Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết thứ 24 - Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết thứ 24 - Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Kiến thức:

- Học sinh trình bày được những biến đổi về số lượng thường thấy ở một cặp NST.

- Giải thích được cơ chế hình thành thể dị bội (2n+1) và (2n-1).

- Nêu được hậu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp NST?

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2816Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết thứ 24 - Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ : 24 
	Ngày soạn: / / 2007. Ngày dạy: / / 2007.
bài 23 : Đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức :
- Học sinh trình bày được những biến đổi về số lượng thường thấy ở một cặp NST.
- Giải thích được cơ chế hình thành thể dị bội (2n+1) và (2n-1).
- Nêu được hậu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp NST ?
2. Kĩ năng :
- Phát triển kĩ năng quan sát kênh hình và phát hiện kiến thức mới.
- Phát triển tư duy phân tích so sánh.
3. Thái độ :
- Học sinh nhận biết được đột biến số lượng NST. 
II. Phương pháp : 
 Sử dụng phương pháp quan sát tìm tòi và hoạt động nhóm.
III.Chuẩn bị phương tiện:
* Phương tiện:
 SGK, Giáo án, Sách tham khảo.
* Chuẩn bị:
- Giáo viên: +Tranh hình 23.1 và 23.2 SGK trang 67- 68.
 + Phiếu học tập, bảng phụ. 
- Học sinh: Học bài theo câu hỏi SGK trang 68. 
IV.Tiến trình bài giảng: 
1. ổn định tổ chức lớp:(1 phút).
Sĩ số lớp: 9A: 9C:
 9B: 
2. Kiểm tra đầu giờ: (6 phút).
Câu1: Đột biến cấu trúc NST là gì? Nêu một số dạng về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?
Câu2: Nêu nguyên nhân gây ra đột biến cấu trúc?Tại sao đột biến cấu trúc thường có hại cho sinh vật? 
3. Bài mới: (33 phút).
ĐVĐ: Đột biến NST có thể xảy ra ở một hoặc một số cặp NST( Hiện tượng di bội thể) hoặc xảy ra ở toàn bộ NST( Hiện tượng đa bội thể). Để hiểu vấn đề này như thế nào ta xét bài hôm nay. 
Hoạt động 1. (18 phút).
Hiện tượng di bội thể.
- Mục tiêu: 
 HS nêu được các dạng biến đổi số lượng ở một số cặp nhiễm sắc thể. 
- Tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
 -GV kiểm tra kiến thức cũ:
? Thế nào là bộ NST tương đồng?
? Thế nào là bộ NST lưỡng bội?
? Thế nào là bộ NST đơn bội?
-Yêu cầu HS nghiên cứu  và H23.1 SGK và trả lời câu hỏi sau
?Sự biến đổi số lượng ở một cặp NST thấy ở những dạng nào?
?thế nào là hiện tượng dị bội thể
-GV cho HS quan sát H 23.1 SGK trang 67 làm BT theoẹ
?Em hãy so sánh kích thước quả và số gai ở H I, HVI và XI
-Lưu ý: Hiện tượng dị bội gây ra các biến đổi hình thái như: kích thước,hình dạng
-GV chốt lại kiến thức đúng.
-Gọi 2-3 HS nhắc lại các khái niệm:
+2 NST giống nhau về hình dạng, kích thước.
+ Gồm các cặp NST tương đồng 2n.
+Gồm 1 NST trong mỗi cặp đồng dạng n.
-HS tự thu thập  và nêu được:
- các dạng: + 2n +1.
 +2n –1.
- Hiện tượng thêm hoặc mất đi một NST ở một cặp nào đó gọi là thể dị bội.
-QS hình 23.1 đối chiếu từ H quả II->XII và H quả I rút ra nhận xét:
/ Kích thước:
 +Lớn: quả VI. +Nhỏ: quả V, XI.
/ Gai dài hơn: IX. 
I. Hiện tượng dị bội thể:
- Hiện tượng di bội thể: Là đột biến thêm hoặc mất đi một NST ở một cặp NST nào đó.
- Các dạng dị bội:
 + 2n +1.
 +2n –1.
Hoạt động 2. (15 phút).
Giải thích cơ chế phát sinh thể dị bội.
- Mục tiêu:
+ Giải thích được cơ chế phát sinh thể dị bội (2n+1) và thể (2n- 1) . 
- Tiến hành: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
-GV yêu HS quan sát hình 23.2 SGK trang 68 và nhận xét:
+Sự phân li cặp NST hình thành giao tử trong:
-Trường hợp bình thường?
-Trong trường hợp rối loạn phân bào?
+Các giao tử nói trên tham gia vào thụ tinh thì hợp tử có số lượng như thế nào?
-GV treo tranh hình 23.2. Gọi HS lên trình bày cơ chế phát sinh các thể dị bội.
?Vậy hiện tượng dị bội gây nên hậu quả gì?
- GV thông báo thêm: ở người thêm một NST số 21, gây bệnh đao(3NST thứ 21)
-HS nghiên cứu , phần 2,thảo luận nhóm bàn, thống nhất ý kiến, nêu được:
+ Trường hợp bình thường: Mỗi giao tử có 1 NST.
+Trong trường hợp rối loạn phân bào:1 giao tử có 2NST hoặc 1 giao tử không có NST nào.
+Hợp tử có 3NST hoặc có một NST của cặp tương đồng.
-Gọi HS lên trình bày theo hình 23.2. Một hai HS phát biểu, lớp bổ sung hoàn chỉnh kiến thức.
-HS đọc kết luận SGK trang 68.
II. Sự phát sinh thể dị bội:
1.Cơ chế phát sinh thể dị bội: 
-Trong giảm phân có một cặp NST tương đồng, không phân li, tạo thành 1 giao tử mang 2 NST và một giao tử không mang giao tử nào.
2.Hậu quả:
Gây biến đổi hình thái, kích thước, màu sắcở thực vật hoặc gây bệnh NST ở người như: Bệnh đao, bệnh claiphentơ, bệnh tớcnơ
Kết luận SGK tr 68. 
4. Củng cố và kiểm tra đánh giá:(4 phút).
Câu 1: viết sơ đồ minh hoạ cơ chế hình thành thể(2n+1) theo hình 23.2 SGK trang 68?
Câu 2: Em hãy nêu hậu quả của dị bội thể?
5. Dặn dò và hướng dẫn học bài:(1 phút).
- Học bài theo câu hỏi SGK trang 68.
- Sưu tầm cây trồng hoặc các tư liệu mô tả về cây trồng đa bội thể.
- Chẩn bị trước bài 24: Đột biến số lượng NST(tiếp theo).
V.Rút kinh nghiệm giờ dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docthut24.doc