Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Quyết Thắng - Nguyễn Thị Thu Lan - Tiết 15 - Bài 15: Adn

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Quyết Thắng - Nguyễn Thị Thu Lan - Tiết 15 - Bài 15: Adn

1. Mục tiêu:

a. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được:

- Thành phần hóa học của ADN, đặc biệt là tính đa dạng và đặc trưng của nó.

- Mô tả được cấu trúc không gian của phân tử ADN theo mô hình của J. Oatxon và Crick.

b. Về kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh.

c. Về thái độ: Giáo dục thái độ say mê, yêu thích và nghiêm túc khi học bộ môn.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

 

doc 7 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1970Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Quyết Thắng - Nguyễn Thị Thu Lan - Tiết 15 - Bài 15: Adn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 7/10/09. Ngày giảng: 9G:
CHƯƠNG III: ADN VÀ GEN
TIẾT 15 - Bài 15:
ADN
Mục tiêu:
Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được: 
Thành phần hóa học của ADN, đặc biệt là tính đa dạng và đặc trưng của nó. 
Mô tả được cấu trúc không gian của phân tử ADN theo mô hình của J. Oatxon và Crick.
Về kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh. 
Về thái độ: Giáo dục thái độ say mê, yêu thích và nghiêm túc khi học bộ môn.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Chuẩn bị của giáo viên: 
 Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học lớp 9
	Tranh vẽ phóng to các hình 15 sgk trang 45.
	Bảng phụ bảng, phiếu học tập
Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài mới
Tiến trình bài dạy:
* Ổn định tổ chức:
 9G..
Kiểm tra bài cũ: (Đầu chương - không kiểm tra.)
Đặt vấn đề vào bài mới (3’): 
Trong tế bào của mỗi loài sinh vật luôn có mặt bộ nhiễm sắc thể đặc trưng cho loài được duy trì và ổn định qua nhiều thế hệ. Nhiễm sắc thể có hình thái đặc trưng và cấu trúc điển hình ở kỳ giữa của quá trình phân bào. 
Cấu trúc điển hình của nhiễm sắc thể gồm hai cromatit (hai nhiễm sắc tử chị em) đính với nhau ở tâm động và chia nhiễm sắc thể thành hai cánh. Trong đó tâm động là điểm đính của NST vào sợi tơ vô sắc trên thoi phân bào, còn mỗi cromatit bao gồm thành phần chủ yếu là một phân tử ADN và protein loại Histon. 
Þ Chính vì vậy nhiễm sắc thể là vật chất mang thông tin thông tin ở cấp độ tế bào, còn ADN là vật chất mang thông tin di truyền ở cấp độ phân tử. 
Vậy ADN có liên quan gì gen, đến đến protein Tại sao ADN được coi là vật chất mang thông tin di truyền ở cấp độ phân tử,
Þ Tất cả những vấn đề đó sẽ được cô trò chúng ta tìm hiểu trong nội dung chương mới:
CHƯƠNG III: ADN VÀ GEN
Để nắm được cấu tạo hóa học, cấu trúc không gian của ADN ta xét bài đầu tiên của chương: 
TIẾT 15: ADN
Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức trọng tâm
GV
Chuyển:Nội dung đầu tiên ta xét đó là:	
I. Cấu tạo hóa học của phân tử ADN: (18’)
Hoạt động I: Tìm hiểu về cấu tạo hóa học của phân tử ADN.
Mục tiêu: Học sinh nắm được cấu tạo hóa học của phân tử ADN, giải thích được tính đa dạng và đặc thù của phân tử ADN.
Thực hiện: Hoạt động cá nhân.
GV
TB
TB
TB
TB
KG
TB
TB
KG
TB
KG
ADN là chữ viết tắt của một loại axit nucleic có tên gọi đầy đủ là axit Đêroxi Ribo Nucleic.
HS nghiên cứu thông tin mục I / sgk trang 45 kết hợp quan sát hình 15
Từ thông tin hãy kể tên những nguyên tố nào tham gia vào cấu tạo hóa học của phân tử ADN?
- Gồm C, H, O, N, P.
Em có nhận xét gì về khối lượng và kích thước của phân tử ADN?
+ Có kích thước lớn: dài tới hàng trăm mm
(1mm = 10- 3 mm)
+ Có khối lượng lớn: đạt tới hàng triệu đơn vị cacbon
Þ ADN thuộc loại đại phân tử (phân tử có kích thước khối lượng lớn)
ADN được cấu tạo theo nguyên tắc nào?
Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân(phân tử con). Mỗi đơn phân chính là các nucleotit.
Có mấy loại Nu? Đó là những loại nào?
Có 4 loại Nu: 
Adenin kí hiệu là A
Guanin kí hiệu là G
Timin kí hiệu là T
Xitozin kí hiệu là X
GV: Mỗi Nucleotit gồm 3 thành phần:
 Nhóm photphat:
Đường Pento: gồm 5 cacbon gọi là đường Đeoxi ribo (C5H10O4) ở ADN và đường gồm 6 cacbon gọi là đường Ribôzơ (C5H10O5) ở ARN.
Các bazo Nitric: có hai nhóm
+ Thuộc nhóm Purin: A và G có kích thước lớn hơn.
+ Thuộc nhóm Pirimidin: X và T có kích thước nhỏ hơn.
Þ Với 4 loại Nu nêu trên thì mỗi loại ADN có hàng vạn hàng triệu đơn phân.
Muốn xác định chiều dài của phân tử ADN người ta căn cứ vào đâu?
- 4 loại Nu liên kết với nhau theo chiều dọc và tùy theo số lượng của chúng mà xác định được chiều dài của ADN.
Dựa vào thông tin cho biết yếu tố nào làm cho ADN có tính đa dạng?
Do 4 loại Nu xắp xếp theo nhiều kiểu khác nhau tạo nên vô số phân tử ADN khác nhau.
ADN rất đa dạng. Điều đó đã được chứng minh.Vậy ADN lại rất đặc thù. Theo em thì tại sao?
Do mỗi loại ADN có cấu tạo đặc trưng phân biệt nhau ở số lượng, thành phần và trật tự xắp xếp các cặp Nucleotit.
Tính đa dạng của ADN và đặc thù có ý nghĩa gì với các sinh vật?
Là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và đặc thù của các loài sinh vật.
Em có nhận xét gì về hàm lượng ADN có trong tế bào?
ADN có chủ yếu trong nhân tế bào, có khối lượng ổn định và đặc trưng cho mỗi loài.
Trong giao tử: hàm lượng ADN giảm đi một nửa.
Trong thụ tinh: hàm lượng ADN lại được phục hồi trong hợp tử.
Ví dụ: 
Hàm lượng ADN trong nhân tế bào lưỡng bội của người là 6,6. 10-12 gam.
Hàm lượng ADN trong tinh trùng, hay tế bào trứng là 3,3. 10-12 gam.
Sự thay đổi hàm lượng ADN trong tế bào liên quan đến cơ chế nào đã xét ở quá trình phân bào và thụ tinh?
 Liên quan đến cơ chế tự nhân đôi, phân ly và tổ hợp của NST.
ADN được cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N, P.
ADN thuộc loại đại phân tử, có kích thước khối lượng lớn.
ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân (phân tử con). Mỗi đơn phân chính là các nucleotit.
Có 4 loại Nu:
Adenin kí hiệu là A
Guanin kí hiệu là G
Timin kí hiệu là T
Xitozin kí hiệu là X
ADN đa dạng do 4 loại Nu xắp xếp theo nhiều kiểu khác nhau tạo nên vô số phân tử ADN khác nhau.
ADN đặc thù do mỗi loại ADN có cấu tạo đặc trưng phân biệt nhau ở số lượng, thành phần và trật tự xắp xếp các cặp Nucleotit.
Þ Sự đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở phân tử cho sự đa dạng và đặc thù của mỗi loài sinh vật.
GV
Chuyển: Như vậy: Về cấu tạo hóa học, phân tử ADN được cấu tạo bởi nguyên tố C, H, O, N, P. ADN thuộc loại đại phân tử có kích thước và khối lượng rất lớn. Nhờ ADN vừa rất đa dạng lại rất đặc thù đảm bảo là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và đặc thù của các loài sinh vật. Vậy về mặt không gian phân tử ADN có cấu trúc như thế nào? Ta xét:
II. Cấu trúc không gian của phân tử ADN: (18’)
Hoạt động II: Tìm hiểu về cấu trúc không gian của phân tử ADN.
Mục tiêu: HS nắm được cấu trúc không gian của phân tử ADN
Thực hiện: Hoạt động nhóm, cá nhân của HS.
TB
TB
NH
KG
KG
KG
GV: 
Xét cấu trúc không gian của phân tử ADN
có rất nhiều dạng khác nhau. Tùy theo đặc điểm cấu trúc mà người ta đặt tên cho các dạng là A, B, C, Z,..
Mỗi dạng phân biệt nhau ở:
Đường kính vòng xoắn.
Chiều cao vòng xoắn.
Số cặp nucleotit trên 1 vòng xoắn.
Khoảng cách giữa 2 gốc Nu của 1vòng xoắn.
Chiều xoắn và độ nghiêng của vòng xoắn so với mặt phẳng vuông góc của vòng xoắn.
Trong các dạng cấu trúc nêu trên, đáng kể nhất là mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN do Oát xơn và Crick công bố ngày 25 thành 4 năm 1953. Đó là mô hình cấu trúc dạng B. Sự kiện quan trọng này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng nhất của thế kỷ 20. Hai ông đã nhận giải thưởng Noben vào năm 1962.
Þ Vậy mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN do hai ông phát hiện ra có những đặc điểm gì khác?
Cả lớp nghiên cứu thông tin mục II/ sgk trang 46 kết hợp quan sát hình vẽ 15 trang 46.
Từ thông tin và tranh vẽ em nào có nhận xét gì về đặc điểm cấu trúc của phân tử ADN?
Là chuỗi xoắn kép gồm hai mạch đơn (Poly nucleotit) xoắn đều xung quanh một trục tưởng tượng theo hướng đối xứng không xuyên tâm và theo chiều ngược chiều kim đồng hồ (từ trái qua phải) còn gọi là xoắn phải.
Mỗi chu kỳ xoắn của phân tử ADN có đặc điểm gì?
Mỗi vòng xoắn có đường kính là 20A0 
Chiều cao của mỗi chu kỳ xoắn là 34 A0 gồm 10 cặp Nu, mỗi cặp Nu cao 3,4 A0.
GV: Ngoài những đặc điểm vừa khai thác, cấu trúc không gian của ADN còn mang những đặc điểm nào khác? Mời các em hoạt động nhóm
Mỗi nhóm thảo luận, hoàn thành lệnh mục II/ sgk trang 46
GV treo bảng phụ ghi nội dung phần lệnh
HS các nhóm thảo luận hoàn thành lệnh.
NỘI DUNG PHẦN LỆNH NHƯ SAU:
Quan sát hình 15, trả lời câu hỏi: Các loại Nu nào giữa hai mạch liên kết với nhau thành cặp?
2. Giả sử trình tự các đơn phân trên một đoạn mạch ADN như sau:
- A- T- G- G- X- T- A- G- T- X
Trình tự các đơn phân trên mạch tương ứng sẽ như thế nào?
GV cho HS báo cáo theo nhóm,
nhóm khác bổ sung cho hoàn chỉnh
ĐÁP ÁN NHƯ SAU:
Các loại Nu giữa hai mạch liên kết với nhau. Đó là
A ( thuộc nhóm Purin có kích thước lớn) liên kết với T (thuộc nhóm Pirimidin có kích thước nhỏ) bằng hai liên kết hi đro.
G ( thuộc nhóm Purin có kích thước lớn) liên kết với X (thuộc nhóm Pirimidin có kích thước nhỏ) bằng ba liên kết hi đro.
Þ Liên kết giữa A - T, G - X được gọi là liên kết bổ sung.
Từ nội dung 1 đã hoàn thành cho biết: Liên kêt bổ sung A - T, G - X liên quan gì đến đường kính vòng xoắn?
Giữa hai mạch liên kết với nhau bởi các Nu trong đó: Cứ một Nu có kích thước lớn (A, G) sẽ liên kết với một nu có kích thước nhỏ (T, X)
Þ Chiều dài của A + T = chiều dài của G + X
Do vậy làm cho đường kính của ADN luôn không thay đổi và bằng 20 A0.
2. Trình tự các đơn phân trên đoạn tương ứng sẽ là: 
- A – T - G – G – X – T – A – G – T – X -
- T – A - X - X - G – A - T- X - A - G -
Từ bài tập vừa hoàn thành em cho biết dựa vào đâu để viết được trình tự các đơn phân trên mạch tương ứng?
Dựa vào trình tự xắp xếp các nu trên một mạch có thể suy ra trình tựu các đơn phân trên mạch tương ứng.
Dựa vào nguyên tắc bổ sung, em có nhận xét gì về số Nu của mỗi loại trong phân tử ADN?
Do A - T, G - X nên số A = số T, Số G = Số X
Þ Do đó: A + G = T+ X
Þ Tỉ số A+G / T+ X trong các ADN khác nhau và đặc trưng cho từng loài.
Là chuỗi xoắn kép gồm hai hai mạch đơn song song (Poly nucleotit) xoắn đều xung quanh một trục tưởng tượng.
Chiều xoắn từ trái qua phải (xoắn phải).
Mỗi vòng xoắn có đường kính là 20A0 
Chiều cao của mỗi chu kỳ xoắn là 34 A0 gồm 10 cặp Nu, mỗi cặp Nu cao 3,4 A0.
Các loại Nu giữa hai mạch liên kết với nhau từng cặp theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T bằng hai liên kết hidro, G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro.
Þ Chính nguyên tắc này đã tạo nên tính chất bổ sung của hai mạch đơn.
(HS đọc kết luận chung- sgk trang 46)
* KLC/ trang 46
Củng cố, luyện tập: 5’
? HSTB: Nêu cấu tạo hóa học của phân tử ADN? 
ADN được cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N, P.
ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân (phân tử con). Mỗi đơn phân chính là các nucleotit.
Có 4 loại Nu: A, G, T, X.
? HSKG: Vì sao ADN lại vừa đa dạng, vừa mang tính đặc thù?
ADN đa dạng do 4 loại Nu xắp xếp theo nhiều kiểu khác nhau tạo nên vô số phân tử ADN khác nhau.
ADN đặc thù do mỗi loại ADN có cấu tạo đặc trưng phân biệt nhau ở số lượng, thành phần và trật tự xắp xếp các cặp Nucleotit.
Þ Sự đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở phân tử cho sự đa dạng và đặc thù của mỗi loài sinh vật.
? HSTB: Theo nguyên tắc bổ sung thì về mặt số lượng đơn phân, những trường hợp nào sau đây là đúng?
 A + T = G + X
 A = T; G = X
 A + G + T = A + X + T
 A + X + T = G + X + T
(Đáp án cần chọn là a, b, c)
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1’
- Học bài và trả lời câu hỏi sgk trang 46.
- Làm bài tập trong vở bài tập.
- Đọc mục” Em có biết”
- Đọc trước và chuẩn bị bài mới: ADN và bản chất của gen.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 15.doc