Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Quyết Thắng - Nguyễn Thị Thu Lan - Tiết 31- Bài 30: Di truyền học với con người

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Quyết Thắng - Nguyễn Thị Thu Lan - Tiết 31- Bài 30: Di truyền học với con người

a. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được di truyền học tư vấn là gì và nội dung của lĩnh vực khoa học này. Giải thích được cơ sở di truyền học của việc cấm nam giới lấy nhiều vợ hoặc nữ giới lấy nhiều chồng, cấm những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời không được kết hôn với nhau. Hiểu được tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35 và tác hại của ô nhiễm môi trường đối với cơ sở vật chất của tính di truyền của con người.

b. Về kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh.

 

doc 9 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1242Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Quyết Thắng - Nguyễn Thị Thu Lan - Tiết 31- Bài 30: Di truyền học với con người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12.12.09 Ngày giảng:
9G: 16.12.09 
TIẾT31- Bài 30
DI TRUYỀN HỌC VỚI CON NGƯỜI
Mục tiêu:
Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được di truyền học tư vấn là gì và nội dung của lĩnh vực khoa học này. Giải thích được cơ sở di truyền học của việc cấm nam giới lấy nhiều vợ hoặc nữ giới lấy nhiều chồng, cấm những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời không được kết hôn với nhau. Hiểu được tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35 và tác hại của ô nhiễm môi trường đối với cơ sở vật chất của tính di truyền của con người.
Về kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh. 
Về thái độ: Giáo dục thái độ say mê, yêu thích và nghiêm túc khi học bộ môn.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học lớp 9
	Bảng phụ bảng bảng 30.1, 30.2, phiếu học tập
Học sinh: Đọc trước bài mới
Tiến trình bài dạy:
* Ổn định tổ chức: 
9G:
Kiểm tra bài cũ: ( 5’- kiểm tra miệng)
?HSTB:Có thể nhận biết bệnh nhân Đao và bệnh Tơc nơ qua những đặc điểm hình thái nào?
Bệnh Đao (5 điểm): Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, ngón tay ngắn. Bị si đần bẩm sinh và không có con
Bệnh Tơc nơ (5 điểm): Bề ngoài là nữ: lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển. Chỉ 2% sống đến lúc trưởng thành nhưng không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ, thường mất trí, không có con.
* Đặt vấn đề vào bài mới: Di truyền học với con người có vai trò vô cùng quan trọng. VỚi các phương pháp nghiên cứu di truyền đã khắc phục được các khó khăn gặp phải khi nghiên cứu về di truyền học người. Ngoài ra, các phương pháp đó có thể phát hiện ra những bệnh tật di truyền thường gặp. Dù không sửa chữa được nhưng có thể hạn chế sự phát sinh tật bệnh di truyền. Để rõ hơn vài trò của di truyền học với con người, ta xét nội dung bài hôm nay:
TIẾT31 - Bài 30: DI TRUYỀN HỌC VỚI CON NGƯỜI
Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức trọng tâm
GV
Chuyển:Những hiểu biết của con người về di truyền học giúp con người bảo vệ mình và bảo vệ tương lai di truyền của loài người thông qua các lĩnh vực chính. Để xét lĩnh vực đầu tiên ta nghiên cứu phần thứ nhất của bài:	
I. Di truyền học tư vấn: (9’)
Hoạt động I: Tìm hiểu về di truyền học tư vấn.
Mục tiêu: Học sinh nắm được khái niệm và các lĩnh vực của di truyền học tư vấn.
Thực hiện: Hoạt động độc lập
TB
TB
KG
TB
TB
Y
HS nghiên cứu thông tin mục I sgk trang 86
Di truyền y học tư vấn là gì?
Là sự phối hợp các phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán hiện đại về mặt di truyền cùng với nghiên cứu phả hệ
® Những phương pháp trên đã hình thành một lĩnh vực mới của di truyền học là di truyền y học tư vấn.
Như vậy: Tư vấn di truyền y học còn gọi là lời khuyên di truyền, là sự trao đổi ý kiến, cung cấp thông tin tiên đoán và cho lời khuyên về khả năng mắc một bệnh di truyền nào đó ở đời con của một cặp vợ chồng mà bản thân họ hoặc một số người trong dòng họ đã mắc những bệnh đó. 
Chẳng hạn, về khả năng mắc bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã mắc bệnh di truyền nào đó, có nên kết hôn hoặc tiếp tục sinh con nữa hay không?
Nghiên cứu ở một trường hợp người ta thấy: người con trai và người con gái bình thường sinh ra từ hai gia đình đã có người mắc chứng câm điếc bẩm sinh. Vậy em hãy thông tin cho đôi trai, gái này biết đây là loại bệnh gì?
Đây là bệnh di truyền.
Bệnh do gen trội hay gen lặn quy định? Tại sao?
Bệnh do gen lặn quy định vì ở đời trước của hai gia đình này đã có người mắc bệnh.
Nếu họ lấy nhau, sinh con đầu lòng bị câm điếc bẩm sinh thì họ có tiếp tục nên sinh con nữa không? Tại sao?
Không nên sinh con vì họ đã mang gen lặn gây bệnh. Do kiểu gen tồn tại ở trạng thái dị hợp nên không biểu hiện thành tính trạng (bệnh).
Qua ví dụ đã xét ở trên, ở mỗi câu hỏi đã giải quyết ở trên thể hiện rõ chức năng nào của di truyền học tư vấn?
Câu hỏi thứ nhất: chức năng chẩn đoán
Câu hỏi thứ hai: thực hiện chức năng cung cấp thông tin
Câu hỏi 3: thực hiện chức năng cho lời khuyên.
Vậy chức năng của di truyền y học tư vấn là gì?
Chẩn đoán
Cung cấp thông tin.
Cho lời khuyên liên quan đến các bệnh và tật di truyền
Là sự phối hợp các phương pháp xét nghiệm, chuẩn đoán hiện đại về mặt di truyền cùng với nghiên cứu phả hệ
- Chức năng:
Chẩn đoán
Cung cấp thông tin.
Cho lời khuyên liên quan đến các bệnh và tật di truyền.
GV
Chuyển:Ngoài sự liên quan mật thiết của di truyền học với bệnh tật di truyền, sự phát hiện các bệnh tật di truyền thì di truyền học liên quan gì đến hôn nhân và kế hoạch hóa gia đình? Ta xét: 
II. Di truyền học với hôn nhân và kế hoạc hóa gia đình: (18’)
Hoạt động II: Tìm hiểu về di truyền học với hôn nhân và kế hoạc hóa gia đình.
Mục tiêu: HS nắm được cơ sở khoa học của việc cấm nam giới lấy nhiều vợ và nữ giới lấy nhiều chồng, cấm những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời không được kết hôn. Hiểu được tại sao phụ nữ không nên sinh con ở tuổi ngoài 35. 
Thực hiện: Hoạt động độc lập.
TB
GV
Y
KG
GV
Y
TB
KG
GV
TB
Y
TB
TB
KG
Hs nghiên cứu thông tin mục II sgk trang 86
Việc kết hôn gần gây hậu quả gì về mặt di truyền học?
Hậu quả của việc kết hôn gần làm các đột biến lặn có hại được biểu hiện ở cơ thể đồng hợp gây suy thoái giống nòi.
GV: Qua nghiên cứu người ta thấy 20-30% sô con của các cặp hôn nhân có họ hàng thân thuộc bị chết non hoặc mang các tật di truyền bẩm sinh
Ví dụ: một nghiên cứu ở Mỹ trên 2778 đứa trẻ của các cặp bố me kết hôn gần thì tỉ lệ chết là 22,9%, tỉ lệ mắc các tật di truyền là 16,5 %
Theo Luật Hôn nhân và gia đình quy định như thế nào về những người có quan hệ huyết thống? 
Những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời không được kết hôn. 
Tại sao những người có quan hệ huyết thống từ đời thứ tư có thể kết hôn?
Do từ đời thứ tư trở đi, giữa những người có quan hệ huyết thống có sự sai khác về mặt di truyền nhiều hơn, các gen lặn khó có cơ hội gặp nhau để biểu hiện thành tính trạng lặn gây bệnh
Như vậy: Di truyền học ở người đã giải thích rõ cơ sở khoa học của việc cấm kết hôn gần.
GV: Ở một quốc gia trải qua hàng chục năm không có chiến tranh, không có biến động địa chất và dịch bệnh lớn thì người ta thấy tỉ lệ nam/ nữ biến động theo độ tuổi như sau:
HS nghiên cứu bảng 30.1 sgk trang 87
Từ bảng em có nhận xét gì về tỉ lệ nam/nữ ở các độ tuổi khác nhau?
Tỉ lệ nam/ nữ có độ tuổi khác nhau thì khác nhau.
Từ 18- 35 tuổi: tỉ lệ nam là 100= tỉ lệ nữ
Từ sơ sinh-14 tuổi: tỉ lệ nam lớn hơn tỉ lệ nữ
Từ 35- 80 tuổi: tỉ lệ năm nhỏ hơn tỉ lệ nữ
Từ nhận xét trên Luật hôn nhân và gia đình quy định”Hôn nhân 1 vợ một chồng”. Em hãy giải thích tại sao?
Ở tuổi từ 18-35 tỉ lệ nam nữ là 1:1. Từ tỉ lệ này, căn cứ vào lứa tuổi 18- 35 là lứa tuổi có thể kết hôn, do vậy việc quy định “ hôn nhân một vợ một chồng” là có cơ sở khoa học bởi nếu làm khác: một chồng nhiều vợ hoặc một vợ nhiều chồng sẽ gây mất cân đối tỉ lệ nam nữ ở độ tuổi trưởng thành.
Vì sao nên cấm chẩn đoán giới tính thai nhi?
Để hạn chế việc sinh con trai theo tư tưởng phong kiến “trọng nam, khinh nữ” dẫn đến phá vỡ sự cân đối tỉ lệ nam nữ ở tuổi trưởng thành.
Như vậy: Di truyền học đã giải thích rất rõ ràng những điều luật quy định của Luật hôn nhân và gia đình là hoàn toàn dựa trên cơ sở khoa học.
Cả lớp nghiên cứu thông tin mục 2 sgk trang 87
Dựa vào thông tin, để đảm bảo xã hội phồn vinh, gia đình hạnh phúc, một trong những biên pháp đặt ra và coi như quốc sách là gì?
Kế hoạch hóa gia đình
Tiêu chí mà KHHGĐ đặt ra là gì?
Không nên sinh con quá sớm hoặc quá muộn
Các lần sinh không nên quá gần nhau
Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên dừng lại ở 1 đến 2 con. 
Nghiên cứu bảng 30.2, em có nhận xét gì về tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh Đao với tuổi của bà mẹ?
Tuổi mẹ càng cao thì tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh Đao càng lớn.
Từ nhận xét trên thì bà mẹ nên sinh con ở lứa tuổi nào là phù hợp để giảm thiểu tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh Đao?
Không nên sinh con trước tuổi 22 và đặc biệt không nên sinh con sau tuổi 35.
Từ các kiến thức đã khai thác, dựa vào cơ sở khoa học nào mà KHHGĐ đặt ra các tiêu chí đó?
Sinh quá sớm: 
cơ thể chưa có sự hoàn thiện trong quá trình phát triển của cơ thể, đặc biệt là cơ quan sinh dục sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi và ảnh hưởng đến sinh mạng của người mẹ lúc sinh.
ở tuổi còn quá trẻ chưa có đủ hiểu biết và chưa có khả năng có một cuộc sống tự lập còn phụ thuộc vào gia đình. Hơn nữa đây là lứa tuổi còn đi học mà công việc chủ yếu là học tập nhằm trang bị cho bản thân những hiểu biết cần thiết để có thể sống tự lập
Sinh quá muộn: Cơ thể người mẹ sức khỏe bị giảm sút, sự phát triển của cơ quan sinh dục, đặc biệt là tử cung khả năng đàn hồi kém dễ tử vong trong giai đoạn sinh sản (băng huyết). Tuổi mẹ càng cao, tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc các bệnh tật di truyền,đặc biệt là bệnh Đao càng lớn
Các lần sinh quá gần nhau (quá dầy) sẽ ảnh hưởng tới việc chăm sóc con cái, đồng thời ảnh hưởng tới sức khỏe của các bà mẹ.
Chỉ nên có từ 1 đến 2 con để để nuôi dạy con cho tốt.
Di truyền học với hôn nhân:
Kết hôn gần gây hậu quả làm các đột biến lặn có hại được biểu hiện ở cơ thể đồng hợp gây suy thoái giống nòi.
Luật Hôn nhân và gia đình quy định: 
Những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời không được kết hôn
Hôn nhân 1 vợ một chồng.
Di truyền học với kế hoạch hóa gia đình:
Kế hoạch hóa gia đình là một quốc sách để đảm bảo xã hội phồn vinh, gia đình hạnh phúc.
Tiêu chí:
Không nên sinh con quá sớm hoặc quá muộn (trước tuổi 22 sau tuổi 35)
Các lần sinh không nên quá gần nhau
Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên dừng lại ở 1 đến 2 con. 
GV
Chuyển:Một trong những hậu quả di truyền nặng nề đó là do ô nhiễm môi trường. Để tìm hiểu ta xét nội dung:
III. Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường: (6’)
Hoạt động II: Tìm hiểu về hậu quả do ô nhiễm môi trường.
Mục tiêu: HS nắm được tác động của ô nhiễm môi trường với cơ sở vật chất của tính di truyền ở con người.
Thực hiện: Hoạt động độc lập.
TB
TB
KG
TB
HS nghiên cứu thông tin mục III sgk trang 88
Môi trường sống có thể ô nhiễm từ những nguyên nhân nào?
Chất đồng vị phóng xạ tạo ra từ các vụ nổ vũ trụ hoặc do thử vũ khí hạt nhân được tích lũy lũy trong khí quyển và thường xuyên rơi xuống trái đất gây mưa phóng xạ.
Sự phát triển nhanh của các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp hóa học đã tạo ra các hóa chất mới. 
Các thuốc trừ trừ cỏ, trừ sâu .
Các chất độc hóa học ..sử dụng trong chiến trạnh gây hậu quả xấu tới môi trường.
Sự ô nhiễm môi trường gây những hậu quả gì về mặt di truyền?
Chất đồng vị phóng xạ có trong lòng đất và các vật quanh ta thường xuyên phân rã, liên tục xâm nhập vào cơ thể động vật, thực vật rồi qua rau, sữa, thịt đi vào cơ thể người. Các chất phóng xạ này được tích lũy trong các mô mỡ, mô xương, mô máu. tuyến sinh dục và hàm lượng tăng dần qua thời gian gây ung thư máu, các khối u và các đột biến.
Các hóa chất của CN hóa học đi vào cơ thể người qua không khí, nước uống, thực phẩmgây đột biến gấp hàng chục, hàng trăm lần chất phóng xạ.
Chất độc hóa học Mĩ rải xuống Miền Nam gây nhiều tật bệnh di truyền bẩm sinh (u não, hở khe hàm, lác mắt, đục thể thủy tinh, chân khoèo, thừa ngón chân, ngón tay, trí tuệ chậm phát triển, bại liệt
Thuốc trừ cỏ, trừ sâutăng rõ rệt tần số đột biến NST cho người sử dụng.
Từ sự ô nhiễm môi trường và hậu quả mà nó gây ra, cần phải có biện pháp gì?
Đấu tranh chống vũ khí hạt nhân và vũ khí hóa học.
Đấu tranh chống những hành vi gây ô nhiễm môi trường
Bản thân em có thể làm gì để bảo vệ tương lai di truyền của loài người trong hiện tại và tương lai?
Bảo vệ môi trường, đấu tranh chống những hành vi gây ô nhiễm môi trường (xả rác bừa bãi,)
Tham gia tuyên truyền cho mọi người cùng nhận thức tác hại của ô nhiễm môi trường và cùng hành động
Có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi ở, trường lớp sạch sẽ.
Chất đồng vị phóng xạ, các hóa chất có trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra đã làm tăng khả năng gây ô nhiễm môi trường.
Biện pháp bảo vệ tương lai di truyền của con người trong hiện tại và tương lai: 
Đấu tranh chống vũ khí hạt nhân và vũ khí hóa học.
Đấu tranh chống những hành vi gây ô nhiễm môi trường
(HS đọc kết luận chung- sgk trang 88)
* KLC/ trang 88
 Củng cố, luyện tập: 5’
? HSTB: Di truyền học tư vấn là gì? Chức năng của di truyền học tư vấn là gì?
Là sự phối hợp các phương pháp xét nghiệm, chuẩn đoán hiện đại về mặt di truyền cùng với nghiên cứu phả hệ
Chức năng:
Chẩn đoán
Cung cấp thông tin.
Cho lời khuyên liên quan đến các bệnh và tật di truyền
? HSKG: Các quy định sau đây dựa trên cơ sở khoa học nào?
Nam giới chỉ được lấy một vợ, nữ giới chỉ được lấy một chồng: do tỉ lệ nam nữ ở tuổi từ 18- 35 tuổi là 1:1. Làm khác đi gây mất cân đối tỉ lệ nam nữ ở tuổi trưởng thành.
Người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời không được kết hôn: Do tỉ lệ trẻ em mắc các bệnh di truyền bẩm sinh tăng lên rõ rệt ở những người có quan hệ họ hàng khi kết hôn.
? HSTB: Giải thích tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35? Tại sao phải đấu tranh chống ô nhiễm môi trường?
Vì dễ sinh ra những đứa trẻ mắc các bệnh di truyền bẩm sinh, đặc biệt là bệnh Đao
Vì ô nhiễm môi trường sẽ gây nhiều tật bệnh di truyền. Đấu tranh chống ô nhiễm môi trường sẽ bảo vệ hiện tại và tương lai di truyền của con người. 
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 3’
- Học bài và trả lời câu hỏi sgk trang 88
- Làm bài tập trong vở bài tập.
- Đọc mục” Em có biết”
- Đọc trước và chuẩn bị bài mới: 
- Hướng dẫn HS: Sưu tầm thêm các tài liệu về hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường rồi điền vào bảng sau:
Tên tác nhân gây ô nhiễm 
môi trường
Hậu quả di truyền
Chất đồng vị phóng xạ
..
..
Tìm thêm một số tư liệu nói về các phương pháp thường sử dụng để chẩn đoán các tật bệnh di truyền:
Trước đây: chủ yếu dựa vào các xét nghiệm chẩn đoán của y học lâm sàng cùng với phân tích chung về phả hệ. Do vậy nhiều bệnh di truyền không được phát hiện ra.
Ngày nay: Sử dụng các phương pháp và kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là kỹ thuật di truyền có nhiều phương pháp chẩn đoán chính xác các bệnh di truyền như sử dụng đánh dấu di truyền, các enzim chẩn đoán bệnh, kỹ thuật chọc ối trước khi sinh, kết hợp phân tích hóa sinh nước ối mà phát hiện sớm các nguy cơ quái thai, dị hình, dị tật bẩm sinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 31.doc