A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể của mỗi loài
- Mô tả được cấu trúc hiển vi điển hình của NST ở kì giữa của nguyên phân
- Hiểu được chức năng của NST đối với di truyền các tính trạng
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình
Tiết 08: Ngày soạn://2010. Bài 8: NHIỄM SẮC THỂ. A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể của mỗi loài - Mô tả được cấu trúc hiển vi điển hình của NST ở kì giữa của nguyên phân - Hiểu được chức năng của NST đối với di truyền các tính trạng 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình - Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm 3. Thái độ: - Có thái độ nghiêm túc trong tiết học - Có thái độ yêu thích bộ môn, biết lắng nghe giáo viên và tìm hiểu các nội dung sgk B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: - Hỏi đáp-Tái hiện - Giải bài toán-Tái hiện - Hoạt động nhóm C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: 1. GV: Tranh phóng to hình 8.1 đến 8.5 2. HS: Làm bài cũ, xem trước nội dung bài mới D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’) - Lớp: - Sỉ số: - Vắng: II. Kiểm tra bài cũ: (0’) III. Nội dung bài mới: (37’) 1. Đặt vấn đề: (1’) Ở chương trước, ta biết rằng: các tính trạng do các nhân tố di truyền quy định. vậy, nhân tố di truyền nằm ở đâu? Bài hôm nay sẽ giúp các em trả lời được câu hỏi đó. 2. Triển khai bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: ( ’) Gv: Yêu cầu học sinh xem bảng 8 sgk và cho biết vì sao Bộ NST tế bào sinh dưỡng là số chẵn? Hs: Xem sgk để trả lời câu hỏi, nhận xét nhau Gv: Giới thiệu qua cặp NST tương đồng Hs: Lắng nghe, ghi nhớ Gv: Yêu cầu học sinh xem bảng 8 sgk và hình 8.2 để hoàn thiện phần hoạt động Hs: Thảo luận nhóm, trình bày kết quả và nhận xét lẫn nhau Gv: Đính chính, đưa ra nội dung ghi nhớ Hs: Ghi chép nội dung I. Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể: - Nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng tồn tại thành từng cặp tương đồng(1/2có nguồn gốc từ bố, 1/2 có nguồn gốc từ mẹ), kí hiệu là 2n - Nhiễm sắc thể trong giao tử chiếm 1/2 bộ NST trong tế bào sinh dưỡng, kí hiệu là n - Mỗi loài có số lượng và hình dạng đặc trưng Hoạt động 2: ( ’) Gv: yêu cầu học sinh xem thông tin sgk và hình 8.5 để hoàn thiện yêu cầu phần hoạt động Hs: Quan sát, trả lời và nhận xét lẫn nhau Gv: Giúp đỡ học sinh đưa ra câu trả lời đúng, đưa ra kết luận cuối cùng Hs: ghi chép nội dung chính vào vở II. Cấu trúc nhiễm sắc thể: - Ở kì giữa, nhiễm sắc thể gồm hai Crômatit va và tâm động - Một Crômatit gồm một phân tử ADN và 8 h phân tử prôtêin loại Histôn. Hoạt động 3: ( ’) Gv: Cho học sinh quan sát hình 19.3 sgk để cho biết NST chứa yếu tố nào. Hs: Nêu được NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN Gv: ADN nhân đôi dẫn đến điều gì? Hs: Liên hệ sgk để trả lời Gv: Đính chính nội dung để đưa ra nội dung cần ghi nhớ Hs: Ghi chép nội dung III. Chức năng của Nhiễm sắc thể: - Nhiễm sắc thể là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN - ADN nhân đôi tạo điều kiện cho NST nhân đôi. Nhờ đó, các gen quy định các tính trạng được duy trì qua các thế hệ IV. Củng cố: (5’) - Đọc nội dung tóm tắt sgk - Giáo viên nêu lại nội dung chính của ba phần - Học sinh làm bài tập 1 sgk V. Dặn dò: (2’) - Làm bài tập 2, 3 sgk trang26 - Kẻ trước bảng 9.1, 9.2 sgk và xem trước phần hoạt động sgk NHỮNG ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:
Tài liệu đính kèm: