Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết thứ 28 - Bài 27: Thực hành: Quan sát thường biến

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết thứ 28 - Bài 27: Thực hành: Quan sát thường biến

. Kiến thức:

- Nhận biết được một số thường biến phát sinh ở các đối tượng trước tác động trực tiếp của điều kiện sống.

- Phân biệt được sự khác nhau giữa thường biến và đột biến.

- Qua tranh ảnh và mẫu vật rút ra được.

 +Tính trạng chất lượng phụ thuộc vào kiểu gen

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 4757Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết thứ 28 - Bài 27: Thực hành: Quan sát thường biến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ : 28 
	Ngày soạn: / / 2007. Ngày dạy: / / 2006.
Bài 27. Thực hành:
Quan sát thường biến
I. Mục tiêu bài dạy:
 1. Kiến thức :
- Nhận biết được một số thường biến phát sinh ở các đối tượng trước tác động trực tiếp của điều kiện sống.
- Phân biệt được sự khác nhau giữa thường biến và đột biến.
- Qua tranh ảnh và mẫu vật rút ra được.
 +Tính trạng chất lượng phụ thuộc vào kiểu gen.
 +Tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường.
2. Kỹ năng :
- Rèn kĩ quan sát, phân tích thông qua tranh và mẫu vật.
- Rèn kĩ năng thực hành.
3. Thái độ:
- Bảo vệ giữ gìn dụng cụ thực hành.
- Giáo dục học sinh về ý thức môn học.
II.Phương pháp dạy học:
 	Sử dụng phương pháp thực hành. 
III. Chuẩn bị phương tiện và thiết bị dạy học:
* Phương tiện:
 SGK, SGV, Giáo án, Sách tham khảo và dụng cụ thực hành.
* Chuẩn bị:
- Giáo viên:+Tranh minh hoạ thường biến.
 + Mầm khoai lang mọc trong bóng tối và mọc ngoài ánh sáng.
 + Một thân cây dừa nước mọc từ mô đất bò xuống ven bờ và trên mặt nước.
-Học sinh: + chuẩn bị vật mẫu về đột biến như SGK. 
IV. Tiến trình bài giảng:
1. ổn định tổ chức:(1 phút). Lớp 9A: Lớp 9C:
 Lớp 9B : 
2.Kiểm tra đầu giờ:(5 phút). 	
 Câu1: Thường biến là gì? thường biến có đặc điểm gì? 
3. Bài mới:(30 phút). Hoạt động 1.(15 phút). 
- Mục tiêu:+ Nhận biết một số thường biến. 
- Tiến hành: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
-YC HS quan sát tranh, ảnh và mẫu vật đã thu được: mầm củ khoai, cây rau dừa nước.
-Nhận biết được thường biến phát sinh dưới ảnh hưởng của ngoại cảnh.
-Nêu các nhân tố tác động gây thường biến.
-GV chốt lại kiến thức đúng như sau:
-HS quan sát tranh và mẫu vật: mầm củ khoai lang, cây rau dừa nước và các tranh ảnh khác.
-Thảo luận nhóm, ghi vào bảng:
Đại diện nhóm lên trình bày báo cáo
Bảng phụ:
Đối tượng
điều kiện môi trường
Kiểu hình tương ứng
Nhân tố tác động
1.Mầm khoai
- Có ánh sáng.
- Trong bóng.
- Mầm có lá màu xanh.
- Mầm có lá vàng.
- ánh sáng.
2.Cây rau dừa nước.
- Trên cạn.
- Ven bờ.
- Trên mặt nước.
- Thân lá nhỏ.
- Thân lá to.
- Thân và lá lớn hơn, rễ biến thành phao.
- độ ẩm
3 .
Hoạt động 2.(8 phút). 
Phân biệt thường biến và đột biến. 
- Mục tiêu: HS phân biệt thường biến và đột biến.
- Tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
-GV hướng dẫn HS quan sát trên đối tượng lá cây mạ mọc ở ven bờ và trong ruộng.
Thảo luận:+Sự sai khác giữa hai cây mạ mọc ở vị trí khác nhau ở vụ thứ nhất thuộc thế hệ nào?
+Dự đoán các cây lúa được gieo từ hạt của hai cây trên có khác nhau không? vì sao?
+Tại sao cây mạ ở ven bờ phát triển tốt hơn cây ở trong ruộng?
-GV yêu cầu HS phân biệt thường biến và đột biến? 
-GV: Thường biến biến đổi đồng loạt, theo hướng xác định, đột biến suất hiện ở một số cá thể không theo hướng xác định.
-Các nhóm QS tranh, ghi nhớ kiến thức và thảo luận thống nhất ý kiến và nêu được:
+Cây mạ ven bờ mọc tốt hơn cây mọc ở giữa ruộng, hai cây mạ trên thuộc đời thứ nhất.(biến dị trong đời cá thể 
+Con của chúng giống nhau( biến dị không di truyền được)
+Do điều kiện dinh dưỡng ở ven bờ tốt hơn.
+HS trả lời, lớp nhận xét.
Hoạt động 3. (7 phút). 
Nhận biết ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng. 
- Mục tiêu: Nhận biết ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng.
- Tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
-GV yêu cầu HS quan sát ảnh 2 luống su hào của cùng một giống, một luống chăm sóc tốt, một luống ít chăm sóc.
+Hình dạng củ của 2 luống có khác nhau không?
+Kích thước của các củ su hào ở 2 luống có khác nhau không?
-Từ kết quả trên em có nhận xét gì? 
-HS quan sát và nêu được:
+Hình dạng giống nhau( tính trạng chất lượng ).
+Kích thước: chăm sóc tốt: củ to
 chăm sóc ít: củ bé
-Nhận xét:+ Tính trạng chất lượng phụ thuộc kiểu gen
+Tính trạng số lượng phụ thuộc vào ĐKS
4. Nhận xét - Đánh giá :(8 phút). 
- ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng.
- GV cho điểm một số nhóm chuẩn bị chu đáo mẫu vật và có ý thức thực hành tốt. 
- Cho học sinh thu dọn vệ sinh.
5. Dặn dò và hướng dẫn học bài:(1 phút). 
- Học bài và trả lời câu hỏi theo nội dung SGK.
- Chuẩn bị trước bài: Bài 28: phương pháp nghiên cứu di truyền người . 
V. Rút kinh nghiệm giờ dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docthut28.doc