Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 7 - Bài 7: Bài tập chương I

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 7 - Bài 7: Bài tập chương I

1. Kiến thức:

- Củng cố, khắc sâu và mở rộng kiến thức về các quy luật di truyền.

 - Hệ thống hoá lại các nội dung đã học thông qua các bài tập

2. Kỹ năng:

- Vận dụng được lí thuyết để giải bài tập

- Rèn luyện được kĩ năng làm bài tập khách quan

3. Thái độ:

 

doc 9 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1689Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 7 - Bài 7: Bài tập chương I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 7	Ngày soạn: ......./..... /.
Bài 7: BÀI TẬP CHƯƠNG I. 
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Củng cố, khắc sâu và mở rộng kiến thức về các quy luật di truyền.
 - Hệ thống hoá lại các nội dung đã học thông qua các bài tập
2. Kỹ năng: 
- Vận dụng được lí thuyết để giải bài tập
- Rèn luyện được kĩ năng làm bài tập khách quan
3. Thái độ: 
- Có thái độ yêu thích bộ môn
- Có tinh thần say mê khi giải thích các hiện tượng thực tế thông qua các bài toán 
B. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng phân tích. suy đoán kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng, dùng sơ đồ lai để giải thích phép lai.
-Kĩ năng hợp tác, ứng xử, lắng nghe tích cực. 
-Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp. 
C. Phương pháp giảng dạy: 
- Hỏi đáp-Tái hiện
- Giải bài toán-Tái hiện
- Hoạt động nhóm 
D. Chuẩn bị giáo cụ: 
1. Giáo viên: 
Chuẩn bị lời giải và đáp án phần trắc nghiệm
2. Học sinh: 
Ôn trước nội dung các bài đã học 
E. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1’)
2. Kiểm tra bài củ: (0’)
3. Nội dung bài mới: 
a, Đặt vấn đề: (2’) Các em đã nắm được các quy luật “Lai một cặp tính trạng” và “Lai hai cặp tính trạng” của Menđen. Để khắc sâu kiến thức đã học, hôm nay chúng ta hãy tiến hành giải các bà tập trắc nghiệm ở chương I. 
b, Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Kiến thức cơ bản chươngI (10 ’)
GV: Khi lai một cặp tính trạng thì theo Menđen P?, F1 có KG, KH?, F2 có KG, KH?
HS: Thảo luận, lên bảng điền nội dung mà giáo viên yêu cầu, nhận xét cho nhau
GV: Chuẩn hoá nội dung đã học
HS: Ghi nhớ nội dung
GV: Lai hai cặp tính trạng
F1: KG, KH?
F2: KG, KH tổng quát ?
HS: Liên hệ kiến thức đã học để trả lời
GV: Chuẩn hoá lại nội dung
HS: Ghi nhớ để vận dụng giải bài tập
I. Kiến thức cơ bản chươngI:
1. Lai một cặp tính trạng:
Ptc F1 KG: Dị hợp(Aa, Bb)
 KH: 100% Đồng hợp
 F2 KG: 1AA: 2Aa: 1aa 
 KH: 3trội : 1lặn 
2. Lai hai cặp tính trạng:
Ptc F1 KG: Dị hợp (AaBb)
 KH: 100%Đồng hợp
F2 KG: 9A-b-:3A-bb: 3aaB-: 1aabb
KH: có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ (9: 3: 3: 1)
 Tỉ lệ từng cặp tính trạng 3trội: 1lặn 
Hoạt động 2: Chữa các bài tập chương I ( 25’)
GV: Yêu cầu học sinh lần lượt làm các bài tập trắc nghiệm sgk theo nhóm
HS: Làm theo nhóm, trình bày kết quả và nhận xét lẫn nhau
GV: yêu cầu các nhóm giải thích về những lựa chọn của mình
HS: Lần lượt lên bảng để chứng minh
GV: Đính chính các kết quả, giải thích
HS: Ghi nhớ nội dung
II. Chữa các bài tập chương I:
Đáp án
Câu 
Đáp án
1
a
2
d
3
b, d
4
b hoặc c
5
d
4. Củng cố: (5’)
- Nhấn mạnh lại các trường hợp lai một cặp tính trạng và lai hai cặp tính trạng
- Sữa chữa những sai sót thường gặp của học sinh khi làm bài tập 
5. Dặn dò: (2’)
- Yêu cầu học sinh thường xuyên ôn tập các nội dung đã học, chú ý tìm đọc các bài tập phần Di truyền và biến dị
- Xem trước nội dung bài mới, soạn phần hoạt động 
Tiết 8	Ngày soạn: ......./..... /.
NHIỄM SẮC THỂ.
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nêu được tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể của mỗi loài
- Mô tả được cấu trúc hiển vi của NST và nêu được chức năng của NST (là cấu trúc mang gen)
2. Kỹ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ: 
- Có thái độ nghiêm túc trong tiết học
- Có thái độ yêu thích bộ môn, biết lắng nghe giáo viên và tìm hiểu các nội dung sgk 
B. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
-Kĩ năng hợp tác, ứng xử, lắng nghe tích cực. 
-Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp. 
C. Phương pháp giảng dạy: 
- Hỏi đáp-Tái hiện
- Giải bài toán-Tái hiện
- Hoạt động nhóm 
D. Chuẩn bị giáo cụ: 
1. Giáo viên: Tranh phóng to hình 8.1 đến 8.5 
2. Học sinh: Làm bài cũ, xem trước nội dung bài mới 
E. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1’)
2. Kiểm tra bài củ: (0’)
3. Nội dung bài mới: 
a, Đặt vấn đề: (2’) Ở chương trước, ta biết rằng: các tính trạng do các nhân tố di truyền quy định. vậy, nhân tố di truyền nằm ở đâu? Bài hôm nay sẽ giúp các em trả lời được câu hỏi đó. 
b, Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể: (15 ’)
GV: Yêu cầu học sinh xem bảng 8 sgk và cho biết vì sao Bộ NST tế bào sinh dưỡng là số chẵn?
HS: Xem sgk để trả lời câu hỏi, nhận xét nhau
GV: Giới thiệu qua cặp NST tương đồng
HS: Lắng nghe, ghi nhớ
GV: Yêu cầu học sinh xem bảng 8 sgk và hình 8.2 để hoàn thiện phần hoạt động
HS: Thảo luận nhóm, trình bày kết quả và nhận xét lẫn nhau
GV: Đính chính, đưa ra nội dung ghi nhớ
HS: Ghi chép nội dung 
I. Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể:
- Nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng tồn tại thành từng cặp tương đồng(1/2có nguồn gốc từ bố, 1/2 có nguồn gốc từ mẹ), kí hiệu là 2n
- Nhiễm sắc thể trong giao tử chiếm 1/2 bộ NST trong tế bào sinh dưỡng, kí hiệu là n
- Mỗi loài có số lượng và hình dạng đặc trưng
Hoạt động 2: Cấu trúc nhiễm sắc thể: ( 10’)
GV: Yêu cầu học sinh xem thông tin sgk và hình 8.5 để hoàn thiện yêu cầu phần hoạt động
HS: Quan sát, trả lời và nhận xét lẫn nhau
GV: Giúp đỡ học sinh đưa ra câu trả lời đúng, đưa ra kết luận cuối cùng
HS: Ghi chép nội dung chính vào vở
II. Cấu trúc nhiễm sắc thể:
- Ở kì giữa, nhiễm sắc thể gồm hai Crômatit và tâm động
- Một Crômatit gồm một phân tử ADN và 8 h phân tử prôtêin loại Histôn.
Hoạt động 3: Chức năng của Nhiễm sắc thể ( 10’)
GV: Cho học sinh quan sát hình 19.3 sgk để cho biết NST chứa yếu tố nào.
HS: Nêu được NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN 
GV: ADN nhân đôi dẫn đến điều gì?
HS: Liên hệ sgk để trả lời
GV: Đính chính nội dung để đưa ra nội dung cần ghi nhớ
HS: Ghi chép nội dung
III. Chức năng của Nhiễm sắc thể:
- Nhiễm sắc thể là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN 
- ADN nhân đôi tạo điều kiện cho NST nhân đôi. Nhờ đó, các gen quy định các tính trạng được duy trì qua các thế hệ 
4. Củng cố: (5’)
- Đọc nội dung tóm tắt sgk
- Giáo viên nêu lại nội dung chính của ba phần
- Học sinh làm bài tập 1 sgk
5. Dặn dò: (2’)
- Làm bài tập 2, 3 sgk trang26
- Kẻ trước bảng 9.1, 9.2 sgk và xem trước phần hoạt động sgk 
Tiết 9	Ngày soạn: ......./..... /.
NGUYÊN PHÂN.
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Trình bày được sự biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào.
- Trình bày được ý nghĩa sự thay đổi trạn thái (đơn, kép), biến đổi số lượng (ở tế bào mẹ và tế bào con) và sự vận động của NST qua các kì của nguyên phân.
- Nêu được ý nghĩa của nguyên phân.
2. Kỹ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ: 
- Có thái độ nghiêm túc trong tiết học
- Có thái độ yêu thích bộ môn, biết lắng nghe giáo viên và tìm hiểu các nội dung sgk 
B. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
-Kĩ năng hợp tác, ứng xử, lắng nghe tích cực. 
-Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp. 
C. Phương pháp giảng dạy: 
- Hỏi đáp-Tái hiện
- Giải bài toán-Tái hiện
- Hoạt động nhóm 
D. Chuẩn bị giáo cụ: 
1. Giáo viên: 
Tranh phóng to hình 9.1 
2. Học sinh: 
Làm bài cũ, xem trước nội dung bài mới 
E. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1’)
2. Kiểm tra bài củ: (5’)
- Mô tả cấu trúc điển hình của NST, vai trò của NST đối với sự di truyền các tính trạng.
3. Nội dung bài mới: 
a, Đặt vấn đề: (2’) Ở bài trước, chúng ta được biết rằng cấu trúc của NST được thể hiện rõ rang nhất ở kỳ giữa. Vậy ở các kỳ khác thì như thế nào? Chúng ta sẻ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
b, Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Biến đổi hình thái nhiễm sắc thể trong chu kỳ tế bào (10 ’)
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu mục I trong SGK và cho biết: Một vòng đời của tế bào diễn ra điều gì? Bao gồm những giai đoạn nào?
HS: Nghiên cứu SGK và trả lời.
GV: Nghiên cứu hình 9.1 và cho biết quá trình nguyên phân được chia làm mấy kì, và đó là những kì nào?
HS: Quan sát hình và trả lời: 4 kì. (kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối).
GV: Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm, quan sát hình 9.2 và hoàn thành bảng 9.1 
HS: Thảo luận theo nhóm
GV: Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày.
HS: Đại diện các nhóm trình bày
GV: Nhận xét và chốt đáp án bảng 9.1
Hình thái NST
Kì trung gian
Kì đầu
Kì giữa
Kì sau
Kì cuối
M/độ duỗi xoắn
Nhiều nhất
Ít
Nhiều
M/độ đóng xoắn
Ít
Cực đại
GV: Vậy chúng ta thấy hình thái của NST có biến đổi qua các kì, sự biến đổi ấy do đâu mà có?
HS: Do sự đóng xoắn và duỗi xoắn.
 GV: Nhận xét.
GV: Yêu cầu hs nhận xét về trạng thái đơn kép của NST qua quá trình nguyên phân
HS: Ở kì trung gian NST từ sợi đơn chuyển sang sợi kép dính nhau ở một điểm được gọi là tâm động
I. Biến đổi hình thái nhiễm sắc thể trong chu kỳ tế bào:
 - Chu kỳ tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân.
- Nguyên phân gồm 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối
- Hình thái NST biến đổi liên tục qua các kì tế bào thông qua sự đóng xoắn và duỗi xoắn của nó. Cấu trúc riêng của NST được duy trì qua các thế hệ.
Hoạt động 2: Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân (12’)
GV: Yªu cÇu HS quan s¸t H.9.3, nhÊn m¹nh sù nh©n ®«i vµ h×nh th¸i cña NST qua c¸c kú, yªu cÇu HS nghiªn cøu th«ng tin SGK, x¸c ®Þnh c¸c diÔn biÕn c¬ b¶n cña NST ë c¸c kú
HS: Trao ®æi nhãm thèng nhÊt ý kiÕn, hoµn thµnh b¶ng. 
GV: Cïng c¶ líp trao ®æi, HS tù rót ra kÕt luËn sau khi th¶o luËn.
II. Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân
(Bảng phụ)
Hoạt động 3: Ý nghĩa của quá trình nguyên phân.(8’)
GV: Chúng ta vừa nghiên cứu xong quá trình nguyên phân trong chu kì tế bào, vậy nguyên phân có những ý nghĩa gì đối với tế bào?
HS: Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào. Cơ thể đa bào lớn lên thong qua quá trình nguyên phân.
GV: Nhận xét và hoàn chỉnh kiến thức.
III. Ý nghĩa của quá trình nguyên phân.
- Là phương thức sinh sản của tế bào và lớn lên của cơ thể.
- Duy trì sự ổn định bộ NSTcủa loài qua các thế hệ.
4. Củng cố: (5’)
- Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào?
- Nêu những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân.
- Làm bài tập 4, 5 trong SGK (Đáp án: 4b, 5c)
5. Dặn dò: (2’)
- Về nhà học thuộc bài
- Kẻ trước bảng 10 sgk trang 32 và xem trước bài 10 “ Giảm phân” 
Bảng phụ
Kú
Nh÷ng diÔn biÕn c¬ b¶n cña NST
§Çu 
- NST b¾t ®Çu ®ãng xo¾n vµ co ng¾n, cã h×nh th¸i râ rÖt.
- C¸c NST kÐp ®Ýnh víi nhau vµ víi c¸c sîi t¬ cña thoi ph©n bµo t¹i t©m ®éng.
Gi÷a
- C¸c NST ®ãng xo¾n cùc ®¹i, cã h×nh th¸i ®Æc tr­ng cho loµi.
- C¸c NST kÐp tËp trung ë mÆt ph¼ng xÝch ®¹o cña thoi v« s¾c.
Sau 
- Tõng NST kÐp chÎ däc ë t©m ®éng thµnh 2 NST ®¬n ph©n li vÒ mçi cùc cña TB.
Cuèi
- C¸c NST ®¬n d·n xo¾n, dµi ra ë d¹ng sîi m¶nh dÇn thµnh chÊt nhiÔm s¾c.
Tiết 10	Ngày soạn: ......./..... /.
	GIẢM PHÂN.
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Trình bày được ý nghĩa sự thay đổi trạn thái (đơn, kép), biến đổi số lượng (ở tế bào mẹ và tế bào con) và sự vận động của NST qua các kì của giảm phân.
- Nêu được ý nghĩa của giảm phân.
2. Kỹ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ: 
- Có thái độ nghiêm túc trong tiết học
- Có thái độ yêu thích bộ môn, biết lắng nghe giáo viên và tìm hiểu các nội dung sgk 
B. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
-Kĩ năng hợp tác, ứng xử, lắng nghe tích cực. 
-Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp. 
C. Phương pháp giảng dạy: 
- Hỏi đáp-Tái hiện
- Giải bài toán-Tái hiện
- Hoạt động nhóm 
D. Chuẩn bị giáo cụ: 
1. Giáo viên: 
Tranh phóng to hình 10 
2. Học sinh: 
Làm bài cũ, xem trước nội dung bài mới 
E. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1’)
2. Kiểm tra bài củ: (5’)
- Nêu những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân.
3. Nội dung bài mới: 
a, Đặt vấn đề: (2’) Trong bài 8 chúng ta đã biết ở tế bào sinh dưỡng có bộ NST lưỡng bội (2n), tế bào sinh dục có bộ NST đơn bội (n). Vậy, tế bào đơn bội được tạo ra như thế nào? Quá trình đó có gì giống và khác so với quá trình nguyên phân mà chúng ta vừa được học?
b, Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân 1. (16’)
GV: Quá trình giảm phân gồm 2 lần phân chia liên tiếp (giảm phân I và giảm phân II), nhưng NST chỉ nhân đôi 1 lần ở kỳ trung gian trước lần phân bào thứ nhất. Mỗi lần phân bào đều diễn ra qua 4 kỳ: đầu, giữa, sau, cuối.
GV: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm nghiên cứu hình 10 kết hợp phần thông tin mục I trang 31 để hoàn thành phần I của bảng 10.
HS: Quan sát, xem thông tin, nghe giáo viên hướng dẫn để hoàn thành yêu cầu
GV: Hướng dẫn các nhóm thêm để các em làm đúng hướng
HS: Đưa ra đáp án, nhận xét lẫn nhau
GV: Đính chính, nhận xét và chuẩn hóa nội dung kiến thức
HS: Ghi nhớ nội dung
I. Những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân 1.
- Kì đầu: 
+ NST đóng xoán và co ngắn
+ NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp, bắt chéo sau đó tách rời
- Kì giữa: NST trong cặp tương đồng xếp song song ở mặt phẳng xích đạo
- Kì sau: NST kép trong cặp tương đồng phân li độc lập về hai cực tế bào
- Kì cuối: NST kép nằm gọn trong hai nhân dưới dạng đơ bội kép
Hoạt động 2: Những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân II. (14’)
GV: Yêu cầu học sinh thảo luận để điền nội dung vào cột II bảng 10 
HS: Thảo luận, trình bày kết quả và nhận xét lẫn nhau
GV:Theo dõi cách làm của học sinh và đính chính kịp thời và đưa ra đáp án 
HS: Ghi chép
GV: Kết quả giảm phân: Từ một tế bào tạo ra mấy tế bào? Bộ NST có gì đặc biệt?
HS: Tự ghi nhớ
II.Những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân II:
- Kì đầu: NST co lại
- Kì giữa: NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
- Kì sau: NST kép tách thành hai NST đơn phân li về hai cực của tế bào
- Kì cuối: Các NST đơn nằm gọn trong nhân với bộ NST đơn bội
4. Củng cố: (5’)
- Những điểm giống và khác cơ bản giữa giảm phân và nguyên phân.
- Nêu những diến biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân
5. Dặn dò: (2’)
- Về nhà học thuộc bài
- Làm bài tập 4 SGK
- Xem trước bài 11 “ Phát sinh giao tử và thụ tinh.” 

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 9 t710 theo chuan co KNS.doc