôn là bội số của 2(trừ 1 số loài như bọ xít có cặp NST giới tinh là XO 2n là số lẻ)
+ Cặp NST giới tính có thể tương đồng hoặc không tương đồng( XX) hay không tương đồng tuỳ thuộc vào loại, giới tính. 
- GV: yêu cầu HS n/c bảng 8 + hình 8.2: thảo luận nhóm nội dung:
? Nhận xét về số lượng NST trong bộ lưỡng bội ở các loài?
? Số lượng nhiễm sắc thể trong bộ lưỡng bội có phản ánh trình độ tiến hoá của loài không?
? Mô tả bộ nhiễm sắc thể của ruồi giấm về số lượng và hình dạng?
? Nêu đặc điểm đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể ở mỗi loài sinh vật ?
- GV: y/c q/s H8.3 + thông tin:
? Cho biết hình dạng và kích thước của NST ở kì giữa?
- GV: nhận xét và chốt kiến thức
- HS nghiên cứu phần đầu mục I, quan sát hình vẽ nêu:
+ Trong tế bào sinh dưỡng NST tồn tại từng cặp tương đồng.
+ Trong giao tử NST chỉ có một NST của mỗi cặp tương đồng.
+ 2 NST giống nhau về hình dạng, kích thước.
+ Bộ NST chứa cặp NST tương đồng " Số NST là số chẵn kí hiệu 2n (bộ lưỡng bội).
+ Bộ NST chỉ chứa 1 NST của mỗi cặp tương đồng " Số NST giảm đi một nửa kí hiệu là n (bộ đơn bội).
- một vài em phát biểu, hs khác nhận xét bổ sung.
- HS theo dõi
- HS quan sát, thảo luận nhóm: so sánh bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của người với các loài còn lại, nêu được:
+ Số lượng NST ở các loài khác nhau
+Số lượng nhiễm sắc thể không phản ánh trình độ tiến hoá của loài.
- có 8 nhiễm sắc thể gồm 4 cặp:
+ 1 đôi hình hạt
+ 2 đôi hình chữ V
+ 1 cặp NST giới tính: con cái hình que, con đực 1 chiếc hình que, 1 chiếc hình móc.
- Đại diện nhóm trình bày lớp bổ sung.
- HS: ở mỗi loài bộ nhiễm sắc thể giống nhau về: 
+ Số lượng nhiễm sắc thể 
+ Hình dạng các cặp nhiễm sắc thể .
- Q/s H8.3 + TT nắm được:
+ Hình dạng: hạt, que, chữ V
+ KT: dài 0,5 50Mm, ĐK: 0,2 2Mm
Tiểu kết:
 - Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng. Bộ NST là bộ NS lưỡng bội kí hiệu là 2n.
 - Trong tế bào sinh dục (giao tử) chỉ chứa 1 NST trong mỗi cặp tương đồng " Số NST giảm đi một nửa, bộ NST là bộ đơn bội kí hiệu là n.
 - ở những loài đơn tính có sự khác nhau giữa cá thể đực và cái ở 1 cặp NST giới tính kí hiệu là XX, XY.
 - TB mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng
Hoạt động 2: Cấu trúc của nhiễm sắc thể.
*Mục tiêu: Mô tả được cấu trúc điển hình của nhiễm sắc thể ở kì giữa.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV: thông báo cho HS : ở kì giữa nhiễm sắc thể co ngắn cực đại quan sát rõ nhất về hình dạng đặc trưng.
? Mô tả hình dạng, kích thước của NST ở kì giữa?
- Yêu cầu HS quan sát H 8.5 cho biết: các số 1 và 2 chỉ những thành phần cấu trúc nào của NST?
 ? Mô tả cấu trúc NST ở kì giữa của quá trình phân bào?
- GV giới thiệu H 8.4
- GV: giải thích thêm về phân tử ADN liên kết với pr ở dạng 1 phức hợp gọi là chất nhiễm sắc. Pr ở đây gồm 2 loại: pr bazơ (có histon), pr axit (không có histon)
- HS: quan sát tranh, thảo luận nhóm nêu được: 
+ Hình dạng, đường kính, chiều dài của nhiễm sắc thể.
+ Nhận biết được 2 crômatit, vị trí tâm động.
+ Điền chú thích hình 8.5
+ Số 1: 2 crômatit
 Số 2: tâm động
- HS phát biểu
*Tiểu kết:
 - Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa:
 + Hình dạng: hình hạt, hình que, hình chữ V.
 + Dài: 0,5 – 50 micromet, đường kính 0,2 – 2 micromet.
 + Cấu trúc: ở kì giữa, NST gồm 2 cromatit gắn với nhau ở tâm động.
 + Mỗi cromatit gồm 1 phân tử ADN và prôtêin loại histôn.
Hoạt động 3: Chức năng của nhiễm sắc thể.
*Mục tiêu: HS nắm được chức năng của nhiễm sắc thể trong di truyền.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS đọc thông tin mục III SGK, trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi:
? NST có đặc điểm gì liên quan đến di truyền( Chức năng của NST?)
- HS đọc thông tin mục III SGK, trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi.
-> Rút ra kết luận.
*Tiểu kết:
- Nhiễm sắc thể là cấu trúc mang gen, trên đó mỗi gen ở một vị trí xác định. 
- Nhiễm sắc thể có đặc tính tự nhân đôi các gen qui định tính trạng được di truyền qua các thế hệ TB và cơ thể.
4.4. Củng cố.
Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể của mỗi loài sinh vật. 
 Phân biệt bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và bộ nhiễm sắc thể đơn bội ?
Nêu vai trò của nhiễm sắc thể đối với sự di truyền của các tính trạng ?
4.5. Hướng dẫn về nhà
	- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
	- Kẻ sẵn bảng 9.1 và 9.2 vào vở bài tập.
 	- Đọc trước bài 10 – Nguyên phân.
5. rút kinh nghiệm	
.
Ngày soạn: 15/09/2010
Ngày giảng:.17/09/2010
Tiết 9
 Nguyên phân
1/Mục tiêu
 1.1. Kiến thức: 
- HS trình bày được sự biến đổi hình thái nhiễm sắc thể trong chu kì tế bào.
- Trình bày được những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể qua các kì của nguyên phân.
- Trình bày được ý nghĩá sự thay đổi trạng thái ( đơn, kép) , biến đổi số lượng (ở TB mẹ và tb con) và sự vận động của NST qua các kì của nguyên phân. 
 1.2. Kĩ năng:
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
 1.3. Thái độ: Hứng thú học tập bộ môn. 
2/ chuẩn bị
 - GV: - Tranh phong to hình: 9.1, 9..2, 9.3/sgk.
 	 - Bảng phụ 9.1 để hs tự điền.
 	 - Bảng phụ 9.2 ghi đầy đủ nội dung cột 3 
- HS: Nghiên cứu trước bài mới 
3/ phương pháp
 - Quan sát tìm tòi nghiên cứu. Hoạt động nhóm.
4/ Tiến trình dạy học 
4.1. Tổ chức
 4.2. Kiểm tra bài cũ:
? HS 1: Cấu trúc điển hình của nhiễm sắc thể được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào? mô tả cấu trúc đó?
? HS2: Nêu vai trò của nhiễm sắc thể đối với sự di truyền của các tính trạng ? 4.3. Bài mới.
*Mở bài: Cơ thể SV lớn lên được là nhờ đâu? (phân chia tế bào) gọi là quá trình nguyên phân.
Hoạt động 1: Biến đổi hình thái nhiễm sắcthể trong chu kì tế bào.
Mục tiêu: Trình bày được sự biến đổi hình thái NST trong chu kì TB.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV: yêu cầu hs nghiên cứu thông tin sgk, quan sát hình 9.1 trả lời câu hỏi:
? Chu kì tế bào gồm những giai đoạn nào?
- GV đưa hình 9.1 lên bảng
- GV lưu ý hs: về thời gian của kì trung gianlà chủ yếu và giải thích 3 pha của kì này (TTBS/sgv):
G1, S, G2 (sự tự nhân đôi của NST ở pha S)
+ Giai đoạn nguyên phân ( Thời gian ngắn) gồm 4 kì -> 2 TB mới
- Y/c HS quan sát H9.2, thảo luận:
? Nêu sự biến đổi hình thái nhiễm sắc thể?
? Hoàn thành bảng 9.1/sgk.27 ?
- GV gợi ý cho HS lựa chọn từ điền: ít, nhiều, cực đại, đơn, kép.
- GV: gọi một hs lên làm trên bảng 
- GV: giúp HS đối chiếu với hình vẽ để hoàn chỉnh bảng.
- HS: nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi:
+Gồm 2 giai đoạn: kì trung gian và quá trình nguyên phân.
- 1 HS chỉ tranh trình bày -> HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS ghi nhớ kiến thức.
- Các nhóm q/s hình, thống nhất ý kiến điền bảng.
+ Nhiễm sắc thể có sự biến đổi hình thái : dạng đóng xoắn và dạng duỗi xoắn.
+ Ghi mức độ đóng và duỗi xoắn vào bảng 9.1
- Đại diện nhóm lên điền bảng, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hình thái NST
Kì TG
Kì đầu
Kì giữa
Kì sau
Kì cuối
Mức độ duỗi xoắn
nhiều nhất
ít
nhiều
Mức độ đóng xoắn
ít
cực đại
Trạng thái
đơn kép
kép
kép
đơn
đơn
- GV chốt lại kiến thức:
? Tại sao sự đóng xoắn và duỗi xoắn của nhiễm sắc thể có tính chu kì ?
- HS: nêu được:
+ Từ kì trung gian kì giữa nhiễm sắc thể đóng xoắn.
+ Từ kì sau kì trung gian tiếp theo: nhiễm sắc thể duỗi xoắn.
Sau đó lại tiếp tục đóng và duỗi xoắn qua các chu kì tế bào tiếp theo.
Tiểu kết:
* Chu kì tế bào gồm:
+ Kì trung gian: tế bào lớn lên và có sự tự nhân đôi NST NST kép.
+ Nguyên phân: có sự phân chia NST và chất tế bào tạo ra 2 tế bào mới.
*Hình thái NST biến đổi qua các kì của chu kì TB thông qua mức độ đóng xoắn và duỗi xoắn 
+ Dạng sợi mảnh (duỗi xoắn) ở kì trung gian.
+ Dạng đặc trưng (đóng xoắn cực đại) ở kì giữa.
Hoạt động 2: Những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong nguyên phân.
Mục tiêu: Trình bày được những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể qua quá các kì của nguyên phân.
- GV: yêu cầu HS quan sát hình 9.2 và 9.3
? Hình thái NST ở kì trung gian?
? Cuối kì trung gian NST ở trạng thái nào? TB có đặc điểm gì?
- GV: yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin + bảng 9.2 thảo luận: điền nội dung thích hợp vào bảng 9.2.
- GV: chốt lại kiến thức qua từng kì
- HS: quan sát hình nêu được: 
+ NST có dạng mảnh sợi.
+ NST tự phân đôi NST kép
+ Trung tử nhân đôi.
- HS nghiên cứu thông tin: thảo luận nhóm thống nhất ND điền bảng
- Đại diện nhóm phát biểu các nhóm khác bổ sung.
-> Các nhóm sửa chữa sai sót nếu có.
Các kì
Những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể
Kì đầu
- Nhiễm sắc thể bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt.
- Các nhiễm sắc thể kép dính vào các sợi tơ của thoi vô phân bào tâm động.
Kì giữa
- Các nhiễm sắc thể kép đóng xoắn cực đại.
- Các nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kì sau
- Từng nhiễm sắc thể kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 nhiễm sắc thể đơn phân li về hai cực của tế bào.
Kì cuối
- Các nhiễm sắc thể đơn duỗi xoắn dài ra, ở dạng sợi mảnh dần thành chất nhiễm sắc.
- GV giải thích thêm đặc điểm từng kì như TTBS và nhấn mạnh: ở kì cuối có sự phân chia tế bào chất và các bào quan, thoi phân bào biến mất, hình thành màng nhân bao quanh chất nhiễm sắc, nhân con được tái tạo. Sự phân chia TBC ở TBĐV khác TBTV: TBĐV hình thành 1 eo thắt lại ở vùng xích đạo giữa 2 nhân cắt đôi chất TB. TBTV do có màng xenlulôzơ làm cho TB không vận động được nên hình thành vách ngăn ở vùng trung tâm xích đạo phân chia TBC thành 2 nửa đều nhau có chứa nhân.
- GV y/c HS trả lời:
? Nêu kết quả của quá trình phân bào:
? NX bộ NST ở TB con so với TB mẹ ban đầu?
 GV kết luận lại:và nhấn mạnh ý nghĩa từ nguyên phân
- HS ghi nhớ thông tin.
- 1 vài HS trả lời:
+ Tạo ra 2 TB con.
+ Bộ NST giống nhau và giống TB mẹ ban đầu.
Tiểu kết:
* Kì trung gian:
+ NST có dạng sợi mảnh, duỗi xoắn.
+ Mỗi NST tự nhân đôi thành NST kép.
+ Trung tử nhân đôi thành 2 trung tử.
* Nguyên phân: Gồm 4 kì ( bảng 9.2)
+ Kết quả: Từ 1 tế bào mẹ ban đầu tạo ra 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống tế bào mẹ (2n NST). 
Hoạt động 3: ý nghĩa của nguyên phân.
Mục tiêu: Hiểu được ý nghĩa của quá trình nguyên phân đối với cơ thể SV và thực tiễn.
- GV: cho HS thảo luận:
? Do đâu mà số lượng nhiễm sắc thể của tế bào con giống tế bào mẹ?
? Trong nguyên phân số lượng tế bào tăng mà bộ nhiễm sắc thể không đổi điều đó có ý nghĩa gì?
- GV giải thích thêm ý nghĩa thực tiễn của nguyên phân:
+ Sinh trưởng của các mô vá cq chủ yếu nhờ vào sự tăng số lượng TB trong NP. ở cơ thể non, qt NP diễn ra mạnh. cơ thể người, NP chủ yếu diễn ra vào ban đêm, trong giấc ngủ. Khi mô hay cơ quan đạt kl tới hạn -> NP ức chế
+ ý nghĩa của NP trong giâm, chiết, ghép hoặc giúp liền các vết thương, xương gãy.
- Gv giới thiệu: NP xảy ra ở TB sinh dưỡng,TBhợp tử, Tbsinh dục sơ khai.
- HS n/c TT sgk, thảo luận nhóm nêu được:
+ Do tự nhân đôi 1 lần và phân li 1 lần.
+ Bộ NST của loài được ổn định.
- HS theo dõi 
Tiểu kết:
 + Nguyên phân là hình thức sinh sản của tế bào và sự lớn lên của cơ thể.
 + Nguyên phân duy trì sự ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào và qua các thế hệ cơ thể ở những loài ss vô tính.
 4.4. Củng cố:
- HS đọc KL SGK
 - Bài tập: Khoanh tròn vào các chữ cái ở đầu câu trả lời đúng.
 1) Sự tự nhân đôi của nhiễm sắc thể diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào:
a. Kì trung gian
b. Kì đầu
c. Kì giữa
d. Kì sau
e. Kì cuối
 2) ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là:
a. Sự chia đều chất nhân của tế bào mẹ cho hai tế bào con.
b. Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho hai tế bào con.
c. Sự phân li đồng đều của các crômatit về hai tế bào con.
d. Sự phân chia đồng đều tế bào chất cho hai tế bào con.
 3) ở ruồi giấm 2n = 8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân số nhiễm sắc thể trong tế bào đó là :
a. 4 nhiễm sắc thể
b. 8 nhiễm sắc thể
c. 16 nhiễm sắc thể
d. 32 nhiễm sắc thể
 4.5. Hướng dẫn về nhà
+ Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
+ Đọc trước bài 10.
+ Kẻ bảng 10 vào vở bài tập.
5. rút kinh nghiệm
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docS9 T7,8,9.doc