Kiến thức
- Học sinh hiểu và trình bày được nguyên nhân thoái hóa của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật, vai trò của 2 trường hợp trên trong chọn giống.
- Trình bày được phương pháp tạo dòng thuần ở cây giao phấn.
2. Kĩ năng
Tuần 19 - Tiết 37 Ngày soạn: 30/12/2011 Bài 34: Thoái hoá do tự thụ phấn và do giao phối gần I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh hiểu và trình bày được nguyên nhân thoái hóa của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật, vai trò của 2 trường hợp trên trong chọn giống. - Trình bày được phương pháp tạo dòng thuần ở cây giao phấn. 2. Kĩ năng - Rèn cho HS các kĩ năng sống: + Kĩ năng giải thích vì sao người ta cấm anh em có quan hệ huyết thống gần nhau lấy nhau: con sinh ra sinh trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị dạng bẩm sinh. + Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực. + Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp. II. đồ dùng dạy học Hình 34.1; 34.2; 34.3 SGK III. hoạt động dạy học 1. ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Nếu lúa được nông dân lưạ chọn và để giống để trồng trong nhiều vụ tiếp theo thì em thấy năng suất và chất lượng lúa thay đổi như thế nào? 3. Bài mới. Từ phần kiểm tra bài cũ GV đặt vấn đề để giới thiệu bài mới Hoạt động 1: Hiện tượng thoái hoá Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục I + Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện như thế nào? - Cho HS quan sát H 34.1 minh hoạ hiện tượng thoái hoá ở ngô do tự thụ phấn. - HS tìm hiểu mục 2 và trả lời câu hỏi: + Giao phối gần là gì? Gây ra hậu quả gì ở sinh vật? - HS nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi, rút ra kết luận. - HS quan sát H 34.1 để thấy hiện tượng thoái hoá ở ngô. VD: hồng xiêm, bưởi, vải thoái hoá quả nhỏ, ít quả, khôn ngọt. - Dựa vào thông tin ở mục 2 để trả lời. Tiểu kết: 1. Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn ở cây giao phấn: các cá thể của thế hệ kế tiếp có sức sống dần biểu hiện các dấu hiệu như phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết, bộc lộ đặc điểm có hại. 2. Hiện tượng thoái hoá do giao phối gần ở động vật: - Giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hoá ở thế hệ con cháu: sinh trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non. Hoạt động 2: Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV giới thiệu H 34.3; màu xanh biểu thị thể đồng hợp - Yêu cầu HS quan sát H 34.3 và trả lời: + Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết, tỉ lệ thể đồng hợp và dị hợp biến đổi như thế nào? + Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái hoá? - GV giúp HS hoàn thiện kiến thức. + Giải thích vì sao người ta cấm anh em có quan hệ huyết thống gần nhau lấy nhau: con sinh ra sinh trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị dạng bẩm sinh? - GV mở rộng thêm: ở một số loài động vật, thực vật cặp gen đồng hợp không gây hại nên không dẫn đến hiện tượng thoái hoá " có thể tiến hành giao phối gần. - HS nghiên cứu kĩ H 34.3, thảo luận nhóm và nêu được: + Tỉ lệ đồng hợp tăng, tỉ lệ dị hợp giảm. + Các gen lặn ở trạng thái dị hợp chuyển sang trạng thái đồng hợp " các gen lặn có hại gặp nhau biểu hiện thành tính trạng có hại, gây hiện tượng thoái hoá. + Xuất hiện các tổ hợp gen lặn biểu hiện các tính trạng xấu. - HS tiếp thu Tiểu kết: - Tự thụ phấn hoặc giao phối gần ở động vật gây ra hiện tượng thoái hoá vì tạo ra cặp gen lặn đồng hợp gây hại. Hoạt động 3: Vai trò của PP tự thụ phấn và giao phối cận huyết trong chọn giống Hoạt động của GV Hoạt động của HS -GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi: + Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hoá nhưng những phương pháp này vẫn được người ta sử dụng trong chọn giống? + Vai trò của phương pháp tự thụ phấn và giao phối cận huyết là gì? - HS nghiên cứu SGK mục III và trả lời câu hỏi. - 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - HS rút ra vai trò trong chọn giống Tiểu kết: - Dùng phương pháp này để củng cố và duy trì 1 số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần. 4. Củng cố - HS trả lời 2 câu hỏi SGK trang 101 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Tìm hiểu vai trò của dòng thuần trong chọn giống. Tiết 38 Ngày soạn:31/12/2011 Bài 35: Ưu thế lai I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh nắm được khái niệm ưu thế lai, cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai, lí do không dùng cơ thể lai để nhân giống. - Nắm được các phương pháp thường dùng để tạo ưu thế lai. - Hiểu và trình bày được khái niệm lai kinh tế và phương pháp thường dùng để tạo cơ thể lai kinh tế ở nước ta. 2. Kĩ năng - Rèn cho HS kĩ năng nghiên cứu và xử lí thông tin - Tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ nhóm II. đồ dùng dạy học - Tranh phóng to H 35 SGK. III. hoạt động dạy học 1. ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số. 2. Bài mới Hoạt động 1: Hiện tượng ưu thế lai Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV cho HS quan sát H 35 phóng to và đặt câu hỏi: + So sánh cây và bắp ngô của 2 dòng tự thụ phấn với cây và bắp ngô ở cơ thể lai F1 trong H 35? - GV nhận xét ý kiến của HS và cho biết: hiện tượng trên được gọi là ưu thế lai. + Ưu thế lai là gì? Cho VD minh hoạ ưu thế lai ở động vật và thực vật? - GV cung cấp thêm 1 số VD. - HS quan sát hình, chú ý đặc điểm: chiều cao cây, chiều dài bắp, số lượng hạt " nêu được: + Cơ thể lai F1 có nhiều đặc điểm trội hơn cây bố mẹ. - HS nghiên cứu SGK, kết hợp với nội dung vừa so sánh nêu khái niệm ưu thế lai. + HS lấy VD. Tiểu kết: - Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có ưu thế hơn hẳn so với bố mẹ: có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, năng suất cao hơn. Hoạt động 2: Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi: + Tại sao khi lai 2 dòng thuần ưu thế lai thể hiện rõ nhất? + Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ? - GV giúp HS rút ra kết luận. + Muốn duy trì ưu thế lai con người đã làm gì? - HS nghiêncứu SGK, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: + Ưu thế lai rõ vì xuất hiện nhiều gen trội có lợi ở con lai F1. + Các thế hệ sau ưu thế lai giảm dần vì tỉ lệ dị hợp giảm. + Nhân giống vô tính. Tiểu kết: - Khi lai 2 dòng thuần có kiểu gen khác nhau, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1 vì hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp chỉ biểu hiện tính trạng trội có lợi. + Tính trạng số lượng (hình thái, năng suất) do nhiều gen trội quy định. - Sang thế hệ sau, tỉ lệ dị hợp giảm nên ưu thế lai giảm. Muốn khắc phục hiện tượng này, người ta dùng phương pháp nhân giống vô tính (giâm, ghép, chiết...). Hoạt động 3: Các phương pháp tạo ưu thế lai Hoạt động của GV Hoạt động của HS -GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, hỏi: + Con người đã tiến hành tạo ưu thế lai ở cây trồng bằng phương pháp nào? + Nêu VD cụ thể? - GV giải thích thêm về lai khác thứ và lai khác dòng. Lai khác dòng được sử dụng phổ biến hơn. + Con người đã tiến hành tạo ưu thế lai ở vật nuôi bằng phương pháp nào? VD? - GV cho HS quan sát tranh ảnh về các giống vật nuôi. + Tại sao không dùng con lai F1 để nhân giống? - GVmở rộng: ở nước ta lai kinh tế thường dùng con cái trong nước lai với con đực giống ngoại. - áp dụng kĩ thuật giữ tinh đông lạnh. - HS nghiên cứu SGK mục III để trả lời. Rút ra kết luận. - HS nghiên cứu SGK và nêu được các phương pháp: + Lai kinh tế + áp dụng ở lợn, bò. + Nếu nhân giống thì sang thế hệ sau các gen lặn gây hại ở trạng thái đồng hợp sẽ biểu hiện tính trạng. Tiểu kết: 1. Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng: - Lai khác dòng: tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho giao phấn với nhau. - Lai khác thứ: lai giữa 2 thứ hoặc tổng hợp nhiều thứ của 1 loài. 2. Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôI: - Lai kinh tế: cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm. 4. Củng cố - Trả lời câu 1, 2, 3 SGK trang 104. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Tìm hiểu thêm về các thành tựu ưu thế lai và lai kinh tế ở Việt Nam. - Bài 36 “ Các phương pháp chọn lọc” đọc thêm ở nhà. Ký duyệt ngày ..tháng.năm 2012 Tuần 20 – Tiết 39 Ngày soạn:5/1/2012 Bài 38: Thực hành Tập dượt thao tác giao phấn I. Mục tiêu - Học sinh trình bày được các thao tác giao phấn ở cây tự thụ phấn và cây giao phấn. - Củng cố lí thuyết về lai giống. II. đồ dùng dạy học Tranh ảnh hoặc tư liệu có liên quan III. hoạt động dạy học 1. ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ ưu thế lai là gì ? Vì sao ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ ? 3. Bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểu các thao tác giao phấn Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS tái hiện lại các kiến thức bằng câu hỏi : + Hoa gồm mấy loại, là những loại nào?Nêu đặc điểm của từng loại hoa đó ? - GV thao tác giao phấn có thể được tiến hành ở cả cây có hoa đơn tính và cây có hoa lưỡng tính. - Cho HS quan sát H 38 SGK hoặc xem băng đĩa hình về công tác giao phấn ở cây giao phấn và trả lời câu hỏi: + Trình bày các bước tiến hành giao phấn ở cây giao phấn? - HS chú ý nghe và ghi chép. - Hs nêu được hoa đơn tính và hoa lưỡng tính và đặc điểm của các loại hoa đó - Các nhóm xem băng hình hoặc quan sát tranh, chú ý các thao tác cắt, rắc phấn, bao nilon ... trao đổi nhóm để nêu được các thao tác. Rút ra kết luận. - Vài HS nêu, nhận xét. - HS tự thao tác trên mẫu thật. Tiểu kết: Bước 1: Chọn cây mẹ, chỉ giữ lại bông và hoa chưa vỡ, không bị dị hình, không quá non hay già, các hoa khác cắt bỏ. Bước 2: Khử đực ở cây hoa mẹ Bước 3: Thụ phấn + Nhẹ tay nâng bông lúa chưa cắt nhị và lắc nhẹ lên bông lúa đã khử nhị. + Bao nilông ghi ngày tháng. Lưu ý: có thể sử dụng hoa cà chua để thay thế hoa lúa thực hiện các thao tác thụ phấn Hoạt động 2: Chọn đối tượng để thực hiện thụ phấn Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS kể tên một số hoa đơn tính và hoa lưỡng tính. + Trong các hoa đơn tính và lưỡng tính kể trên những loại hoa nào hiện đang có ở địa phương? - Yêu cầu HS lấy các mẫu hoa đó để tiết học tiếp theo thực hiện thao tác giao phấn. - HS kể tên hoa thành 2 nhóm là đơn tính và lưỡng tính - HS nêu được: hoa cà chua, hoa su su - HS ghi nhớ 4. Kiểm tra - đánh giá - Kiểm tra bằng câu hỏi: Trình bày các bước thực hiện việc giao phấn? - GV nhận xét ý thức học tập của học sinh trong tiết học 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học và nắm vững các thao tác giao phấn - Sưu tầm và chuẩn bị đầy đủ các mẫu hoa có ở địa phương để tiết sau thực hành Tiết 40 Bài 38: Thực hành Tập dượt thao tác giao phấn (tiếp) I. Mục tiêu - HS tập dượt các các thao tác giao phấn ở cây tự thụ phấn và cây giao phấn. - Củng cố lí thuyết về lai giống. II. đồ dùng dạy học HS chuẩn bị mẫu hoa cà chua, ngô hoặc bí, bầu, su su III. hoạt động dạy học 1. ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: Mẫu vật 3. Bài mới Hoạt động 1: Thực hiện các thao tác giao phấn Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS : + Trình bày các bước tiến hành giao phấn ở cây giao phấn? - GV chia 4 – 6 em/ nhóm, yêu cầu các nhóm đặt hết mẫu hoa trên bàn. Mỗi nhóm hãy lựa chọn mẫu tiêu biểu nhất để thực hiện thao tác giao phấn. - GV hướng dẫn HS cách chọn cây mẹ, cách thực hiện và các dụng cụ dùng trong giao phấn. - Yêu cầu các nhóm tiến hành với mẫu hoa của mình trong 10 phút. - GV quan sát giúp đỡ các nhóm làm chưa đúng kĩ thuật - HS nhớ lại các bước - HS nhận nhóm thực hành, đặt các mẫu hoa trên bàn, thống nhất trong nhóm để lựa chọn một mẫu hoa để tiến hành thụ phấn. - HS chú ý - Các nhóm tiến hành các thao tác giao phấn trên mẫu hoa của nhóm mình Hoạt động 2: Báo cáo thu hoạch Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu 1 nhóm HS lên bảng trình bày lại các thao tác giao phấn trên mẫu vật thật. - GV nhận xét, đánh giá riêng và chung về các thao tác thực hiện cho các nhóm. + Trong quá trình thực hiện các thao tác giao phấn các em gặp những khó khăn gì? - Yêu cầu HS về nhà viết báo cáo thu hoạch theo nhóm. - 1 nhóm HS trình bày, các nhóm HS khác nhận xét, bổ sung. - HS nêu các thức mắc hoặc các khó khăn mà các em gặp phải. 4. Kiểm tra - đánh giá - GV nhận xét giờ thực hành. - Tuyên dương nhóm thực hành tốt, nhắc nhở nhóm làm chưa tốt. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Nghiên cứu bài 39. - Sưu tầm tranh ảnh về giống bò, lợn, gà, vịt, cà chua, lúa, ngô có năng suất nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới. Ký duyệt ngày.tháng .năm 2012
Tài liệu đính kèm: