Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết thứ 10 - Bài số 10: Giảm phân

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết thứ 10 - Bài số 10: Giảm phân

1. Kiến thức

 - HS trình bày được những diến biến cơ bản của NST các kỳgiảm phân.

 - Nêu được ý nghĩa của giảm phân.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát, so sánh và phân tích kênh hình.

3. Thái độ: giáo dục niềm tin yêu khoa học

II. Đồ dùngdạy học

 

docx 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1227Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết thứ 10 - Bài số 10: Giảm phân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10. 09. 2010 
Ngày giảng 14. 09. 2010 
Tiết 10 - Bài 10
Giảm phân
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức
	- HS trình bày được những diến biến cơ bản của NST các kỳgiảm phân.
	- Nêu được ý nghĩa của giảm phân.
2. Kỹ năng: rèn kĩ năng quan sát, so sánh và phân tích kênh hình. 
3. Thái độ: giáo dục niềm tin yêu khoa học
II. Đồ dùngdạy học
1. Giáo viên; Phóng to Hình 10, Bảng chuẩn (B10)
2. Học sinh: Kẻ bảng10 vào vở
III. Phương pháp: Trực quan, hoạt động nhóm
IV. Hoạt động dạy và học
1. ổn định(1 phút) 9A1 / ; 9A2 /., 9A3 /, 9A4 /. 9A5 /. 
2. Kiểm tra(4 phút)
?. Nêu những diễn biến cơ bản của quá trình các kỳ ở quá trình nguyên phân?
3. Bài mới:
-Mở bài: Giảm phân cũng là hình thức phân bào như nguyên phân, diễn ra vào thời kỳ chín của tế bào sinh dục.
 HĐ1. Tìm hiểu những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân (35 phút)
-Mục tiêu: HS Nêu được diễn biến và ý nghĩa củadi truyền học.
Hoạt động dạy và học
Nội dung
- Cho nhắc lại kiến thức.
?: Thế nào là nguyên phân. 
- Cho quan sát kỳ trung giam H 10. SGK.
?. Kỳ trung gian NST có hình thái như thế nào.
+ Giống kỳ trung gian ở nguyên phân.
- Cho quan sát H10: Chú ý NST ở các kỳ.
- Cho đọc 11, 2 Hoàn thành Bảng 10. 
- GV kẻ bảng gọi 2 nhóm lên ghi kết quả.
?. Sự khác nhau cơ bản của giảm phân I, II 
- GV dựa H 10 chốt.
?. Kết quả của quá trình giảm phân.
?. Vì sao trong giảm phân các TB con lại có bộ NST kém đi một nửa(NST nhân đôi 1 lân kì trung gian và phân chia 2 lần ở kì sau ở giảm phân 1, 2)
?. Từ đó rút ra ý nghĩa của giảm phân.
- Giáo viên chốt và Ghi bảng
- Sự phân li độc lập của các cặp NST kép tươngđồng" Đây là cơ sở chế tạo ra các giao tử khác nhau về tổ hợp NST.
- Cho đọc kết luận SGK
I. Những diến biến cơ bản của NST trong giảm phân.
 1. Kỳ trung gian (giống ở nguyên phân)
 +NST ở dạng sợi mảnh
 +Cuối kì NST nhân đôi thành NST kép dính nhau ở tâm động.
2. Diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân.
Bảng 1
* Kết quả 
- Từ 1 TB mẹ (2n) NST qua 2 lần phân bào liên tiếp " 4 TB con (n) NST.
* ý nghĩa của giảm phân.
- Tạo ra các tế bào con có bộ NST đơn bội khác nhau về nguồn gốc NST.
4Tổng kết- đánh giá(3 phút)
1. Chọn câu trả lời đúng nhất: Thế nào là giảm phân?
a) Giảm phân là sự phân chia TBSD khi chín.
b) Qua 2 lần phân bào liên tiếp từ 1 TB ban đầu → 4 TB con có bộ NST (n).
c) Qua 2 lần phân bào liên tiếp từ 1 TB mẹ → 2 TB con giống hệt mẹ(2n).
d) Cả a và b đúng. - Đáp án: d
2. Cho học sinh điền (..) hoàn thành bảng KT sau.
Nguyên phân
Giảm phân
1. Xảy xa ở TB Sinh dưỡng
2.......................................
3. Tạo ra:.. TB con có bộ NST như TB mẹ.
1. ............................................................
2. Gồm 2 lần phân bào liên tiếp.
3. Tạo ra..........TB con có bộ NST(n).
5. Hướng dẫn học(2 phút) 
 - BT4 (SGK - 33) ? (d)
	 - Chuẩn bị bài 11, Kẻ bảng 1.
V. Phụ lục: Bảng Những diến biến cơ bản của NST trong giảm phân.
Các kỳ
Những diến biến cơ bản của NST ở các kỳ.
Lần phân bào I
Lần phân bào II
Kỳ đầu
- Các NST kép xoắn, co ngắn
- Các NST kép tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và có thể bắt chéo, sau đó lại tách rời ra.
- NST có lại cho thấy rõ số lượng NST kép trong bộ đơn bội.
Kỳ giữa
- Các cặp NST tương đồng tập trung, xếp // thành 2 hàng ở mpxđ của thoi phân bào.
- NST kép sắp xếp thành 1 hàng ở mpxđ của thoi phân bào.
Kỳ sau
- Các cặp NST kép tương đồng phân ly độc lập với nhau về 2 cực của tế bào.
- Từng cặp NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào.
Kỳ cuối
- Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng đơn bội (kép)
- Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng đơn bội.

Tài liệu đính kèm:

  • docx10.docx