Kiến thức
- Phân biệt được hiện tượng đa bội hoá và thể đa bội
- Hiểu rõ sự hình thành thể đa bội do nguyên phân và giảm phân, phân biệt sự khác
Nhau giữa hai trường hợp trên
- Biết các dấu hiệu nhận biết thể đa bội bằng mắt thường và cách sử dụng các đặc
điểm của thể đa bội trong chọn giống
2- Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình
phòng giáo dục & Đào tạo huyện hưng Hà Trường THCS lê danh phương Giáo án sinh học 9 Giáo viên: trần văn luyện Đơn vị công tác: TRường THCS lê danh phương Tuần: 13; Tiết: 25. Ngày soạn:... Ngày dạy:.. Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể I- Mục tiêu 1- Kiến thức - Phân biệt được hiện tượng đa bội hoá và thể đa bội - Hiểu rõ sự hình thành thể đa bội do nguyên phân và giảm phân, phân biệt sự khác Nhau giữa hai trường hợp trên - Biết các dấu hiệu nhận biết thể đa bội bằng mắt thường và cách sử dụng các đặc điểm của thể đa bội trong chọn giống 2- Kỹ năng - Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm 3- Thái độ - Giáo dục ý thức học tập II- Đồ dùng cần chuẩn bị - Tranh phóng to các hình 24.1 à 24.5 SGK - Tranh ảnh hoặc mẫu vật về hiện tượng đa bội thể III- Hoạt động dạy học 1- Kiểm tra - Đột biến số lượng NST là gì ? phân biệt hiện tượng dị bội thể và thể dị bội ? - Nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng dị bội thể ? 2- Mở bài - Trong thực tế sự biến đổi số lượng NST làm cho cơ quan sinh dưỡng to ra, khả năng chống chịu tốt. Tại sao lại có hiện tượng như vậy àTìm hiểu bài mới. 3- Tiến trình bài dạy Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học - Củng cố lại kiến thức : Thể lưỡng bội là gì ? à Bộ nhiễm sắc thể chứa các cặp nhiễm sắc thể tương đồng. - Học sinh đọc kỹ thông tin SGK, quan sát và đọc kỹ nội dung các hình 24.1 đến 24.4. Cùng trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi: + Thể đa bội là gì ? Thế nào là hiện tượng đa bội hoá? +Sự tương quan giữa mức bội thể và cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản như thế nào? + Có thể nhận biết cơ thể đa bội bằng mắt thường qua đặc điểm nào? + Hiện tượng đa bội có ý nghĩa gì trong đời sống ? - Gọi đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác chú ý theo dõi để nhận xét và bổ sung - Ôn tập lại kiến thức nguyên phân và giảm phân- Kết quả của quá trình nguyên phân và giảm phân + Số lượng NST của tế bào con sau nguyên phân thế nào? + Trường hợp NST nhân đôI nhưng tế bào không phân chia àHiện tượng gì? + Giao tử được hình thành qua giảm nhiễm và không qua giảm nhiễm khác nhau thế nào? - Học sinh quan sát thật kỹ hình 24.5 suy nghĩ để cho biết trường hợp a và b minh hoạ điều gì? Tại sao? - Treo tranhàGọi học sinh lên chỉ và trình bày 1- Hiện tượng đa bội thể - Đột biến số lượng ở tất cả các cặp trong bộ NST,làm cho bộ NST trong tế bào sing dưỡng là bội số của n ( 3n, 4n, 5n) gọi là hiệ tượng đa bội hoá - Cơ thể mang các tế bào đa bội hoá gọi là thể đa bội - Sự tăng số lượng NST àTăng hàm lượng ADN trong tế bào àTăng cường độ đồng hoá àTăng kích thước cơ quan, bộ phận, tăng khả năng chống chịu - Hiện tượng đa bội được ứng dụng nhiều mặt trong thực tế ( sản xuất, chọn giống) 2- Sự hình thành thể đa bội - Do nguyên phân: nhiễm sắc thể nhân đôi nhưng tế bào không phân chia à Số lượng tế bào tăng gấp đôi - Do giảm phân: giao tử hình thành không qua giảm nhiễm IV- Củng cố - Tóm tắt nội dung toàn bài - Củng cố bài + Treo tranh, gọi học sinh lên trình bày sự hình thành thể đa bội do nguyên phân, Giảm phân không bình thường + Đột biến là gì? phân biệt các dạng đột biến? - Gọi học sinh đọc kỹ kết luận chung V. Dặn dò: + Học bài và làm bài tập vào vở + Đọc trước nội dung bài thường biến + Sưu tầm các tranh ảnh về sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường Bổ sung kiến thức sau tiết dạy. ..................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Tuần: 13; Tiết: 26. Ngày soạn:... Ngày dạy:.. Bài 25: Thường biến I- Mục tiêu 1- Kiến thức - Hiểu rõ kháI niệm thường biến - Phân biệt sự khác nhau giữa thường biến và đột biến về hai phương diện : khả năng Di truyền và sự biểu hiện kiểu hình - KháI niệm mức phản ứng và ý nghĩa - Hiểu rõ ảnh hưởng của môI trường tới tính trạng số lượng àứng dụng nâng cao Năng suất cây trồng và vật nuôi 2- Kỹ năng - Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm 3- Thái độ - Giáo dục ý thức học tập, vận dụng kiến thức vào thực tế II- Đồ dùng cần chuẩn bị - Tranh phóng to hình 25 SGK - Tranh ảnh minh hoạ sự biến đổi kiểu hình do tác động môi trường III- Hoạt động dạy học 1- Kiểm tra - Thế nào là hiện tượng đa bội hoá ? thế nào là thể đa bội ? cho ví dụ ? - Sự hình thành thể đa bội do nguyên phân và giảm phân không bình thường Như thế nào? 2- Mở bài - Trong thực tế có hiện tượng một gen có nhiều kiểu hình khác nhau khi sống ở các Môi trường khác nhau. Tại sao lại như vậy? Đó là hiện tượng gì? àBài mới 3- Tiến trình bài dạy Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học - Học sinh quan sát thật kỹ hình 25, đọc thật kỹ các ví dụ. Cùng trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi: + Kiểu gen ở lá các cây rau mác có khác nhau không ? + Lá cây sống trong nước có hình gì? tại sao? ( Dài, mảnh àkhông bị sóng cuốn đi) +Lá mọc trên mặt nước có đặc điểm thế nào? Tại sao? ( Rộng àTăng diện tích, dễ nổi) + Lá mọc trong không khí có hình gì? Tại sao? ( hình mũi mác àTránh gió mạnh, gốc không bị bật) - Gọi đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác theo dõi để nhận xét và bổ sung - Tóm lại: Sự biến đổi kiểu hình trong các ví dụ trên do nguyên nhân nào? àThường biến là gì? - Gọi đại diện học sinh trả lời , các em khác theo dõi để nhận xét và bổ sung - Học sinh đọc kỹ thông tin SGK, cùng trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi: + Sự biểu hiện ra kiểu hình của một kiểu gen phụ thuộc vào các yếu tố nào? + Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa kiểu gen- môI trường- kiểu hình? + Những tính trạng nào chịu ảnh hưởng của môi trường? + Những tính trạng nào không chịu ảnh hưởng của môi trường? + Tính dễ biến dị do tác động của môi trường có ý nghĩa gì trong sản xuất? Cần chú ý gì trong trồng trọt và chăn nuôi? - Gọi dại diện nhóm trả lời, các nhóm khác theo dõi để nhận xét và bổ sung - Chú ý liên hệ với thực tế chăn nuôi hoặc trồng trọt ở gia đình và ở địa phương - Học sinh đọc thật kỹ thông tin SGK, phân tích thật kỹ ví dụ để trả lời câu hỏi: + Sự khác nhau giữa năng suắt bình quân và năng suắt tối đa của giống DR2 là do đâu ? +Giới hạn năng suắt do giống hay do kỹ thuật chăm sóc quy định? + Mức phản ứng là gì? - Liên hệ thực tế: Muốn thu hoạch cao phải chú ý: + Giống tốt + Chăm sóc tốt 1- Sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường - Cùng một kiểu gen nhưng môi trường sống khác nhau àKiểu hình khác nhau - Các cá thể cùng loài sống trong môi trường giống nhau àBiến đổi giống nhau - Thường biến là những biến đổi kiểu hình, phát sinh trong đồi cá thể, dưới ảnh hưởng của môI trường không liên quan tới cơ sở di truyền 2- Mối quan hệ giữa kiểu gen- môi trường- kiểu hình - Kiểu hình không chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà còn phụ thuộc vào môi trường. Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường - Các tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen - Các tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng của môi trường 3- Mức phản ứng - Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước môi trường khác nhau - Mức phản ứng do kiểu gen quy định IV, Củng cố - Tóm tắt nội dung toàn bài - Hướng dẫn trả lời câu hỏi + Câu 1: Phân biệt thường biến và đột biến Thường biến Đột biến - Biến đổi kiểu hình, không liên quan tới cơ sở di truyền - Không di truyền - Mang tính đồng loạt - Có lợi cho sinh vật - Biến đổi trong cơ sở vật chất di truyền ( NST, ADN) - Có di truyền - Mang tính cá thể - Đa số có hại + Ông cha ta đã tổng kết: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống Theo em tổng kết trên đúng hay sai? Vì sao? - Gọi học sinh đọc kỹ kết luận chung V. Dặn dò + Học kỹ bài, làm bài tập vào vở + Sưu tầm các tranh ảnh về các đột biến ở vật nuôi, cây trồng Bổ sung kiến thức sau tiết dạy. ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Tuần: 14; Tiết: 27. Ngày soạn:... Ngày dạy:.. Bài 26: Thực hành Nhận biết một vài dạng đột biến I- Mục tiêu 1- Kiến thức - Học sinh nhận biết được một số đột biến hình thái ở thực vật và phân biệt được sự sai khác về hình thái của thân, lá, hoa, quả, hạt giữa thể lưỡng bội và thể đa bội trên tranh và ảnh. - Nhận biết được hiện tượng mất đoạn nhiễm sắc thể trên ảnh chụp hiển vi hoặc trên tiêu bản. 2- Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát trên tranh va trên tiêu bản. - Rèn kĩ năng sử dụng kính hiển vi. II- Đồ dùng dạy học -Tranh ảnh về các đột biến hình thái ở thực vật. -Tranh ảnh về các kiểu đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ở hành tây (hành ta) -Tranh ảnh về biến đổi số lượng nhiễm sắc thể ở hành tây, dâu tằm, dưa hấu. -Tiêu bản hiển vi về : + Bộ nhiễm sắc thể bình thường và bộ nhiễm sắc thể có hiện tượng mất đoạn. + Bộ nhiễm sắc thể (2n), (3n), (4n) ở dưa hấu. - Kính hiển vi quang học. III- Hoạt động dạy học 1- Kiểm tra - Đột biến ... lý? - Gọi đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung - Di truyền y học tư vấn là gì? di truyền y học tư vấn gồm những nội dung nào ? - Học sinh đọc kỹ thông tin SGK. cùng trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi + Tại sao kết hôn gần làm suy thoái nòi giống + Tại sao quan hệ huyết thống năm đời trở đI mới được kết hôn? - Gọi đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung - Tiếp tục đọc kỹ thông tin bảng 30.1 cùng trao đổi nhóm để cho biết: + Tại sao nam chỉ được lấy một vợ, nữ chỉ được lấy một chồng? - Học sinh đọc kỹ thông tin SGK. phân tích kỹ số liệu bảng 30.2. Suy nghĩ để trả lời câu hỏi + Em có nhận xét gì qua bảng? + Phụ nữ nên sinh con ở độ tuổi nào là phù hợp? Tại sao? - Học sinh đọc kỹ thông tin SGK, đọc lại mục em có biết trang 85, liên hệ thực tế, cùng trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi + MôI trường bị ô nhiễm do các nguyên nhân nào? +Hậu quả di truyền khi môi trường bị ô nhiễm là gì? + Làm thế nào để môI trường không bị ô nhiễm, bảo vệ được con người hiện tại và tương lai? - Gọi đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác theo dõi để nhận xét và bổ sung 1- Di truyền y học tư vấn - Di truyền y học tư vấn là một lĩnh vực của di truyền học. Kết hợp các phương pháp xét nghiệm, chuẩn đoán hiện đại về mặt di truyền kết hợp nghiên cứu phả hệ - Nội dung + Chuẩn đoán + Cung cấp thông tin + Cho lời khuyên liên quan tới các tật bệnh di truyền 2- Di truyền học với hôn nhân và kế hoạch hoá gia đình a- Di truyền học với hôn nhân - Kết hôn gần làm cho các đột biến lặn có hại được biểu hiện trên cơ thể đồng hợp - Tỷ lệ trẻ sơ sinh bị dị tật hoặc bệnh di truyền bẩm sinh tăng lên rõ rệt ở các cặp kết hôn gần ( dưới 4 đời) à làm suy thoáI nòi giống - Độ tuổi từ 18 đến 35 có tỷ lệ nam nữ là 1: 1 àNam chỉ được láy một vợ, nữ chỉ được lấy một chồng b- Di truyền học và kế hoạch hoá gia đình - Từ 35 tuổi trở đI tỷ lệ sinh con mắc bệnh Đao tăng lên rõ rệt - Phụ nữ sinh con ở độ tuổi 25 à 34 là hợp lý vì: + Đảm bảo việc học tập, công tác + Tránh 2 lần sinh gần nhau + Giữ được quy mô gia đình hợp lý, giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc các tật bệnh di truyền 3- Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường - Các tác nhân vật lý và hoá học gây ô nhiễm môi trường àTăng tỷ lệ người mắc các bệnh ,tật di truyền - Biện pháp + Đấu tranh chống vũ khí hạt nhân và vũ khí hoá học + Thực hiện nghiêm túc các quy định về sản xuất và sử dụng các loại hoá chất. IV. Củng cố. - Tóm tắt nội dung toàn bài - Gọi học sinh đọc kỹ kết luận chung - Hướng dẫn trả lời câu hỏi V. Dặn dò + Sưu tầm các tư liệu về tật bệnh di truyền do ô nhiễm môi trường, do kết hôn gần Hoặc sinh con khi cao tuổi + Học kỹ nội dung bài và làm bài tập + Đọc trước bài công nghệ tế bào, sưu tầm tưu liệu về thành tựu công nghệ tế bào. Bổ sung kiến thức sau tiết dạy. ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Tuần: 16 - Tiết: 32. Ngày soạn:... Ngày dạy:.. Chương 6 ứng dụng di truyền học Bài 31: Công nghệ tế bào I- Mục tiêu: 1- Kiến thức - Hiểu được khái niệm công nghệ tế bào - Nắm được những công đoạn chính của công nghệ tế bào, vai tró của từng công đoạn - Những ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm, phương hướng ứng dụng NuôI cấy mô và tế bào trong chọn giống 2- Kỹ năng - Rền kỹ năng quan sát, nhận xét, liên hệ thực tế - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm 3- Thái độ - Giáo dục ý thức học tập - Nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên, biết trân trọng các thành tựu khoa học, vận Dụng kiến thức vào thực tế II- Đồ dùng cần chuẩn bị - Tranh phóng to hình 31 - Tư liệu về nhân bản vô tính ở Việt nam và thế giới III- Hoạt động dạy học 1- Kiểm tra - Di truyền y học tưu vấn là gì ? Nội dung và ý nghĩa ? - Giải thích tại sao : + Cấm kết hôn gần ? ( 4 đời ) + Trai chỉ được lấy một vợ, gái chỉ được lấy một chồng? + Vì sao sau 35 tuổi không nên sinh con nữa? 2- Mở bài - Giới thiệu cách để giống khoai tây truyền thống: Củ giống à Cây giống - Giới thiệu cách nhân giống vô tính: Từ một củ khoai tây à2000 triệu mầm Giống, đủ trồng cho 40 ha àĐó là thành tựu của công nghệ tế bào . Vậy Công nghệ tế bào là gì? àTìm hiểu bài mới 3- Tiến trình bài dạy Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học - Học sinh đọc kỹ thông tin SGK, cùng trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi: + Công nghệ tế bào là gì? + Để nhận được mô non, cơ quan, cơ thể hoàn toàn giống với cơ thể gốc, người ta phải thực hiện những công việc gì? + Tại sao cơ quan hay cơ thể hoàn chỉnh có kiểu gen như dạng gốc? - Gọi đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác chú ý theo dõi để nhận xét và bổ sung - Tế bào àNguyên phân àNhiều tế bào àCơ quan à Cơ thể - Học sinh đọc kỹ thông tin SGK, quan sát thật kỹ hình 31. Cùng trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi: + Trình bày các bước nhân giống vô tính bằng nuôI cấy mô? + Tại sao không sử dụng các tế bào, hoặc các mô đã già? + ưu điểm và triển vọng của phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm? - Gọi đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác chú ý theo dõi để nhận xét và bổ sung - Dựa vào thông tin và liên hệ thực tế cho biết: Nước ta đã thành công với việc nhân giống vô tính những loại cây gì? - Học sinh đọc kỹ thông tin SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi: + NuôI cấy mô và tế bào nhằm mục đích gì? + Việc phát hiện và chọn lọc dòng tế bào xô ma biến dị có ý nghĩa gì? ( Tạo vật liệu mới) + Từ các vật liệu mới, làm thế nào để tạo giống mới ? - Gọi đại diện học sinh trả lời các em khác chú ý theo dõi để nhận xét và bổ sung - Học sinh đọc kỹ thông tin sách giáo khoa, liên hệ thêm trong thực tế để trả lời các câu hỏi: + các bước tiến hành thế nào/ + ưu điểm và triển vọng của phương pháp này? + Kể một số thành tựu cụ thể về nhân bản vô tính ở động vật? ( ở Việt nam và thế giới ) 1- Khái niệm công nghệ tế bào - Công nghệ tế bào là nghành kỹ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào và mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạođể tạo ra cơ quan hay cơ thể hoàn chỉnh - Tiến hành + Tách tế bào từ cơ thể + Nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo mô non( mô sẹo) + Dùng hóc môn sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hoá thành cơ quan hay cơ thể hoàn chỉnh - Kết quả: Tạo nhiều cơ quan hay cơ thể giống dạng gốc 2- ứng dụng công nghệ tế bào a- Nhân giống vô tính trong ống nghiệm( vi nhân giống) ở cây trồng - Quy trình nhân giống + Tách mô phân sinh + Nuôi cấy àMô non ( mô sẹo) + Chia nhỏ mô sẹo àNuôi cấy ( Tăng số lượng mô sẹo) + Kích thích bằng hóc môn àMô sẹo phân hoá thành cơ thể hoàn chỉnh + NuôI cấy cây con trong vườn ươm + Mang trồng ngoài đồng ruộng - ưu điểm + Tăng nhanh số lượng cá thể + Rút ngắn thời gian tạo cây con + Bảo tồn nguồn gen TV quý hiếm - Thành tựu Nhân giống thành công với cây khoai tây, mía, phong lan, gỗ quý b- ứng dụng nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng - NuôI cấy mô và tế bào để phát hiện và chọn lọc dòng tế bào xô ma biến dị - Chọn lọc và đánh giá à Tạo giống mới - Ví dụ : SGK c- Nhân bản vô tính ở động vật - Tiến hành - ý nghĩa + Tăng nhanh số lượng cá thể + Bảo tồn nguồn gen quý hiếm + Mở ra triển vọng có thể thay thế các cơ quan, bộ phận trong cơ thể người - Thành tựu Nhân bản thành công ở Cừu, Bò, Dê, Lợn IV. Củng cố. - Tóm tắt nội dung toàn bài - Chú ý: Các khâu trong chọn giống cây trồng + Tạo vật liệu mới để chọn lọc + Sử dụng vật liệu có sẵn àChọn lọc, đánh giá àTạo giống mới - Gọi học sinh đọc mục em có biết V. Dặn dò + Học bài và làm bài tập vào vở + Đọc trước bài công nghệ gen + Ôn tập từ tiết 1 đến tiết 33 để chuẩn bị cho tiết ôn tập Làm lại các bài tập trong sách giáo khoa, chú ý vận dụng các bài chương A D N và gen để làm bài tập vận dụng Bổ sung kiến thức sau tiết dạy. ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: