Kiến thức:
- Nêu được thí nghiệm của Moocgan và nhận xét kết quả thí nghiệm đó.
- Nêu được ý nghĩa thực tiễn của di truyền liên kết.
1.2 Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích thu nhận kiến thức từ hình vẽ.
1.3 Thái độ:
2. TRỌNG TÂM
- Thí nghiệm của Moocgan và nhận xét kết quả thí nghiệm đó. Nêu được ý nghĩa thực tiễn của di truyền liên kết.
3. CHUẨN BỊ
Bài: 13 tiết PPCT: 13 Ngày dạy: ...... / ......../............ Tuần: 07 DI TRUYỀN LIÊN KẾT 1. MỤC TIÊU: 1.1 Kiến thức: - Nêu được thí nghiệm của Moocgan và nhận xét kết quả thí nghiệm đó. - Nêu được ý nghĩa thực tiễn của di truyền liên kết. 1.2 Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích thu nhận kiến thức từ hình vẽ. 1.3 Thái độ: 2. TRỌNG TÂM - Thí nghiệm của Moocgan và nhận xét kết quả thí nghiệm đó. Nêu được ý nghĩa thực tiễn của di truyền liên kết. 3. CHUẨN BỊ 3.1 Giáo viên: Tranh H 13 SGK. 3.2 Học sinh: Nghiên cứu trước bài di truyền liên kết. 4. TIẾN TRÌNH 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sỉ số HS. Dụng cụ học tập. 4.2 Kiểm tra miệng: Câu 1: Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1:1? Nếu cấu trúc này bị thay đổi sẽ dẫn đến hậu quả gì? (10đ). - Là do hai loại tinh trùng mang X và Y được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau, tham gia vào quá trình thụ tinh với xác suất ngang nhau. (8đ). - Gây nên hậu quả xấu trong XH (2đ). Câu 2: Tại sao người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở các vật nuôi? Điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn? (10đ). - Do nắm vững cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng. (5đ) Chủ động điều chỉnh tì lệ đực cái ở vật nuôi cây trồng phù hợp mục đích SX.(5đ). 4.3 Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC I/ HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU THÍ NGHIỆM CỦA MOOCGAN - GV nêu câu hỏi (ôn lại kiến thức cũ). Thế nào là lai phân tích? - HS cần trả lời (dưới sự chỉ đạo của GV) được những nội dung sau: - Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội, còn kết quả phép lai phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp. - GV treo tranh phóng to H13 SGK yêu cầu HS quan sát và tìm hiểu SGK để trả lời các câu hỏi sau: - Tại sao dựa vào kiểu hình 1:1 Moocgan lại cho rằng các gen qui định màu sắc thân va dạng cánh cùng nằm trên 1 NST (liên kết gen)? - Di truyền liên kết là gì? - HS quan sát tranh, tìm hiểu SGK, thảo luận theo nhóm và cử đại diện trình bày. - Đại diện 1 vài nhóm (do GV chỉ định) trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung, dưới sự hướng dẫn của GV, cả lớp xây dựng được đáp án đúng. II/ HOẠT ĐỘNG 2 : TÌM HIỂU Ý NGHĨA CỦA DI TRUYỀN LIÊN KẾT. - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi: Ý nghĩa của di truyền liên kết là gì? - GV gợi ý: Trong tế bào số gen lớn hơn số NST rất nhiều vậy có nhiều gen cùng nằm trên một NST. Khi phát sinh giao tử các gen cùng nằm trên 1 NST đều được đi về 1 giao tử (theo NST) tạo thành nhóm gen liên kết. + HS nghiên cứu SGK, độc lập suy nghĩ và theo dõi những gợi ý của GV để trả lời câu hỏi. + Một vài HS (được GV chỉ định) tình bày câu trả lời. Các HS khác nhận xét bổ sung để hoàn thiện các câu trả lời. I- THÍ NGHIỆM CỦA Moocgan: - Vì ruồi cái thân đen, cánh cụt,chỉ cho 1 loại giao tử bv, còn ruồi đực F1 cũng chỉ cho 2 loại giao tử BV và bv(không phải là 4 loại giao tử như di truyền độc lập). Do đó các gen qui định màu sắc thân và hình dạng cánh phải cùng nằm trên 1 NST và liên kết với nhau. - Di truyền liên kết là 1 nhóm tính trạng được qui định bởi các gen trên 1 NST, cùng phân li trong quá trình phân bào. II/ Ý NGHĨA CỦA DI TRUYỀN LIÊN KẾT: Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được qui định bởi các gen trên một NST. Nhờ đó trong chọn giống người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt đi kèm với nhau. 4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố: - Câu 1: Di truyền liên kết là gì? Đáp án câu 1: Di truyền liên kết là 1 nhóm tính trạng được qui định bởi các gen trên 1 NST, cùng phân li trong quá trình phân bào. - Câu 2: Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết? 4.5 Hướng dẫn HS tự học: - Đối với bài học ở tiết học này: Học sinh học thuộc bài theo vở ghi và SGK. Trả lời câu hỏi SGK cuối bài. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Xem lại bài: Nguyên phân và giảm phân. (Chú ý những biến đổi hình thái của NST trong các kì). 5. RÚT KINH NGHIỆM: - Nội dung: - Phương pháp: - Sử dụng đồ dùng, thiết bị: --------&--------
Tài liệu đính kèm: