Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Trường phổ thông cấp 2-3 Võ Thị Sáu - Tuần : 13 - Tiết 26: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Trường phổ thông cấp 2-3 Võ Thị Sáu - Tuần : 13 - Tiết 26: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

/ Mục tiêu:

 - Nêu được các biến đổi số lượng NST, cơ chế hình thành thể 3 nhiễm, thể 1 nhiễm.

- Giải thích hiệu quả của đột biến số lượng nhiễm sắc thể ở từng cặp NST.

- Quan sát tranh, thảo luận nhóm.

- Yêu khoa học, thích bộ môn.

II/ Chuẩn bị:

Tranh phóng to H 23.1-2 SGK

III/ Tiến trình dạy học:

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1080Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Trường phổ thông cấp 2-3 Võ Thị Sáu - Tuần : 13 - Tiết 26: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 29/ 10/ 10Trường PT Cấp 2-3 Võ Thị Sáu Giáo án sinh 9
 Tuần : 13 Tiết:26 ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ
I/ Mục tiêu:
 - Nêu được các biến đổi số lượng NST, cơ chế hình thành thể 3 nhiễm, thể 1 nhiễm.
- Giải thích hiệu quả của đột biến số lượng nhiễm sắc thể ở từng cặp NST.
- Quan sát tranh, thảo luận nhóm.
- Yêu khoa học, thích bộ môn.
II/ Chuẩn bị:
Tranh phóng to H 23.1-2 SGK
III/ Tiến trình dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: - Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì? Có những dạng nào?
 - Tại sao đột biến thường gây hại cho sinh vật?
 2/ Mở bài: Chúng ta biết NST có số lượng đặc trưng cho loài. Vậy tại sao chúng lại thay đổi 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
I/ Hiện tượng dị bội thể:
- Hiện tượng dị bội là hiện tượng biến đổi số lượng của 1 hoặc một số cặp NST (2n + 1) hoặc (2n-1).
II/ Sự phát sinh thể dị bội:
- Cơ chế hình thành bệnh đao (2n+1): 
Trong giảm phân do sự phân li không bình thường của cặp NST 21(ở người), sinh ra 2 loại giao tử (loại2 NST 21, loại 0 NST 21). Trong quá trình thụ tinh xuất hiện hợp tử có 3 nhiễm sắc 21 gây bệnh Đao.
- Cơ chế hình thành bệnh Tơcnơ (2n-1):
Do sự phân li không bình thường của cặp NST giới tính XX sinh ra 2 loại giao tử (loại XX và loại không X).Trong thụ tinh xuất hiện hợp tử OX gây ra bệnh Tơcnơ.
* HĐ1: Tìm hiểu hiện tượng dị bội:
Gv cho học sinh quan sát tranh H23.1 yêu cầu nghiên cứu mục I SGK trả lời câu hỏi:
- Thế nào là hiện tượng dị bội?
- Thể 3 nhiễm khác thể lưỡng bội như thế nào?
GV gợi ý mọi sinh vật bình thường đều có bộ NST lưỡng bội (2n). Nhưng ở một số sinh vật có hiện tượng 3 nhiễm ( lúa, cà chua, cà độc dược) do có 1 NST bổ sung vào bộ lưỡng bội. Đây là trường hợp một cặp nST nào đó không phải 2 mà có 3 Nhiễm sắc (2n +1). Ngược lại cũng có trường hợp mất đi 1 NST (2n - 1) được gọi là thể 1 nhiễm, còn trường hợp mất đi 1 cặp NST tương đồng (2n -2) được gọi là thể 0 nhiễm. 
* HĐ2: Tìm hiểu sự phát sinh thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm.
GV cho học sinh quan sát tranh H23.2 và nghiên cứu mục II SGK trả lời câu hỏi:
- Cơ chế phát sinh thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm.
- Sự khác nhau trong sự hình thành bộ NST ở bệnh Đao và bệnh Tơcnơ.
GV gợi ý: quan sát tranh 23.2 cần chú ý sự phân li không bình thường cặp NST trong giảm phân.
VI/ Củng cố: Cho học sinh đọc phần tóm tắt cuối bài.
* Thế nào là hiện tượng dị bội? Những dạng nào thuộc thể dị bội? Cơ chế nào phát sinh thể dị bội?
V/ Dặn dò:
Bài vừa học: - Học và trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK. Vẽ sơ đồ H22.3.
Bài sắp học: - Tìm hiểu hiện tượng đa bội thể là gì?
 	 - Cơ chế hình thành thể đa bội? Ứng dụng trong công tác chọn giống?
 26 GV: Triệu Thị Thu Vân
 .

Tài liệu đính kèm:

  • doctiết26.doc