1. Kiến thức:
- Thấy được tình hình thực tế về môi trường ở địa phương từ đó có biện pháp khắc phục và bảo vệ.
2. Kỹ năng:
-Phát triển kỹ năng quan sát, điều tra và thu thập thông tin.
3. Thái độ:
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
Ngày soạn: ......./..... /. Tiết 60 THỰC HÀNH: TÌM HIỂU TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG (T1) A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Thấy được tình hình thực tế về môi trường ở địa phương từ đó có biện pháp khắc phục và bảo vệ. 2. Kỹ năng: -Phát triển kỹ năng quan sát, điều tra và thu thập thông tin. 3. Thái độ: - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. B. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về tình hình môi trường địa phương. - Kĩ năng lập kế hoạch tìm hiểu môi trường địa phương - Kĩ năng hợp tác, giao tiếp có hiệu quả khi điều tra tình hình môi trường ở địa phương - Kĩ năng ra quyết định hành động góp phần bảo vệ môi trường địa phương. - Kĩ năng giải quyết vấn đề C. Phương pháp giảng dạy: Tổ chức hoạt động ngoại khoá, dã ngoại, viết bài thu hoạch. D. Chuẩn bị giáo cụ: 1.Giáo viên: Hướng dẫn học sinh các nội dung sgk 2. Học sinh: Tìm hiểu môi trường E. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1’) 2. Kiểm tra bài củ: (0’) 3. Nội dung bài mới: a, Đặt vấn đề: (2’) Trước thực trạng môi trường ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, môi trường ở địa phương em có bị ảnh hưởng không? Tình hình môi trường ở đây như thế nào? Cần làm gì để bảo vệ môi trường sống ở địa phương? b, Triển khai bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC GV chia nhóm, phân công địa điểm cho từng nhóm, kiểm tra dụng cụ, tổ chức cho các nhóm quan sát, tìm hiểu môi trường: Hoạt động 1: (20’) GV yêu cầu HS quan sát môi trường và tìm hiểu môi trường theo 4 bước: + Bước 1: Điều tra các thành phần hệ sinh thái trong môi trường. + Bước 2: Điều tra tình hình môi trường trước khi có sự tác động của con người. + Phân tích hiện trạng môi trường, phỏng đoán sự biến đổi của môi trường trong thời gian tới + Bước 4: Hoàn thành bảng 56.3. Hoạt động 2 (10’) HS tự chọn môi trường điều tra đã có sự tác động của con người. + Thông qua các hình thức điều tra như ở phần 1 kết hợp công tác phỏng vấn những cư dân sống trong khu vực quan sát để hoàn thành bài thu hoạch theo những bước mà GV đã hướng dẫn. + Những hoạt động nào của con người đã gây nên sự biến đổi của HST đó? + Xu hướng biến đổi của HST đó là tốt lên hay xấu đi? + Em hãy đề ra các biện pháp khắc phục và bảo vệ HST đó? 1. Điều tra tác động của con người tới môi trường HS quan sát, ghi chép. 2. Thu hoạch HS hoàn thành bài thu hoạch theo hướng dẫn của giáo viên. 4. Củng cố: (5’) GV nhận xét thái độ học tập của HS. 5. Dặn dò: (2’) - Thống kê, tổng kết lại những gì đã quan sát được. - Đọc bài 58, kẻ bảng 58.1 - 2 vào vở
Tài liệu đính kèm: