Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Thị Trấn Cửa Việt - Nguyễn văn Năm

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Thị Trấn Cửa Việt - Nguyễn văn Năm

1. Kiến thức:

- Nêu được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học

- Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.

- Hiểu được một số thuật ngữ và kí hiệu trong di truyền học

 2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình

 

doc 123 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1078Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Thị Trấn Cửa Việt - Nguyễn văn Năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n: Ngày dạy:
TiÕt 1:
DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
CHƯƠNG I. CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MEN ĐEN
BÀI 1. MEN ĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC
A.Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
- Nêu được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học
- Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.
- Hiểu được một số thuật ngữ và kí hiệu trong di truyền học
 2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình
 3. Thái độ:
- Giáo dục lòng say mê nghiên cứu khoa học thông qua tấm gương của Menđen
- Xây dựng ý thức tự giác và hình thành thói quen đối với môn học
B. Phương pháp:
+ Tái hiện thông báo - Tìm tòi
+ Làm việc với sách giáo khoa
C. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: +Chân dung phóng to Menđen
2. Học sinh: +Xem trước nội dung bài mới
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định lớp: (1’)
II. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: (1’) 
 Thế giới sinh vật vô cùng phong phú và đa dạng. Thế nhưng, làm thế nào để giải thích được con cái có những điểm giống bố mẹ hoặc có những sai khác? Mối quan hệ giữa các sinh vật như thế nào? Các kiến thức sinh học lớp 6, 7, 8 không thể giải thích được. Bài hôm nay sẽ trả lời phần nào câu hỏi trên.
2. Trển khai bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1:(10’) Liên hệ bản thân để thấy được những điểm giống và khác với bố mẹ
Gv: Yêu cầu học sinh hoàn thành phần ▼ Sgk
Hs: Liên hệ bản thân để trả lời
Gv: Thông báo-Con sinh ra giống bố mẹ gọi là di truyền, ngược lại là biến dị. Vậy Di truyền là gí? Biến dị là gì?
Hs: tham khảo Sgk để trả lời
Vậy di truyền học nghiên cứu những lĩnh vực nào?
Hs: Trả lời và đưa ra kết luận khái niệm “Di truyền học” dựa vào Sgk
I. Di truyền học:
-Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng bố mẹ, ông bà tổ tiên cho các thế hệ con cháu.
- Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.
-di truyền học: là khoa học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị
Hoạt động 2:(7’) Tìm hiểu về Menđen và phương pháp phân tích các thế hệ lai 
của ông
Gv: giới thiệu qua lịch sử của Menđen
Hs: Lắng nghe
Gv: Yêu cầu học sinh trình bày tóm tắt phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.
Hs: Xem Sgk, trả lời và nhận xét nhau
Gv: chốt lại nội dung
Hs: Ghi nhớ nội dung
II. Menđen-Người đặt nền móng cho di truyền học:
-Menđen(1822-1884)
-Phương pháp phân tích các thế hệ lai:
+Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thuần chủng rồi theo dõi qua nhiều thế hệ con cháu
+Dùng toán thống kê phân tích kết quả thu được
Hoạt động 3:(9’) Ghi nhớ một số thuật ngữ và kí kiệu cơ bản của
Di truyền học
Gv: Để dễ dàng học phần Di truyền học, các em cần nắm một số thuật ngữ và kí hiệu của Di truyền học. trước hết hãy tìm hiểu một số thuật ngữ
Hs: Tham khảo Sgk nắm các thuật ngữ
Gv: Chốt lại nội dung các thuật ngữ
Hs: Ghi chép
Gv: Đưa ra các kí hiệu để yêu cầu học sinh tham khả Sgk để trả lời.
Hs: xem sgk để trả lời các thuâth ngữ
Gv: giải thích thêm về một số thuật ngữ
Hs: ghi chép 
III. Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của Di truyền học:
-Một số thuật ngữ:
+Tính trạng: Là những đặc điểm về cấu tạo, hình thái, sinh lí của một cơ thể.
+Cặp tính trạng tương phản; là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một loại tính trạng.
+Nhân tố di truyền: Quy định tính trạng của sinh vật.
+Giống thuần chủng: Có đặc tính di truyền đồng nhất, thế hệ sau giống thế hệ trước.
-Một số kí hiệu:
+P: Cặp bố mẹ xuất phát
+X: Phép lai
+G: Giao tử
+F: Thế hệ con
+♂: Giống đực
+♀: Giống cái
IV. Củng cố:(4’)
Đọc phần tóm tắt SGK
GV nhắc lại từng phần của bài học
V. Dặn dò:(3’) 
1. Học nội dung bài cũ và làm bài tập 1,2,3,4 SGK
2. Đọc phần em có biết. Soạn phần hoạt động ở bài lai một cặp tính trạng
I.Rút kinh nghiệm:
.
 g b ò a e
Ngµy so¹n: Ngày dạy:
TiÕt 2:
Bài 2. LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
A.Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
-Trình bày và phân tích được thí nghiệm “Lai một cặp tính trạng của Menđen”
-Nêu được khái niệm kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp và thể dị hợp
-Phát biểu được nội dung quy luật phân li
2. Kĩ năng:
-Phát triển kĩ năng phân tích kênh hình
-Phát triển kĩ năng phân tích số liệu, tư duy logic
3. Thái độ:
-Củng cố niềm tin và khoa học khi nghiên cứu tính quy luật của hiện tượng sinh học
B. Phương pháp:
+ Hỏi đáp – Tìm tòi
+ Quan sát – Tái hiện
C. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: +Chuẩn bị tranh phóng to 21.1, 21.2, 21.3
2. Học sinh:	 +Giấy nháp, máy tính 
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định lớp:(1’)	
II. Kiểm tra bài cũ: (9’)
Nêu phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen
Nêu các thuật ngữ và kí hiệu di truyền đã học
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: (1’)
	Nhờ có phương pháp phân tích các thế hệ lai mà Menđen đã tìm ra các quy luật. Những quy luật đó có nội dung như thế nào? Bài hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu hai trong số ba quy luật mà ông tìm ra
2. Trển khai bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1:(14’) Tìm hiểu thí nghiệm của Menđen
Gv: Yêu cầu học sinh đọc thông tin sgk và cho biết Menđen tiến hành thí nghiệm như thế nào?
Hs: liên hệ sgk để nêu cách tiến hành tí nghiệm của Menđen.
Gv: yêu cầu học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi: 
+Bố mẹ đem lai như thế nào?
+Vai trò của bố mẹ như thế nào?
+Kết quả F1?
+Kết quả F2
Hs:Dựa vào thí nghiệm để trả lời
I.Thí nghiệm của Menđen:
- Thí nghiệm:(sgk)
- Nhận xét:
+ Bố mẹ phải khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, thuần chủng
+ Vai trò của bố mẹ như nhau
+ F1: Đồng tính, mang tính trạng của bố hoặc mẹ
+ F2: Phân tính theo tỉ lệ trung bình 
3 trội: 1 lặn
-Kết luận: Phần tam giác sgk trang 9
Hoạt động 2: (15’) Giải thích kết quả thí nghiệm
Gv:Yêu cầu Hs nhắc lại: yếu tố nào quy định tính trạng?
Hs: liênhệ bài cũ để trả lời
Gv: yêu cầu Hs xem sgk để cho biết: Mỗi cặp tính tạng do cái gì quy định? Ông kí hiệu các cặp nhân tố di truyền như thế nào?
Hs:Liên hệ sgh trả lời lần lượt, nhận xét lẫn nhau.
Gv: Nhận xét, chốt ý
Gv: Giải thích kết quả thí nghiệm bằng sơ đồ
Hs: Quan sát, lắng nghe và ghi nhớ
Gv: Vừa trình bày sơ đồ, vừa giải thích để học sinh quá trình tạo thành F1, F2 về KG, KH
Hs: Lắng nghe
II. Menđen giải thích kết quả thí nghiệm:
-Mỗi cặp tính trạng ở cơ thể đều do một cặp nhân tố di truyền quy định.
-Dùng chữ cái in hoa để kí hiệu nhân tố di truyền trội(A, B,C), quy đinh tính trạng trội. Chữ cái in thường (a,b,c) kí hiệu là nhân tố di truyền lặn, quy định tính trạng lặn.
- Sơ đồ lai:
 Ptc Hoa đỏ x Hoa trắng
 AA aa
Gp A a
F1: KG Aa
 KH 100% hoa đỏ 
F2= F1xF1
 Hoa đỏ x Hoa đỏ 
 Aa Aa
GF1 A, a A, a
A
a
A
AA
Aa
a
Aa
aa
KG: 1AA : 2Aa : 1aa
KH: 3Hoa đỏ : 1Hoa trắng 
IV. Củng cố:(3’)
Đọc nội dung tóm tắt sgk
Ptc Hạt vàng x Hạt xanh(Hạt vàng trội, hạt xanh lặn). Cho biết kết quả ở F1 và F2 về kiểu hình? 
V. Dặn dò:(2’)
1. Học nội dung bài cũ và làm tất cả các bài tập sgk
2. Hãy tự kí hiệu kiểu gen và viết một số sơ đồ các cặp tính trạng tương phản, thuần chủng ở người hoặc các loài sinh vật mà em biết.
VI.Rút kinh nghiệm:
.
 g b ò a e
Ngµy so¹n: Ngày dạy:
TiÕt 3:
Bài 3. LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG (Tiếp theo)
A.Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
-Hiểu và trình bày được nội dung, mục đích , ứng dụng của phép lai phân tích
-Hiểu được quy luật phân li độc lập chỉ nghiệm đúng trong một số trường hợp nhất định
-Hiểu được trường hợp trội không hoàn toàn
2. Kĩ năng:
-Phát triển được tư duy lí luận, phân tích, so sánh
-Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ:
-Có thái độ yêu thích bộ môn
B. Phương pháp:
+ Hỏi đáp - Tìm tòi
+ Quan sát - Tìm tòi
C. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
-Tranh minh hoạ Lai phân tích
-Tranh phóng to hình 3 sgk
2. Học sinh:
-Xem nội dung bài lai Một cặp tính trạng tiết trước và nội dung bài mới
D. Tiến trình lên lớp:	
I. Ổn định lớp:(1’)
II. Kiểm tra bài cũ:(7’)
Nêu kết luận về lai một cặp tính trạng của Menđen(Ở F1, F2)
Viết sơ đồ từ Ptc đến F2 của phép lai sau:	Hạt xám x Hạt trắng 
(Biết gen A: Quy định hạt xám, gen a: Quy định hạt trắng, Hạt xám trội hoàn toàn)
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: (1’)
Ở tiết đầu, ta biết được kiểu gen AA và Aa đều cho kiểu hình như nhau. Vậy làm thế nào để phân biệt được ha cơ thể này? Giả sử vai tro của A và a như nhau thì sẽ xẫy ra điều gì với cơ thể Aa? Bài hôm nay sẽ cho chúng ta câu trả lời về hai vấn đề nêu trên
2. Trển khai bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1 (14’) Tìm hiểu về lai phân tích
Gv: Yêu cầu học sinh đọc thông tin sgk và trả lời yeeu cầu thứ nhất của phần tam giác sgk.
Hs: lên bảng để làm
Gv: Hướng dẫn, gợi ý cho học sinh
Hs: Tự hoàn chỉnh bài
Gv: Hoàn thiện nội dung, kết luận
Hs: Ghi nhớ nội dung bài học
Gv: yêu cầu học sinh điền vào phần sgk
Hs: Điền nội dung, nhận xét nhau
Gv: Hoàn chỉnh kiến thức
Hs: Ghi nhớ nội dung
III. Lai phân tích:
- Lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn để kiểm tra kiểu gen của cơ thể mạng tính trạng trôi. Nếu kết quả:
+100% thế hệ con mang tính trạng trội thì đối tợng đem xét có kiểu gen đồng hợp
+1trội:1lặn thì đối tượng đem xét có kiểu gen dị hợp
Hoạt động 2 ( 6’) Tìm hiểu phép lai dùng để xác định độ thuần chủng
Gv: Lai phân tích có vai trò gì trong sản xuất hay không? 
Hs: Trả lời, nhận xét nhau
Gv: Yêu cầu học sinh hoàn thiện phần tam giác sgh
Hs: Thảo luận, đưa ra kết quả
Gv: Chuẩn hoá nội dung kiến thức
Hs: Ghi nhớ nội dung
IV. Ý nghĩa tương quan trội lặn:
-Thông htương tính trạng trôi là tính trạng tốt, tính trạng lặn là tính trạng xấu.
-Để xác định tương qua trội lặn của một cặp tính trạng tương phản ở giống vật nuôi, cây trồng, người ta thường dùng phương pháp phân tich các thế hệ lai của Menđen.
Hoạt động 3(10’)Tìm hiệu về trường hợp trội không hoàn toàn
Gv: Yêu cầu học sinh quan sát hình 3sgk, nhận xét xem kết quả có gì khác với thí nghiệm của Menđen?
Hs: kiểu gen AA và Aa không có kiểu hình giống nhau
Gv: Nêu ra trường hợp trội không hoàn toàn
Hs: Lắng nghe
Gv: Yêu cầu học sinh hoàn thiện phần ▼
Hs: Thảo luận, điền vào chỗ trống
Gv: Kết luận
Hs: ghi nội dung vào vở
V. Trội không hoàn toàn:
Hiện tượng biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ ở F1 và ở F2 có kiểu hình: 1 trội: 2 trung gian: 1 lặn gọi là trội không hoàn toàn 
IV. Củng cố:(3’)
Đọc phần tóm tắt sgk
Nhắc lại trường hợp lai phân tích và trội không hoàn toàn
Yêu cầu một số học sinh lấy vài ví dụ minh hoạ
V. Dặn dò:(3’)	
1. Yêu cầu học sinh xem kỉ lại pháp la phân tích để thấy rỏ hơn lợi ích thực tiển của phép lai này.
2. Làm các bài tập sgk
3. Đọc nội dung bài mới, soạn trước nội dung bài mới	
VI.Rút kinh nghiệm:
.
 g b ò a e
Ngµy so¹n: Ngày dạy:
TiÕt 4:
Bài 4. LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG
A.Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
-Mô tả được thí nghiệm “lai hai cặp tính trạng của Menđen”
-Học sinh biết phân tích thí nghiệm “Lai hai cặp tính trạng của M ... người giúp cải tạo giống vật nuôi, cây trồng.
IV. Củng cố:	
1. Đọc phần tóm tắt sgk	
2. Làm bài tập 1 sgk trang 160
V. Dặn dò : 	
1. Học thuộc bài cũ, làm bài tập 2 sgk trang 160
2. Xem trước nội dung bài mới, kẻ trước bảng 54.1sgk trang 162
VI.Rút kinh nghiệm:
.
 g b ò a e
TiÕt57:
Ngµy so¹n: Ngày dạy:
Bài 54. Ô NHI ỄM M ÔI TRƯỜNG
A.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
-Nêu rỏ các nguyên nhân gây ô nhiễm, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống
-Hiểu được hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững, qua đó có ý thức bảo vệ môi trường..
2. Kĩ năng:
-Nhận biết các tác nhân gây ô nhiễm của môi trường
3.Thái độ:
- Có ý thức gìn giữ môi trường tự nhiên
 Phương pháp:
-Hỏi đáp-Tìm tòi
-Quan sát-Tìm tòi
C. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Chuẩn bị tranh có lien quan đến ô nhiễm môi trường
2.Học sinh: Kẻ trước bảng 54.1, 54.2sgk
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định lớp :	
II. Kiểm tra bài cũ :
Trình bày nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trường do hoạt động của con người
Nêu những hoạt dộng của con người nhằm bảo vệ môi trường
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: Tác động của con người vào môi trường làm môi trường mất cân bằng sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường. Vậy ô nhiễm môi trường là gì? Có những tác nhân nào gây ô nhiễm môi trường? Bài hôm nay sẽ giúp các em trả lời được các câu hỏi đó.
2. Trển khai bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm ô nhiễm môi trường:
Gv: Yêu cầu học sinh xem thông tin và nêu khái niệm ô nhiễm môi trường
Hs: Xem sgk, trình bày Theo yêu cầu của giáo viên.
Gv: Đính chính, đưa ra nội dung cần ghi nhớ.
Hs:Ghi chép nội dung
Gv: Theo các em, nguồn gây ô nhiễm cho trái đất là do đâu?
Hs: Xem sgk, lien hệ thực tế để trả lời
GV: Dựa vào trả lời của học sinh để đưa ra nội dung cần ghi nhớ
Hs: Chắt lội dung cần ghi nhớ
I. Ô nhiễm môi trường là gì?
-Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tác nhân lí, hoá, sinh của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.
-Ô nhiễm môi trường chủ yếu do con người gây ra, một số do tự nhiên gây ra(Do động đát, núi lửa.)
Hoạt động 2: Tìm hiểu các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường
Gv: Dựa vào hình 54.1sgk, hãy hoàn thiện phần tam giác sgk
Hs: Thảo luận nhóm, trả lời. 
Gv: Nhận xét, đưa ra đáp án
Hs: Ghi nhớ
Gv: Giải thích
Gv:Yêu cầu học sinh quan sát hình 54.2sgk để hoàn thành phần tam giác sgk
Hs: Trình bày kết quả sau khi quan sát và suy nghĩ, nhận xét nha
Gv: Chốt ý chính
Hs: Ghi nội dung vào vở
Gv: Hãy nêu các nguồn gây ô nhiễm phóng xạ mà em biết. Tác hại của ô nhiễm xạ?
Hs: Liên hệ sgk và các bài trước để trả lời
Gv: Ô nhiễm chất thải rắn là do đâu?
Hs: Nêu được : Do sản xuất và sinh hoạt
Gv: Mở rộng them kiến thức và lien hệ thực tế về chất thải rắn
Hs: lắng nghe, ghi nhớ
Gv: Yêu cầu hs xem hình sgk để trả lời phần tam giác sgk
Hs: Thảo luận, trình bày kết quả
Gv: Dựa vào thảo luận của học sinh để ghi nhớ nội dung
Hs: Lắng nghe, ghin chép
II. Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm:
1. Ô nhiễm do chất khí thải ratừ hoạt động công nghiệpvà sinh hoạt:
-Ô nhiễm không khí là do
+ Cháy rừng
+Phương tiện vận tải
+Đun nấu trong gia đình
+Sản xuất công nghiệp
2. Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất đọc hoá học:
Chất độc hoá học dung không đúng cách học dung quá liều sẽ gây hại cho toàn bộ hệ sinh tháởng đến sức khoẻ của con người.
3. Ô nhiễm môi trường do chất phóng xạ:
Do chất thải của công trường khai thác chất phóng xạ, các vụ thử vũ khí hạt nhân, các nhà máy điện nguyên tử th ải ra gây đột biến cho người và sinh vật.
4. Ô nhiễm do các chất thải rắn:
 Do sản xuất và sinh hoạt tạo ra chất thải rắn.
5. Ô nhiễm môi trường do vi sinh vật:
-Ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh phát triển
-Để ngăn chặn vi sinh vật gây bệnh ta phải tích cực tiêm phòng và sống vệ sinh 
IV. Củng cố:	
1. Đọc phần tóm tắt sgk	
2. Nhắc lại nội dung chính của bài
V. Dặn dò:	
1. Làm bài tập 1,2,3,4 sgk trang165
2. Tìm một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường
VI.Rút kinh nghiệm:
.
 g b ò a e
TiÕt58:
Ngµy so¹n: Ngày dạy:
Bài 55. Ô NHI ỄM M ÔI TRƯỜNG
A.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
-Nêu rỏ các nguyên nhân gây ô nhiễm, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống
-Hiểu được hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững, qua đó có ý thức bảo vệ môi trường..
2. Kĩ năng:
-Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm
3.Thái độ:
- Có ý thức gìn giữ môi trường tự nhiên
 Phương pháp:
-Hỏi đáp-Tìm tòi
-Thuyết trình-Tái hiện
-Quan sát-Tìm tòi
C. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Chuẩn bị tranh có liên quan đến ô nhiễm môi trường
2.Học sinh: Kẻ trước bảng 55sgk
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định lớp:	
II. Kiểm tra bài cũ:
Làm bài tập 3 sgk
Ô nhiễm môi trường là do đâu? Nêu các tác nhân gây ô nhiễm
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề:Tác động của con người vào môi trường làm môi trường mất cân bằng sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường. Vậy ô nhiễm môi trường là gì? Có những tác nhân nào gây ô nhiễm môi trường? Bài hôm nay sẽ giúp các em trả lời được các câu hỏi đó.
2. Trển khai bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách hạn chế ô nhiễm môi trường:
Gv: Yêu cầu học sinh xem thông tin và trình bày các biện pháp hạn chế ô nhiêm:
-Ô nhiễm kh ông khí
-Ô nhiễm nguồn nước
-Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật
-Ô nhiễm chất thải rắn
Hs: Quan sát tranh để nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.
Gv: Ngoài những biện pháp trên, người ta còn sử dụng các biện pháp nào để hạn chế ô nhiễm môi trường.
Hs:Liên hệ thực tế để trả lời 
Gv: Bổ sung, đưa ra nội dung cần ghi nhớ
Hs: Chắt lọc nội dung cần ghi nhớ
GV: Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm để hoàn thành bảng 55 sgk trang 168
Hs: Thảo luận nhóm, trình bày kết quả, nhận xét nhau
Gv: Đưa ra đáp án
1: a, b, b, d, e, g, I, k, l, m, o
2: c, d, e, g, i, k, l, m, o
3: g, k, l, n, 
4: d, e, g, h, k, l
5: g, k, l, n
6: c, d, e, g, k, l, m, n
7: g, k
8: g, I, k, o, b
I. Hạn chế nhiễm môi trường:
-Hạn chế ô nhiễm không khí bằng việc:
+Xây các công viên xanh
+Sử dụng các nguồn năng lượng sạch
+Sử dụng các nhiên liệu ít gây ô nhiễm: Gá, rượu Etylic
-Hạn chế ô nhiễm nguồn nước:
+Xây dựng các nhà máy xử lí nước thải
+Xây dựng hệ thống cấp và thải nước ở các đô thị
+Hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật:
+Phun thuốc cần đúng liều lượng, đúng cách
+Khuyến khích trồng rau sạch, không dung thuốc bảo vệ thực vật
-Hạn chế ô nhiễm chất thải rắn:sgk
*Trách nhiệm của mỗi người là: Phải hành động để phòng chống ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường của chính mình và cho thế hệ mai sau
IV. Củng cố:	
1. Đọc phần tóm tắt sgk	
2. Làm bài tập 2 sgk trang 169
V. Dặn dò :	
1. Làm bài tập 1sgk trang169
2. Kẻ trước bảng 56.1, 56.2sgk
3. Xem trước nội dung cần thực hành
VI.Rút kinh nghiệm:
.
 g b ò a e
TiÕt59:
Ngµy so¹n: Ngày dạy:
Bài 56 - 57. THỰC HÀNH-TÌM HIỂU TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG
Ở ĐỊA PHƯƠNG
A.Mục tiêu: SGK
Phương pháp:
-Thực hành-Tìm tòi
-Quan sát-Tìm tòi
C. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Hướng dẫn học sinh các nội dung sgk
2.Học sinh: Kẻ trước bảng 56.1, 56.2sgk
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định lớp :	
II. Kiểm tra bài cũ :Vận dụng trong bài
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: :Môi trường xung quanh mà chúng ta đang sống có một số nơi ô nhiễm hoặc một số nơi có nguy cơ bị ô nhiễm. Chúng ta tiếp cận thực tế đó như thế nào? Thái độ ứng xử của chúng ta ra làm sao? Bài hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu và bước đầu xử lí vấn đề nêu trên.
2. Trển khai bài:
Hoạt động 1 : Điều tra tình hình ô nhiễm môi trường ở địa phương
Gv: Tổ chức theo nhóm cho học sinh điều tra theo nhóm để học sinh điều tra các vị trí:
+ Nơi sản xuất
+Quanh nơ ở(vùng dân cư)
+Chuồng trại chăn nuôi
+Kho thuốc bảo vệ thực vật và các ao hồ
Hs: Phân công các thành viên trong nhóm điều tra và ghi số liệu vào bảng 56.1,2sgk
Gv: Hãy nêu những yếu tố làm môi trường ở khu vực bị ô nhiễm
Hs: Tranh luận trong nhóm để rút ra nguyên nhân bị ô nhiễm
Gv: ồng ghép nội dung giáo dục môi trường cho học sinh
Hs: Ghi chép, nhận xét chung, chuẩn bị các nội dung để báo cáo
+Trách nhiệm chung
+Giải pháp khả thi(Áp dụng được, hợp với tình hình địa phương)
+Bảo vệ môi trường phải hài hoà với phát triển kinh tế(Bảo vệ môi trường không có nghĩa là kìm hảm sự phát triển kinh tế)
Hs: Lắng nghe
Gv: Việc bảo vệ môi trường ngoài tìm ra nguyên nhân, khắc phục sự cố thì đòi hỏi chúng ta cần dự đoán những biến đổi của tình hình môi trường để tìm ra giải pháp lâu dài
IV. Củng cố :	
1. Nhắc học sinh bổ sung và hoàn chỉnh nội dung thực hành	
2. Nêu khái quát một số nguyên nhân ô nhiễm và giải pháp khắc phục để hs biết
V. Dặn dò :	
1. Về nhà hoàn chỉnh bảng 56.1, 56.2 sgk
2. Xem trước nội dung thực hành tiếp theo, chuẩn bị nội dung báo cáo, kẻ trước bảng 56.3
VI.Rút kinh nghiệm:
.
 g b ò a e
TiÕt60:
Ngµy so¹n: Ngày dạy:
Bài 56 - 57. THỰC HÀNH-TÌM HIỂU TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG
Ở ĐỊA PHƯƠNG
A.Mục tiêu: SGK
Phương pháp:
-Thực hành-Tìm tòi
-Quan sát-Tìm tòi
-Quan sát - Tái hiện
C. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Hướng dẫn học sinh các nội dung sgk
2.Học sinh: Kẻ trước bảng 56.1, 56.2sgk
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định lớp :	
II. Kiểm tra bài cũ :	Vận dụng trong bài
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: :Môi trường xung quanh mà chúng ta đang sống có một số nơi ô nhiễm hoặc một số nơi có nguy cơ bị ô nhiễm. Chúng ta tiếp cận thực tế đó như thế nào? Thái độ ứng xử của chúng ta ra làm sao? Bài hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu và bước đầu xử lí vấn đề nêu trên.
2. Trển khai bài:
Hoạt động 1. : Điều tra tình hình ô nhiễm môi trường ở địa phương
Gv: Tổ chức theo nhóm cho học sinh điều tra theo nhóm để học sinh điều tra các vị trí:
+ Nơi sản xuất
+Quanh nơ ở(vùng dân cư)
+Chuồng trại chăn nuôi
+Kho thuốc bảo vệ thực vật và các ao hồ
Hs: Phân công các thành viên trong nhóm điều tra và ghi số liệu vào bảng 56.1,2sgk
Gv: Hãy nêu những yếu tố làm môi trường ở khu vực bị ô nhiễm
Hs: Tranh luận trong nhóm để rút ra nguyên nhân bị ô nhiễm
Gv: ồng ghép nội dung giáo dục môi trường cho học sinh
Hs: Ghi chép, nhận xét chung, chuẩn bị các nội dung để báo cáo
+Trách nhiệm chung
+Giải pháp khả thi(Áp dụng được, hợp với tình hình địa phương)
+Bảo vệ môi trường phải hài hoà với phát triển kinh tế(Bảo vệ môi trường không có nghĩa là kìm hảm sự phát triển kinh tế)
Hs: Lắng nghe
Gv: Việc bảo vệ môi trường ngoài tìm ra nguyên nhân, khắc phục sự cố thì đòi hỏi chúng ta cần dự đoán những biến đổi của tình hình môi trường để tìm ra giải pháp lâu dài
IV. Củng cố :	
1. Nhắc học sinh bổ sung và hoàn chỉnh nội dung thực hành	
2. Nêu khái quát một số nguyên nhân ô nhiễm và giải pháp khắc phục để hs biết
V. Dặn dò :	
1. Về nhà hoàn chỉnh bảng 56.1, 56.2 sgk
2. Xem trước nội dung thực hành tiếp theo, chuẩn bị nội dung báo cáo, kẻ trước bảng 56.3
VI.Rút kinh nghiệm:
.
 g b ò a e

Tài liệu đính kèm:

  • docGIÁO ÁN SINH 9.doc