1/ Kiến thức:
* học xong bài này, hs phải :
- Trình bày được sự biến đổi hình thái NST ( chủ yếu là sự đóng và duỗi xoắn) trong chu kì tế bào.
- Trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của nguyên phân.
-Phân tích được ý nghĩa của nguyên phân đối với sự sinh sản, sinh trưởng và phát triển của cơ thể.
Tuần: N.Soạn: Tiết 9. N.Dạy: BÀI 9 NGUYÊN PHÂN. A/ Mục tiêu: 1/ Kiến thức: * học xong bài này, hs phải : - Trình bày được sự biến đổi hình thái NST ( chủ yếu là sự đóng và duỗi xoắn) trong chu kì tế bào. - Trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của nguyên phân. -Phân tích được ý nghĩa của nguyên phân đối với sự sinh sản, sinh trưởng và phát triển của cơ thể. 2/ Kĩ năng: -Tiếp tục phát triển kĩ năng quan sat, phân tích kênh hình. 3/ Thái độ: - GD thế giới quan duy vật biện chứng. B/ Chuẩn bị: -Tranh phóng to các hình: 9.2; 9.3 và bảng 9.2 SGK. C/ Tổ chức hoạt động: 1/ Vào bài: Cơ thể lớn lên nhờ quá trình phân chia liên tục các tế bào. Quá trình phân chia diễn ra như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu các diễn biến cơ bản của nguyên phân. 2/ Phát triển bài: I/ BIẾN ĐỔI HÌNH THÁI NST TRONG CHU KÌ TẾ BÀO. Hoạt động 1: SỰ BIẾN ĐỔI HÌNH THÁI NST. * Mục tiêu: - HS nắm được diễn biến về hình thái của NST về mức độ đóng , duỗi xoắn, trạng thái đơn kép của NST. * Thực hiện: HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS - GV treo tranh vẽ 9.1 và 9.2 SGK. - Hướng dẫn HS phân tích hình : lưu ý về thời gian diễn ra kì trung gian, về sự tự nhân đôi của NST. - YC HS tự phân tích hình và hoàn thành bảng 9.1 SGK. - YC HS báo cáo kết quả thảo luận. - GV nhận xét bổ sung và chỉnh sửa. - HS nghiên cứu thông tin và quan sát tranh vẽ. - Chú ý về các chu kì của quá trình phân bào. - HS hoàn thành bảng SGK. - Nhận xét bổ sung và hoàn thành thông tin theo bảng: Hình thái NST Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Độ duỗi xoắn Nhiều nhất Bắt đầu duỗi nhiều Đóng xoắn Bắt đầu Cực đại II/ NHỮNG DIỄN BIẾN CƠ BẢN CỦA NST TRONG QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN: Hoạt động 2: DIỄN BIẾN HÌNH THÁI NST; * Mục tiêu: - HS nắm được những diễn biến cơ bản về hình thái của NST. * Thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV giói thiệu hình 9.3 SGK và sự nhân đôi và hình thái NST. - YC HS nghiên cứu thông tin SGK kế hợp hình vẽ bảng 9.2 SGK. - YC HS hoạt động nhóm để hoàn thành thông tin trong bảng 9.2. - YC đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - HS quan sát hình vẽ nhận xét về các bộ phận của tế bào. - HS nghiên cứu thông tin và quan sát hình vẽ. - Hoạt động nhóm hoàn thành thông tin SGK. Các kì Những diễn biến cơ bản của NST Kì đầu - NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn lại nên có hình thái rõ rệt. - các NST kép đính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động. Kì giữa - Các NST kép bắt đầu đóng xoắn. - Các NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Kì sau - Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về hai cực của tế bào. Kì cuối - Các NST đơn giãn xoắn dài ra ở dạng sợi mảnh thành nhiễm sắc chất. III/ Ý NGHĨA CỦA NGUYÊN PHÂN: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - YC HS nghiên cứu thông tin SGK. - Lưu ý: + ý nghĩa sinh học. + ý nghĩa thực tiễn: giâm chiết cành, ghép. H: Nguyên phân có ý nghĩa gì? - HS nghiên cứu thông tin SGK. - HS chú ý lắng nghe và thu nhận thông tin. - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. 3/ Củng cố: -YC HS đọc thông tin ghi nhớ SGK. 4/ Dặn dò: - VN học bài, trả lời câu hỏi. - Chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.
Tài liệu đính kèm: