Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Trường phổ thông cấp 2-3 Võ Thị Sáu - Tuần : 16 - Tiết 31: Phương pháp nghiên cứu di truyền người

Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Trường phổ thông cấp 2-3 Võ Thị Sáu - Tuần : 16 - Tiết 31: Phương pháp nghiên cứu di truyền người

/ Mục tiêu:

- Giải thích được sự di truyền một vài tính trạng hay hiện tượng đột biến ở người.

- Phân biệt được sinh đôi cùng trứng và khác trứng.

- Ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh trong di truyền.

 - Quan sát tranh, phân tích, thảo luận nhóm

 - Yêu khoa học, thích bộ môn

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1007Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Trường phổ thông cấp 2-3 Võ Thị Sáu - Tuần : 16 - Tiết 31: Phương pháp nghiên cứu di truyền người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường PT Cấp 2-3 Võ Thị Sáu Giáo án sinh 9
Ngày soạn : 20/ 11/ 10
 Tuần : 16 Tiết:31 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN NGƯỜI
I/ Mục tiêu:
- Giải thích được sự di truyền một vài tính trạng hay hiện tượng đột biến ở người.
- Phân biệt được sinh đôi cùng trứng và khác trứng.
- Ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh trong di truyền.
 - Quan sát tranh, phân tích, thảo luận nhóm 
 - Yêu khoa học, thích bộ môn 
II/ Chuẩn bị:
Tranh phóng to H 28.1-3 SGK
III/ Tiến trình dạy học:
 1/ Mở bài: Cũng như động vật, ở người có hiện tượng con cái giống nhau, giống bố mẹ và đồng thời cũng có những chi tiết khác nhau và khác với bố mẹ 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
I/ Nghiên cứu phả hệ:
Là theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định nào đó trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để nhằm xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó ở những mặt sau:
+ Tính trạng nào trội, tính trạng nào lặn
+ Tính trạng do một gen hay nhiều gen qui định
+ Sự di truyền của tính trạng có liên quan đến yếu tố giới tính hay không
II/ Nghiên cứu trẻ đồng sinh:
Là theo dõi sự phát triển các tính trạng tương ứng của những đứa trẻ được sinh ra cùng từ một cặp bố mẹ để nhằm kết luận về vai trò của kiểu gen đối với sự hình thành tính trạng sự ảnh hưởng khác nhau của môi trường đối với tính trạng số lượng và chất lượng.
* HĐ1: Tìm hiểu việc nghiên cứu phả hệ:
Gv giải thích cho học sinh rõ: Việc nghiên cứu di truyền ở người gặp 2 khó khăn chính: người sinh sản chậm đẻ ít con và vì lí do xã hội không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến. Nên phải có phương pháp thích hợp, lưu ý học sinh cần nắm vững các kí hiệu trước khi theo dõi sơ đồ H28.1SGK
Gv theo dõi nhận xét xác nhận đáp án.
 Xác định sự di truyền bệnh máu khó đông:
GV yêu cầu học sinh đọc VD2 và quan sát tranh H28.1 trả lời câu hỏi:
- Bệnh máu khó đông do gen lặn hay gen trội qui định?
- Sự di truyền máu khó đông có liên quan tới giới tính không? Tại sao?
Gv cung cấp cho học sinh biết bệnh máu khó đông do một gen đột biến lặn kiêm soát.
GV nêu câu hỏi gợi ý: Tính trạng mắc bệnh thể hiện ở F1 là trội hay lặn?
* HĐ2: Nghiên cứu trẻ đồng sinh
1. Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng.
GV nêu vấn đề: Trẻ đồng sinh thường gặp nhất làsinh đôi cùng trứng hoặc khác trứng.
Gv gợi ý: Sơ đồ 28.2 a khác sơ đồ 28.2b như thế nào?
- Tại sao trẻ đồng sinh cùng trứng đều là nam hoặc là đều nữ?
- Đồng sinh khác trứng là gì? Những đứa trẻ đồng sinh khác trứng có thể khác nhau về giới tính hay không? Tại sao?
- Đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở điểm nào?
Gv nhận xét bổ sung và chốt lại.
2. Ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh.
GV yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK thực hiện lệnh: 
- Tính trạng nào của hai anh em hầu như không thay đổi hoặc ít thay đổi do tác động của môi trường?
- Tính trạng nào dễ thay đổi do điều kiện môi trường?
 33 GV: Triệu Thị Thu Vân
GV giải thích thêm: Nghiên cứu trẻ đồng sinh người ta thấy được vai trò của kiểu gen và của môi trường đối với sự hình thành tính trạng chất lượng và số lượng.
VI/ Củng cố:Cho học sinh đọc phần tóm tắt cuối bài.
	GV đưa câu hỏi trắc nghiệm: Thế nào là phương pháp nghiên cứu phả hệ?
V/ Dặn dò:
 Bài vừa học: Học và trả lời câu hỏi 1,2 SGK đọc mục "em có biết"
Bài sắp học: Tìm hiểu thế nào là tật và bệnh di truyền; phân biệt bệnh và tật.
- Các biện pháp hạn chế phát sinh bệnh tật.
 34 GV: Triệu Thị Thu Vân

Tài liệu đính kèm:

  • doctiết31.doc