Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết thứ 17 - Bài học 17: Mối quan hệ giữa gen và arn

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết thứ 17 - Bài học 17: Mối quan hệ giữa gen và arn

Sau bài học HS cần đạt:

a. Kiến thức:

- Mô tả được cấu tạo của ARN và xác định được chức năng của ARN.

- Phân biệt được ARN với ADN cũng như giữa các ARN khác nhau.

- Trình bày được quá trình tổng hợp ARN và nguyên tắc tổng hợp ARN.

b. Kỹ năng:

- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp.

 

doc 185 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1338Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết thứ 17 - Bài học 17: Mối quan hệ giữa gen và arn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8 – 10 – 2010 Ngày giảng: 9A: 11 – 10 – 2010
 9B: 11 – 10 – 2010
 9D: 11 – 10 – 2010
TIẾT 17
Bài 17. MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ ARN
1. Mục tiêu bài học.
	Sau bài học HS cần đạt:
a. Kiến thức:
- Mô tả được cấu tạo của ARN và xác định được chức năng của ARN.
- Phân biệt được ARN với ADN cũng như giữa các ARN khác nhau.
- Trình bày được quá trình tổng hợp ARN và nguyên tắc tổng hợp ARN.
b. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp.
c. Thái độ:
- Có tình yêu và lòng tin vào khoa học, bản thân.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên:
- Mô hình tổng hợp ARN.
b. Chuẩn bị của học sinh:
- Chuẩn bị tốt theo dặn dò.
3. Tiến trình dạy học:
a. Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài (6 phút).
GV kiểm tra bài cũ:
HS1: 
? Trình bày quá trình tự nhân đôi của ADN ? 
Đáp án: 
- Diễn ra ở kỳ trung gian, tại nhân tế bào trên tại NST
- Diễn biến: 
+ Hai mạch đơn tháo xoắn, tách nhau ra, các nu trên mạch đơn liên kết với các nu trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung.
+ Các nu trên mạch mới của ADN con được hình thành dần dần trên mạch khuôn của ADN mẹ và ngược chiều nhau.
- Kết quả: 2 ADN con giống nhau và giống hệt ADN mẹ.
? Như vậy ADN đã nhân đôi theo nhữngnguyên tắc nào ?
Đáp án: Nguyên tắc: Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
HS2: 
? Bản chất hoá học của gen là gì ? Gen cấu trúc là gì ?
- Gen là một đoạn phân tử ADN có chức năng di truyền xác định. Có nhiều loại gen. 
- Gen cấu trúc là một đoạn phân tử ADN mang thông tin quy định cấu trúc một loại phân tử protein.
? Chức năng của ADN ?
Đáp án: 
- Lưu trữ thông tin di truyền.
- Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tếbào và thế hệ cơ thể.
GV đặt vấn đề vài bài: 
Gen cấu trúc mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin, mà gen ở trong nhân còn quá trình tổng hợp prôtêin diễn ra ở ngoài tế bào chất. Vậy làm thế nào để thông tin di truyền được truyền đạt ? Quá trình này liên quan đến một cấu trúc trung gian là các loại ARN. Giữa gen và các ARN có mối quan hệ như thế nào ? Ta đi tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. Bài 17. Mối quan hệ giữa gen và ARN. 
b. Bài mới:
Hoạt động 1. Tìm hiểu ARN (15 phút),
Hoạt động của Gv
Hđ của HS
Nội dung
Gv
Gv
Gv
?
Gv
GV
?
Giới thiệu về các loại ARN theo thông tin SGK.
Rút ta ý chính
Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK và quan sat H17.1 để cho biết:
ARN có cấu tạo hoá học như thế nào ?
Đáp án: Nội dung ghi (như SGK). 
Phân tích thêm thành phần cấu tạo của ribônuclêôtit: có loại đường ribôzơ (C5H10O5) nên gọi là ribônuclêôtit.
Yêu cầu học sinh thực hiện lệnh : 
So sánh cấu tạo ARN và ADN thông qua bảng 17 ?
B. 17. So sánh ARN và ADN
1 mạch
2 mạch
A, U, G, X
A, T, G, X
Chú ý và ghi nhớ
Quan sat và
đọc hiểu
Trả lời. 
Ghi nhớ.
Chú ý, hiểu.
Trả lời. 
Ghi nhớ.
I. ARN.
- Theo chức năng ARN gồm:
+ mARN (ARN thông tin): có vai trò truyền đạt thông tin quy định cấu trúc prôtêin cần tổng hợp.
+ tARN (ARN vận chuyển): có vai trò vận chuyển aa đến nơi tổng họp prôtêin.
+ rARN (ARN ribôxôm): cấu tạo nên Ribôxôm, nơi tổng hợp prôtêin.
- Đặc điểm cấu tạo hoá học của ARN:
+ ARN cấu tạo chủ yếu từ các nguyên tố C, H, O, N và P.
+ ARN là loại đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là 4 loại ribônuclêôtit: Ađênin (A), Uranin (U), Guanin (G), Xitôzin (X).
Hoạt động 2. Tìm hiểu ARN được tổng hợp theo nguyên tắc nào (18 phút),
Hoạt động của Gv
Hđ của HS
Nội dung
Gv
?
Gv
?
?
?
Gv
?
?
Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin và cho biết:
ARN được tổng hợp ở đâu, vào thời điểm nào ?
Đáp án: Nội dung ghi 
Yêu cầu HS quan sát H17.2 và mô hình tổng hợp ARN, kết hợp thông tin SGK để thực hiện lệnh : 
ARN được tổng hợp từ mấy mạch đơn của ADN ?
Đáp án: một mạch đơn của gen (mạch khuôn). 
Các loại nuclêôtit nào liên kết với nhau trong quá trình tạo nên mạch ARN ?
Đáp án: A-U, T-A, G-X, X-G. 
Nhận xét trình tự của các ribônuclêôtit trên ARN so với trên từng mạch đơn của gen ?
Đáp án: trình tự các ribônuclêôtit trên ARN bổ sung với các nuclêôtit trên mạch khuôn củaADN.
Nhận xét, kết luận.
Vây ARN được tổng hợp theo những nguyên tắc nào ?
Đáp án: Nội dung ghi 
Mối quan hệ gen và ARN được thể hiện như thế nào ?
Đáp án: Nội dung ghi 
Đọc hiểu.
Trả lời
Ghi nhớ.
Đọc hiểu và quan sat
Trả lời
Ghi nhớ.
Trả lời.
Ghi nhớ.
Trả lời.
Ghi nhớ.
Ghi nhớ.
Trả lời.
Ghi nhớ.
Trả lời.
Ghi nhớ.
II. ARN được tổng hợp theo nguyên tắc nào.
- ARN được tổng hợp tại NST, ở kì trung gian.
- Diễn biến: 
+ ARN được tổng hợp dựa trên một mạch đơn của gen (mạch khuôn).
+ Trong quá trình tổng hợp ARN, các nuclêôtit của ADN liên kết với các ribônuclêôtit trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung: A-U, T-A, G-X, X-G. 
+ Trình tự các ribônuclêôtit trên ARN giống với trình tự các nuclêôtit trên mạch bổ sung của mạch khuôn, chỉ khác T được thay bằng U.
- ARN tổng hợp theo nguyên tắc: NTBS và NT khuôn mẫu.
- Mqhệ giữa gen và ARN: trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen quy định trình tự các ribônuclêôtit trên ARN.
c. Củng cố: ( 5 phút)
GV nhắc lại các ý chính của bài và cho HS đọc kết luận cuối bài.
HS chú ý, ghi nhớ và đọc bài.
GV cho HS làm bài tập: Bài 3. SGK-Tr53.
 Bài 5. SGK-Tr53
HS trả lời: Bài 3. SGK-Tr53. – A – U – G – X – T – X – G –
 Bài 5. SGK-Tr53. b. mARN
d. Hướng dẫn HS học ở nhà ( 1 phút).
GV dặn dò HS: Về nhà nhớ học bài để ghi nhớ nội dung bài học hôm này, đồng thời hoàn thành nốt các bài tập cuối bài.
GV dặn HS chuẩn bị nôi dung bài mới: Tìm hiểu kỹ nội dung bài 18, thực hiện trước các lệnh của bài (nếu có thể).
HS chú ý và ghi nhớ.
Ngày soạn: 12 – 10 – 2010 Ngày giảng: 9A: – 10 – 2010
 9B: 15 – 10 – 2010
 9D: – 10 – 2010
Tiết 18
Bài 18: PRÔTÊIN 
1. Mục tiêu của bài: 
	Sau bài này, HS cần đạt:
a. Kiến thức:
- Xác đinh được thành phần hoá học của prôtêin, lý giải được tính đa dạng và đặc thù của prôtêin.
- Mô tả được các bậc cấu trúc của prôtêin và hiểu được vai trò của nó.
- Nêu được chức năng của prôtêin.
b. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp.
c. Thái độ:
- Tích cực học tập, thích thú bộ môn.
- Có tình yêu và lòng tin vào khoa học, bản thân.
- Có quan điểm duy vật biện chứng.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên:
- SGK, giáo án.
b. Chuẩn bị của học sinh:
- Chuẩn bị tốt theo dặn dò.
3. Tiến trình lên lớp:
a. Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài ( 6 phút):
GV kiểm tra bài cũ:
HS1 trả lời:
? Nêu đặc điểm cấu tạo hoá học của ARN ? Theo chức năng có các loại ARN nào ?
Đáp án: 
- Đặc điểm cấu tạo hoá học của ARN:
+ ARN cấu tạo chủ yếu từ các nguyên tố C, H, O, N và P.
+ ARN là loại đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là 4 loại ribônuclêôtit: Ađênin (A), Uranin (U), Guanin (G), Xitôzin (X).
- Theo chức năng ARN có 3 loại:
+ mARN (ARN thông tin): có vai trò truyền đạt thông tin quy định cấu trúc prôtêin cần tổng hợp.
+ tARN (ARN vận chuyển): có vai trò vận chuyển aa đến nơi tổng họp prôtêin.
+ rARN (ARN ribôxôm): cấu tạo nên Ribôxôm, nơi tổng hợp prôtêin.
HS2 trả lời:
? ARN được tổng hợp theo những nguyên tắc nào ? Mối quan hệ ARN và gen được thể hiện như thế nào ?
Đáp án: 
- Nguyên tắc tổng hợp ARN: 
+ Nguyên tắc khuôn mẫu: ARN được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của gen.
+ Nguyên tắc bổ sung: A-U, T-A, G-X, X-G.
- Mối quan hệ ARN và gen: Trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen quy định trình tự các ribônuclêôtit trên ARN.
	GV đặt vấn đề vào bài:
Prôtêin đảm nhiệm nhiều chức năng liên quan đến toàn bộ cấu trúc và hoạt động của tế bào, biểu hiện thành tính trạng của cơ thể. Do vậy Prôtêin có những đặc điểm gì về cấu trúc, chức năng ? Ta đi tìm hiểu nội dung bài học hôm nay: Bài 18. Prôtêin.
HS: Ghi đầu bài.
b. Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc của Prôtêin ( 16 phút)
H động của GV
Hđ của HS
Nội dung ghi bài
GV
?
?
GV
GV
?
GV
?
GV
GV
Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK
Nêu thành phần hoá học của prôtêin ?
Đáp án: Nội dung ghi (SGK-54)
Tại sao prôtêin là loại đại phân tử ?
Đáp án: Nội dung ghi (SGK-54)
Mở rộng: Mỗi axit amin có cấu trúc như sau: HOOC – R – NH2
 gốc axit gốc amin 
R là gốc hiđôcacbon có chứa H, C
→ axit amin chứa các nguyên tố C, H, O, N hay Prôtêin chứa các nguyên tố C, H, O, N 
Yêu cầu HS thực hiện lệnh :
Vì sao prôtêin có tính đa dạng và đặc thù ?
Đáp án: Nội dung ghi 
Yêu cầu HS quan sát H18 và tìm hiểu thông tin SGK, thực hiện lệnh :
Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin còn được thể hiện thông qua cấu trúc không gian như thế nào ?
Đáp án: SGK-Tr54, 55. 
Nhận xét và kết luận.
Trình bày thêm: 
- Câu trúc bậc 1 là cấu trúc cơ bản (từ cấu trúc này để hình thành các bậc cấu trúc còn lại).
- Cấu trúc bâc 2, 3, 4 mới thực hiện chức năng.
→ Vậy prôtêin có chức năng gì ? Ta tìm hiểu mục II.
Đọc hiểu
Trả lời
Ghi nhớ
Trả lời
Ghi nhớ
Chú ý và ghi nhớ
Trả lời
Ghi nhớ
Quan sát, đọc hiểu
Trả lời
Chú ý
Ghi nhớ
1. Cấu trúc của prôtêin.
a. Cấu tạo hoá học.
- Prôtêin được cấu tạo từ 4 nguyên tố hoá học chủ yếu là C, H, O, N và một số nguyên tố khác.
- Prôtêin là đại phân tử, cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các axit amin với hơn 20 loại axit amin.
- Từ hơn 20 loại axit amin với số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các axit amin khác nhau đã tạo nên tính đa dạng và đặc thù của prôtêin.
b. Cấu trúc không gian.
- Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin còn được biểu hiện qua các bậc cấu trúc không gian của prôtêin, gồm 4 bậc cấu trúc (SGK-Tr54, 55).
Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng của prôtêin ( 17 phút)
H động của GV
H đ của HS
Nội dung ghi bài
GV
GV
?
?
?
GV
Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin và nghe GV trình bày các chức năng của prôtêin. 
Yêu cầu HS trao đổi thực hiện lệnh :
Vì sao dạng sợi là nguyên liệu cấu trúc rất tốt ?
Đáp án: Vì prôtêin dạng sợi có cấu trúc bậc 2 chịu lực tốt.
Nêu vai trò của một số enzim đối với sự tiêu hoá thức ăn ở miệng và dạ dày ?
Đáp án: amilaza
Ở miệng: t bột đường
 pepsin
Dạ dày: Chuỗi chuỗi 
 aa dài aa ngắn
Giải thích nguyên nhân của bệnh tiểu đường ?
Đáp án: Do thiếu hoocmon insulin nên không chuyển một phần glucozơ thành glucogen, đường dư thừa được chuyển qua nước tiểu ra ngoài (tiểu đường). 
Nhận xét và kết luận
Đọc hiểu và chú ý
Ghi nhớ
Trao đổi
Trả lời
Ghi nhớ
Trả lời
Ghi nhớ
Trả lời
Ghi nhớ
Chú ý và ghi nhớ
II. Chức năng của prôtêin 
1. Chức năng cấu trúc.
- Cấu tạo nên các bộ phận của tế bào, mô, cơ quan và cơ thể.
2. Xúc tác cho các quá trình trao đổi chất nhờ enzim. Bản chất của enzim là prôtêin.
3. Điều hoà quá trình trao đổi chất nhờ hoocmon. Bản chất của hoocmon phần lớn là prôtêin.
- Ngoài ra prôtêin còn có nhiều chức năng khác như: Bảo vệ cơ thể (kháng thể), vận động của tế bào và cơ thể; cung cấp năng lượng khi cần thiết, ...
* Tóm lại, prôtein đảm nhiệm nhiều chức năng liên quan  ... g dẫn : Các nhóm thảo luận phải dựa trên thực tế ở địa phương và qua các phương tiện thông tin đại chúng.
HS thảo luận trong 15', trình bày lên giấy rô ki, dán lên bảng để cả lớp cùng trao đổi, thống nhất từng vấn đề.
GV nhận xét kế quả của từng nhóm.
Hoạt động 3
Hoàn thành bài thu hoạch theo mẫu SGK
1. Nắm vững luật BVMT
2. Thảo luận theo chủ đề
HS tiến hành thảo luận theo từng chủ đề đã chọn dưới dự hướng dẫn của giáo viên
3. Thu hoạch
HS hoàn thành bài thu hoạch
V. Củng cố:
- Trách nhiệm của mỗi HS trong việc thực hiện luật BVMT ở địa phương là gì?
V. Dặn dò:
- Làm các bài tập trong vở bài tập sinh học 9.
Tiết 65
	Ngày soạn: 17/ 4/ 2007
BÀI TẬP
Ngày soạn: 19/ 4/ 2007
Tiết 66
	Bài 63:	 ÔN TẬP HỌC KỲ II
A. MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức :
- Hệ thống lại kiến thức và khắc sâu các kiến thức đã học.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng diễn đạt, trình bày và giải quyết vấn đề.
3. Thái độ:
- Có ý thức học tập nghiêm túc.
B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Hợp tác nhóm, đàm thoại.
C/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Máy chiếu, phim trong ghi nội dung các bảng phụ.
Học sinh: Các phiếu học tập.
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.
II. Kiểm tra bài cũ: Không
III. Nội dung bài mới: 
1/ Đặt vấn đề.
Sau khi học xong phần Sinh vật và môi trường các em đã nhận thức được những vấn đề gì? Vận dụng vào đời sống những kiến thức nào?
2/ Triển khai bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1:
GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã học, hoàn thành các bảng 63.1 - 6.
GV chia lớp thành 6 nhóm, hoàn thành 6 bảng.
Các nhóm tổ chức thảo luận, hoàn thành nội dung bảng đã được phân công đồng thời nghiên cứu, tìm hiểu qua nội dung các bảng còn lại để nhận xét, bổ sung cho các nhóm khác.
GV tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả và thảo luận toàn lớp lần lượt từng bảng, thảo luận đến bảng nào GV cần chốt ngay bảng đó. HS tự sửa chữa (nếu cần).
Hoạt động 2
GV yêu cầu HS trao đổi đề cương trả lời các câu hỏi ôn tập.
HS đưa ra những thắc mắc trong từng câu hỏi cụ thể.
Lớp suy nghĩ, trao đổi ý kiến, GV nhận xét, bổ sung để hoàn thiện câu trả lời.
1. Hệ thống hóa kiến thức
* Kết luận:
Nội dung các bảng 63.1 - 6 (Phụ lục)
2. Trả lời câu hỏi ôn tập
HS hoàn chỉnh đề cương ôn tập ngay tại lớp
V. Củng cố:
- GV nhận xét thái độ hợp tác của từng cá nhân, hoạt động của mỗi nhóm.
V. Dặn dò:
- Ôn tập tốt, chuẩn bị kiểm tra học kỳ II.
- Đọc bài 64. Ôn tập lại kiến thức Sinh học 6, 7.
VII. Phụ lục
Bảng 63.1: Môi trường và các nhân tố sinh thái
Môi trường
Nhân tố sinh thái
Ví dụ
Nước
- Nhân tố vô sinh
- Nhân tố hữu sinh
- Nước, bùn, không khí,
- Rông rêu, tôm, cá,
Đất
- Nhân tố vô sinh
- Nhân tố hữu sinh
- Đất, đá, nước, không khí
- Cỏ cây, côn trùng,
Không khí
- Nhân tố vô sinh
- Nhân tố hữu sinh
- Không khí, bụi
- Chim, côn trùng, vi khuẩn
Sinh vật
- Nhân tố vô sinh
- Nhân tố hữu sinh
- Không khí, 
- Các sinh vật bao quanh
Bảng 63.2: Các nhóm sinh vật phân chia theo giới hạn sinh thái
NTST
Nhóm Thực vật
Nhóm Động vật
Ánh s¸ng
- TV ­a s¸ng
- TV ­a bãng
- §V ­a s¸ng
- §v ­a tèi
Nhiệt độ
- TV biến nhiệt
- ĐV biến nhiệt
- ĐV hằng nhiệt
Độ ẩm
- TV ưa ẩm
- TV chịu hạn
- ĐV ưa ẩm
- ĐV ưa khô
Bảng 63.3: Quan hệ giữa các sinh vật
Quan hệ
Cùng loài
Khác loài
Hỗ trợ
- Quần tụ cá thể
- Cách ly cá thể
- Cộng sinh
- Hội sinh
Đối địch
- Cạnh tranh về nơi ở, sinh sản
- Ăn thịt nhau
- Cạnh tranh giữa các loài có nhu cầu giống nhau
- Kí sinh, nửa kí sinh
- SV ăn SV khác
Bảng 63.4: Hệ thống hóa các khái niệm
Khái niệm
Định nghĩa
Ví dụ minh họa
Quần thể
Tập hợp các cá thể cùng loài cùng sống trong một không gian xác định, vào một thời điểm nhất định, có khả năng giao phối sinh ra con cái bình thường
- Quần thể trâu rừng
- Quần thể chim cánh cụt
- Quần thể cây dương xỉ
Quần xã
Tập hợp các quần thể khác loài cùng sống trong một không gian xác định. Các sinh vật trong quần xã có môi quan hệ gắn bó chặt chẽ như một thể thống nhất.Quần xã có cấu trúc tương đối ổn định
- Quần xã rừng mưa nhiệt đới
- Quần xã sinh vật biển
- Quần xã rừng ngập mặn
Hệ sinh thái
Bao gồm quần xã và khu vực sống của quần xã. Các sinh vật trong HST có sự tác động lẫn nhau và tác động với các NTVS của môi trường
- HST rừng mưa nhiệt đới
- HST rừng ngập mặn
- HST nông nghiệp
Tiết 67
Ngày soạn:
KIỂM TRA HỌC KỲ IINgày soạn: 24/ 4/ 2007
Tiết 68
	Bài 64:	 TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH TOÀN CẤP
A. MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức :
- Hệ thống lại kiến thức và khắc sâu các kiến thức đã học.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng diễn đạt, trình bày và giải quyết vấn đề.
3. Thái độ:
- Có ý thức học tập nghiêm túc.
B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Hợp tác nhóm, đàm thoại.
C/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Máy chiếu, phim trong ghi nội dung các bảng phụ.
Học sinh: Các phiếu học tập.
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.
II. Kiểm tra bài cũ: Không
III. Nội dung bài mới: 
1/ Đặt vấn đề.
Sau khi học xong phần Sinh vật và môi trường các em đã nhận thức được những vấn đề gì? Vận dụng vào đời sống những kiến thức nào?
2/ Triển khai bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1:
GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã học, hoàn thành các bảng 63.1 - 6.
GV chia lớp thành 6 nhóm, hoàn thành 6 bảng.
Các nhóm tổ chức thảo luận, hoàn thành nội dung bảng đã được phân công đồng thời nghiên cứu, tìm hiểu qua nội dung các bảng còn lại để nhận xét, bổ sung cho các nhóm khác.
GV tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả và thảo luận toàn lớp lần lượt từng bảng, thảo luận đến bảng nào GV cần chốt ngay bảng đó. HS tự sửa chữa (nếu cần).
Hoạt động 2
GV yêu cầu HS trao đổi đề cương trả lời các câu hỏi ôn tập.
HS đưa ra những thắc mắc trong từng câu hỏi cụ thể.
Lớp suy nghĩ, trao đổi ý kiến, GV nhận xét, bổ sung để hoàn thiện câu trả lời.
1. Hệ thống hóa kiến thức
* Kết luận:
Nội dung các bảng 63.1 - 6 (Phụ lục)
2. Trả lời câu hỏi ôn tập
HS hoàn chỉnh đề cương ôn tập ngay tại lớp
V. Củng cố:
- GV nhận xét thái độ hợp tác của từng cá nhân, hoạt động của mỗi nhóm.
V. Dặn dò:
- Ôn tập tốt, chuẩn bị kiểm tra học kỳ II.
- Đọc bài 64. Ôn tập lại kiến thức Sinh học 6, 7.
VI. Bổ sung, rút kinh nghiệm:
VII. Phụ lục
Bảng 63.1: Môi trường và các nhân tố sinh thái
Môi trường
Nhân tố sinh thái
Ví dụ
Nước
- Nhân tố vô sinh
- Nhân tố hữu sinh
- Nước, bùn, không khí,
- Rông rêu, tôm, cá,
Đất
- Nhân tố vô sinh
- Nhân tố hữu sinh
- Đất, đá, nước, không khí
- Cỏ cây, côn trùng,
Không khí
- Nhân tố vô sinh
- Nhân tố hữu sinh
- Không khí, bụi
- Chim, côn trùng, vi khuẩn
Sinh vật
- Nhân tố vô sinh
- Nhân tố hữu sinh
- Không khí, 
- Các sinh vật bao quanh
Bảng 63.2: Các nhóm sinh vật phân chia theo giới hạn sinh thái
NTST
Nhóm Thực vật
Nhóm Động vật
Ánh s¸ng
- TV ­a s¸ng
- TV ­a bãng
- §V ­a s¸ng
- §v ­a tèi
Nhiệt độ
- TV biến nhiệt
- ĐV biến nhiệt
- ĐV hằng nhiệt
Độ ẩm
- TV ưa ẩm
- TV chịu hạn
- ĐV ưa ẩm
- ĐV ưa khô
Bảng 63.3: Quan hệ giữa các sinh vật
Quan hệ
Cùng loài
Khác loài
Hỗ trợ
- Quần tụ cá thể
- Cách ly cá thể
- Cộng sinh
- Hội sinh
Đối địch
- Cạnh tranh về nơi ở, sinh sản
- Ăn thịt nhau
- Cạnh tranh giữa các loài có nhu cầu giống nhau
- Kí sinh, nửa kí sinh
- SV ăn SV khác
Bảng 63.4: Hệ thống hóa các khái niệm
Khái niệm
Định nghĩa
Ví dụ minh họa
Quần thể
Tập hợp các cá thể cùng loài cùng sống trong một không gian xác định, vào một thời điểm nhất định, có khả năng giao phối sinh ra con cái bình thường
- Quần thể trâu rừng
- Quần thể chim cánh cụt
- Quần thể cây dương xỉ
Quần xã
Tập hợp các quần thể khác loài cùng sống trong một không gian xác định. Các sinh vật trong quần xã có môi quan hệ gắn bó chặt chẽ như một thể thống nhất.Quần xã có cấu trúc tương đối ổn định
- Quần xã rừng mưa nhiệt đới
- Quần xã sinh vật biển
- Quần xã rừng ngập mặn
Hệ sinh thái
Bao gồm quần xã và khu vực sống của quần xã. Các sinh vật trong HST có sự tác động lẫn nhau và tác động với các NTVS của môi trường
- HST rừng mưa nhiệt đới
- HST rừng ngập mặn
- HST nông nghiệp
Bài 61: LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
A. MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức :
- Nêu được một số nội dung cơ bản của luật bảo vệ môi trường.
- Thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết của luật bảo vệ moi trường.
- Xây dựng ý thức chấp hành luật bảo vệ môi trường.
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng phân tích, liên hệ thực tế.
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ môi trường và chấp hành pháp luật.
B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Đặt - giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm, đàm thoại.
C/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Máy chiếu, phim trong ghi nội dung bảng 61, luật BVMT.
Học sinh: Đọc bài trước ở nhà, kẻ phiếu học tập.
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.
II. Kiểm tra bài cũ: Vì sao cần bảo vệ đa dạng các HST? Cần bảo vệ các HST ở địa phương em như thế nào?
III. Nội dung bài mới: 
1/ Đặt vấn đề.
Trước tình hình ONMT ngày càng nghiêm trọng, các quốc gia trên thế giới phải có trách nhiệm bảo vệ và phục hồi môi trường. Việc bảo vệ và phục hồi môi trường cần phải có căn cứ pháp chế bằng văn bản và vì thế luật bảo vệ môi trường ra đời. Vậy, luật BVMT có những nội dung cơ bản và tầm quan trọng như thế nào?
2/ Triển khai bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 3
GV yêu cầu:
+ Bằng kiến thức thực tế, thực hiện lệnh SGK trang185.
HS tự nghiên cứu thông tin thực tế, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, gợi ý, định hướng trách nhiệm cho HS.
+ HS kể một số ví dụ thực tế về việc vi phạm luật BVMT ở địa phương. Tìm biện pháp khắc phục.
GV cần chú ý giáo dục hành vi và xây dựng ý thức BVMT cho HS
3. Trách nhiệm của mỗi người trong việc chấp hành luật BVMT
* Kết luận: 
- Nắm vững nội dung luật BVMT.
- Nghiêm túc thực hiện luật BVMT.
- Tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện.
*Kết luận chung: SGK
V. Củng cố:
- Hãy nêu những biện pháp khắc phục tình trạng vi phạm luật BVMT ở địa phương em?
V. Dặn dò:
- Học, trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc bài 62, chuẩn bị giấy rôki, bút dạ theo nhóm
VI. Bổ sung, rút kinh nghiệm:
VII. Phụ lục: Bảng 61: Sự cần thiết ban hành luật BVMT
Nội dung
Luật BVMT qui định
Nếu không có luật BVMT
Khai thác rừng
- Cấm khai thác bừa bãi.
- Không khai thác rừng đầu nguồn
- Khai thác vô tổ chức, 
- Khai thác rừng đầu nguồn
Săn bắt ĐV hoang dã
- Nghiêm cấm
- ĐV hoang dã sẽ cạn kiệt
Đổ chất thải
- Qui hoạch bãi rác, cấm đổ chất thải độc hại ra môi trường
- Gây ONMT
Sử dụng đất
- Có qui hoạch sử dụng, cải tạo đất
- Gây lãng phí, thoái hóa đất
Sử dụng chất phóng xạ và chất độc hại
- Có biện pháp sử dụng an toàn 
- Xử lý bằng công nghệ thích hợp
- Gây nguy hiểm cho con người và các SV khác
Khi vi phạm luật BVMT
- Cơ sở, cá nhân bị xử lý hành chính
- Không có trách nhiệm bòi thường và khắc phục

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Sinh 9 2010 - 2011- T52.doc