a. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
- Mô tả được đặc điểm của nhiễm sắc thể giới tính
- Trình bày được cơ chế xác định giới tính ở người
- Phân tích được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường trong và ngoài đến sự phân hóa giới tính.
Về kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh
Ngày soạn: 29/9/09 Ngày giảng: 9G TIẾT 12 - Bài 12: CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH Mục tiêu: Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được: Mô tả được đặc điểm của nhiễm sắc thể giới tính Trình bày được cơ chế xác định giới tính ở người Phân tích được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường trong và ngoài đến sự phân hóa giới tính. Về kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh. Về thái độ: Giáo dục thái độ say mê, yêu thích và nghiêm túc khi học bộ môn. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học lớp 9 Tranh vẽ phóng to các hình 12.1, 2.2 Bảng phụ bảng, phiếu học tập. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài mới Tiến trình bài dạy: * Ổn định tổ chức: 9G:. a. Kiểm tra bài cũ: (6’ - kiểm tra miệng) ?HSTB: Trình bày điểm giống và khác nhau cơ bản giữa hai quá trình phát sinh giao tử đực và cái ở động vật? Điểm giống: 2 điểm Các tế bào mầm (noãn nguyên bào, tinh nguyên bào) đều thực hiện quá trình nguyên phân liên tiếp nhiều lần. Noãn bào bậc I và tinh bào bậc I đều thực hiện quá trình giảm phân để tạo giao tử. Điểm khác: 8 điểm Sự tạo noãn Sự tạo tinh Noãn bào bậc I trải qua giảm phân I cho một thể cực thứ nhất có kích thước nhỏ và noãn bào bậc II có kích thước lớn. Tinh bào bậc I qua giảm phân I cho ra hai tinh bào bậc II Noãn bào bậc II qua giảm phân lần II cho một thể cực thứ hai có kích thước bé và một tế bào noãn(trứng) có kích thước lớn Mỗi tinh bào bậc II qua giảm phân II cho ra hai tinh tử. Các tinh tử này phát triển thành các tinh trùng Từ mỗi noãn bào bậc I qua giảm phân cho 2 thể cực và 1 tế bào trứng. Chỉ có tế bào trứng tham gia thụ tinh. Từ mỗi tinh bào bậc I qua giảm phân cho ra 4 tinh trùng. Các tinh trùng này đều tham gia thụ tinh. Đặt vấn đề vào bài mới: Tính đực cái ở sinh vật được quy định bởi cặp nhiễm sắc thể giới tính. Vậy cơ chế xác định giới tính được giải thích như thế nào? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính? Ta xét bài hôm nay: b. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức trọng tâm GV Chuyển:Nhiễm sắc thể giới tính là gì? Nhiễm sắc thể liên quan như thế nào đến cơ chế xác định giới tính? Ta xét bài hôm nay: I. Nhiễm sắc thể giới tính: (10’) Hoạt động I: Tìm hiểu về nhiễm sắc thể giới tính. Mục tiêu: Học sinh nắm được đặc điểm của nhiễm sắc thể giới tính. Phân biệt được nhiễm sắc thể giới tính và nhiễm sắc thể giới tính. Thực hiện: Hoạt động độc lập của học sinh. TB KG GV GV KG TB TB KG HS nghiên cứu thông tin mục I trang 38 kết hợp quan sát hình 12.1 Từ thông tin và tranh vẽ, em có nhận xét gì về số lượng cặp nhiễm sắc thể ở người trong tế bào lưỡng bội 2n? Ở người có 23 cặp nhiễm sắc thể Ở 22 cặp nhiễm sắc thể đầu so với cặp nhiễm sắc thể 23 có gì khác biệt? 22 cặp nhiễm sắc thể đầu tồn tại thành cặp tương đồng(thường ký hiệu là A Þ 44A Cặp nhiễm sắc thể 23: có thể là tương đồng (XX) hoặc không tương đồng (XY) Þ Đây chính là cặp nhiễm sắc thể giới tính. Như vậy: Trong các tế bào lưỡng bội (2n) của loài, bên cạnh các nhiễm sắc thể thường luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng, giống nhau ở cả hai giới tính(thường ký hiệu là A), luôn có một cặp nhiễm sắc thể giới tính (tương đồng XX hoặc không tương đồng XY). Þ Do vậy tính đực cái được quy định bởi cặp nhiễm sắc thể giới tính. Để phân biệt nhiễm sắc thể thường với nhiễm sắc thể giới tính, các em hoàn thành bài tập sau: Hoàn thành bảng bằng cách điền vào bảng các nội dung thông tin sao cho phù hợp: Nhiễm sắc thể thường Nhiễm sắc thể giới tính Số lượng Nhiều cặp (22cặpÞ 44A) Một cặp duy nhất Tương đồng hay không tương đồng Tương đồng Tương đồng hay không tương đồng phụ thuộc vào giới và nhóm, loài. Quy định tính trạng Tính trạng thường không liên quan đến giới tính Tính trạng giới tính. (GV gọi HS lên bảng điền, HS khác nhận xét bổ sung cho hoàn chỉnh) Qua bài tập vừa hoàn thành, một em cho biết NSTGT phân biệt với NSTT ở những đặc điểm nào? NSTGT: chỉ duy nhất một cặp, tương đông hay không tương đồng phụ thuộc vào nhóm, loài, quy định các tính trạng có liên quan đến giới tính. NST thường: có nhiều cặp (22 cặp Þ 44A), đều tồn tại ở dạng tương đồng, quy định các tính trạng thường không liên quan đến giới tính. Vậy từ nội dung kiến thức đã khai thác, em hiểu giới tính là gì? Giới tính (bao gồm tính đực, cái và những đặc tính kèm theo). Vì sao trong tế bào sinh dưỡng cũng có cặp NSTGT? Vì trong tế bào sinh dưỡng các nhiễm sắc thể được sao chép từ bộ nhiễm sắc thể của hợp tử, mà bộ nhiễm sắc thể của hợp tử lại là sự kết hợp bộ nhiễm sắc thể của giao tử đực và giao tử cái. Do vậy trong tế bào sinh dưỡng cũng có cặp nhiễm sắc thể giới tính. Tính đực cái được quy định bởi cặp nhiễm sắc thể giới tính. Phân biệt nhiễm sắc thể giới tính và nhiễm sắc thể thường: /Học nội dung bảng đã hoàn thành. Giới tính (bao gồm tính đực, cái và những đặc tính kèm theo). GV Chuyển:Gới tính được xác đinh bởi cặp nhiễm sắc thể giới tính. Vậy cơ chế xác đinh giới tính diễn ra như thế nào? Ta xét tiếp nội dung: II. Cơ chế nhiễm sắc thể xác định giới tính: (12’) Hoạt động II: Tìm hiểu về cơ chế nhiễm sắc thể xác định giới tính. Mục tiêu: HS nắm được cơ chế nhiễm sắc thể xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng. Thực hiện: Hoạt động nhóm và độc lập của HS. TB NH N1 N2 N3 N1 N2 N3 KG KG KG TB TB KG GV HS nghiên cứu thôn g tin mục II/ sgk trang 38 kết hợp quan sát tranh vẽ hình 12.2 Ở đa số các loài giao phối giới tính được xác định bắt đầu từ giai đoạn nào? Trong quá trình thụ tinh Cả lớp hoạt động nhóm) Các nhóm dựa vào thông tin và tranh vẽ : Hãy thảo luận và trả lời các câu hỏi trong nội dung phiếu học tập sau: NỘI DUNG PHIẾU HỌC TẬP SAU: Câu 1: Có mấy loại trứng và tinh trùng được tạo ra qua giảm phân? Câu 2: Sự thụ tinh giữa các loại tinh trùng mang NSTGT nào với trứng để tạo ra hợp tử phát triển thành con trai hay con gái? Câu 3: Tại sao tỉ lệ con trai và con gái sơ sinh xấp xỉ là 1:1? GV dành thời gian cho các nhóm thảo luận, gọi nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung cho hoàn chỉnh theo đáp án sau: ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP NHƯ SAU: Câu 1: Có mấy loại trứng và tinh trùng được tạo ra qua giảm phân? Ở mẹ: qua giảm phân chỉ sinh ra một loại tế bào trứng mang nhiễm sắc thể X (22A + X) Ở bố: qua giảm phân cho ra hai loại tinh trùng: 1 loại tinh trùng (giao tử đực) mang nhiễm sắc thể X (22A+ X) 1 loại tinh trùng (giao tử đực) mang nhiễm sắc thể Y (22A + Y) Câu 2: Sự thụ tinh giữa các loại tinh trùng mang NSTGT nào với trứng để tạo ra hợp tử phát triển thành con trai hay con gái? Tinh trùng mang nhiễm sắc thể X (22A+ X) kết hợp với trứng tạo hợp tử chứa nhiễm sắc thể XX (44A+ XX) sẽ phát triển thành con gái. Tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y (22A+ Y) kết hợp với trứng tạo hợp tử chứa nhiễm sắc thể XY (44A+ XY) sẽ phát triển thành con trai. Câu 3: Tại sao tỉ lệ con trai và con gái sơ sinh xấp xỉ là 1:1? Do số giao tử mang nhiễm sắc thể X và Y được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau nên khi tham gia thụ tinh với xác suất ngang nhau. Tuy nhiên tỉ lệ này cần được đảm bảo với các điều kiện các hợp tử mang nhiễm sắc thể X Xvà XY có sức sống ngang nhau, số lượng cá thể thống kê phải đủ lớn. Qua kết quả hoạt động nhóm, một em hãy mô tả cơ chế nhiễm sắc thể xác định giới tính? HS lên bảng chỉ tranh và trình bày. Dựa vào phần bạn vừa trình bày em hãy tóm tắt cơ chế xác định giới tính ở người bằng sơ đồ lai? P: ♀ XX × ♂ XY G: X, X X, Y F1: XX XY (♀) (♂) Từ sơ đồ lai, em hiểu như thế nào về đồng giao tử, dị giao tử? Đồng giao tử: giao tử mang hai nhiễm sắc thể giống nhau trong một cặp. Dị giao tử: giao tử mang hai nhiễm sắc thể khác nhau trong một cặp. Từ sơ đồ lai em có nhận xét gì về tỉ lệ đực: cái ở đời lai? Tỉ lệ đực: cái luôn là tỉ lệ 1: 1 Trên thực tế, em có nhận xét gì về tỉ lệ số nữ : số nam? Số nữ lớn hơn so với số nam Giai đoạn phôi thai: cứ 114 con trai có 100 con gái. Giai đoạn lọt lòng: cứ 105 con trai có 100 con gái. Giai đoạn lúc 10 tuổi: cứ 101 con trai thì có 100 con gái. Lúc 90 tuổi: số cụ bà lớn gấp đôi số cụ ông. Em giải thích như thế nào cho hiện tượng trên? Do giao tử đực mang nhiễm sắc thể Y thường nhẹ hơn các giao tử cái mang nhiễm sắc thể X nên nhẹ hơn và tham gia thụ tinh nhiều hơn. Tuy nhiên trong tổ hợp XX, các gen lặn quy định tính trạng xấu thường được biểu hiện. Do các gen tương ứng trên X không tương ứng với các gen trên Y. Bởi vậy các thai là nam thường chết nhiều hơn các thai là nữ. Ví dụ: Xét các trường hợp xảy thai và đẻ non: Ở tháng Thai nam Thai nữ Tháng thứ hai 131 100 Tháng thứ tư 201 100 Tháng thứ chín 133 100 Ngày nay khoa học đã có biện pháp nâng cao xác xuất chủ động sinh con trai hay con gái. Tuy nhiên chưa phải đến lúc chủ động việc sinh con trai hay con gái là khả năng có thể áp dụng phổ biến cho mọi người. Vì vậy để hưởng ứng chủ trương gia đình quy mô nhỏ góp phần làm giảm tốc độ gia tăng dân số thì cần phải thay đổi những quan niệm phong kiến lỗi thời “ Trọng nam khinh nữ”, “ Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”- “có 1 con trai coi như đã có con, có 10 con gái coi như không có con”. Trong thực tế việc thay đổi hoàn cảnh lao động, sinh hoạt của nam, nữ trong xã hội sẽ thay đổi dần những quan niệm phong kiến trên. Ở đa số các loài giao phối giới tính được xác định bắt đầu từ giai đoạn quá trình thụ tinh. Cơ chế xác định giới tính ở người: P: ♀ XX × ♂ XY G: X, X X, Y F1: XX XY (♀) (♂) Þ Sự tự nhân đôi, phân ly và tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh là cơ chế tế bào học của sự xác định giới tính. GV Chuyển:Từ cơ chế xác định giới tính, vậy có những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính? Ta xét tiếp: III. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính: ( 13’) Hoạt động II: Tìm hiểu về sự phân hóa giới tính. Mục tiêu: HS nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính Thực hiện: Hoạt động cá nhân. TB KG HS1 HS2 HS3 HS4 TB GV GV: Dù giới tính được xác định bởi cặp nhiễm sắc thể giới tính nhưng các tính trạng phân biệt đực cái được hình thành trong giai đoạn phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của các yếu tố của môi trường ngoài và trong cơ thể. HS nghiên cứu thông tin mục III/ sgk trang 40 Vậy có những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính? Hoocmon sinh dục Hoàn cảnh thụ tinh Điều kiện phát triển của hợp tử. Điều kiện sống của cơ thể. Các yếu tố nêu trên ảnh hưởng như thế nào đến sự phân hóa giới tính? Hoocmon sinh dục: tác động vào giai đoạn sớm trong sự phát triển cá thể sẽ làm biến đổi giới tính, tuy cặp nhiễm sắc thể giới tính không thay đổi. Ví dụ: Hoocmon sinh dục đực Metyl Testosteron trộn lẫn vào thức ăn của cá vàng con có thể làm cho cá cái biến đổi thành cá đực. Hoocmon sinh dục có tác động mạnh mẽ đến sự hình thành các đặc tính sinh dục phụ như mào, lông, tiếng gáy của gà, Thiến hoặc ghép các tuyến sinh dục có thể làm cá thể cái đần hóa đực và ngược lại. Ví dụ như gà mái biết gáy hoặc dê đực có tiết sữa. Hoàn cảnh thụ tinh: Nếu lợn cái động đực sau 12 giờ mới cho thụ tinh thì tỉ lệ con đực sẽ tăng gấp rưỡi. Điều kiện phát triển của hợp tử: Nếu lợn nái cho ăn đầy đủ thì số lợn cái đẻ trong lứa gấp 1,5 lần số lợn đực. Ở rùa (một số loại) nếu trứng được ủ ở nhiệt độ dưới 280c thì nở thành con đực. còn ở nhiệt độ lớn hơn 320 c trứng nở thành con cái. Điều kiện sống của cơ thể: Dưa chuột được hun khói thì có số hoa cái tăng. Thầu dầu trồng trong cường độ ánh sáng yếu thì là cây đực. Nếu trồng trong cường độ ánh sáng mạnh thì là cây cái. Cọ Braxin trồng xen với những cây to sẽ là cây đực. Trồng xung quanh là những cây nhỏ sẽ là cây cái. Việc nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính và cơ chế NST xác định giới tính có ý nghĩa gì trong chăn nuôi và trồng trọt? Có thể chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực cái ở vật nuôi cây trồng cho phù hợp với mục tiêu sản xuất. Ví dụ: Tạo ra tằm đực nhiều hơn (vì tằm đực cho tằm nhiều hơn tằm cái). Tạo nhiều bê đực hơn bê cái để nuôi lấy thịt. Tạo nhiều bê cái hơn bê đực để nuôi lấy sữ. Tạo nhiều gà mái hơn gà trống khi nuôi lấy trứng. Bao gồm: Hoocmon sinh dục Hoàn cảnh thụ tinh Điều kiện phát triển của hợp tử. Điều kiện sống của cơ thể. Nhờ cơ chế nhiễm sắc thể xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính có thể điều chỉnh tỉ lệ đực cái ở vật nuôi cây trồng cho phù hợp với mục đích sản xuất. (HS đọc kết luận chung- sgk trang 40) * KLC/ trang 40 Củng cố, luyện tập: 5’ ? HSTB: Phân biệt nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính? NSTGT: chỉ duy nhất một cặp, tương đông hay không tương đồng phụ thuộc vào nhóm, loài, quy định các tính trạng có liên quan đến giới tính. NST thường: có nhiều cặp (22 cặp Þ 44A), đều tồn tại ở dạng tương đồng, quy định các tính trạng thường không liên quan đến giới tính. ? HSKG: Trình bày cơ chế sinh con trai hay con gái ở người? P: ♀ XX × ♂ XY G: X, X X, Y F1: XX XY 1 (♀) 1 (♂) d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1’ - Học bài và trả lời câu hỏi sgk trang 40. - Làm bài tập trong vở bài tập. - Đọc mục” Em có biết” - Đọc trước và chuẩn bị bài mới: Di truyền liên kết.
Tài liệu đính kèm: