Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Trưng Vương - Bài 17 - Tiết 17 - Tuần 9: Mối quan hệ giữa gen và arn

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Trưng Vương - Bài 17 - Tiết 17 - Tuần 9: Mối quan hệ giữa gen và arn

1.1. Kiến thức:

- HS kể được các loại ARN.

- HS biết được sự tạo thành ARN dựa trên mạch khuôn của gen và diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.

 1.2. Kĩ năng:

- Tiếp tục phát triển được kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình và tư duy lý thuyết (Phân tích, so sánh).

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1307Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Trưng Vương - Bài 17 - Tiết 17 - Tuần 9: Mối quan hệ giữa gen và arn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 17 Tiết PPCT : 17 
Ngày dạy : ../.../  Tuần CM: 9
 MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ ARN
 	1. MỤC TIÊU
	1.1. Kiến thức:
- HS kể được các loại ARN.
- HS biết được sự tạo thành ARN dựa trên mạch khuôn của gen và diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
	1.2. Kĩ năng:
- Tiếp tục phát triển được kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình và tư duy lý thuyết (Phân tích, so sánh). 
 	1.3. Thái độ: 
	2. TRỌNG TÂM
- Các loại ARN, sự tạo thành ARN dựa trên mạch khuôn của gen và diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
	3. CHUẨN BỊ
	3.1. Giáo viên: 
- Mô hình: H 17.1 ; 17. 2/ SGK trang 51, 52. 
	3.2 Học sinh:
- Tìm hiểu các loại ARN, sự tạo thành ARN.
	4. TIỀN TRÌNH:
	4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sỉ số HS. Dụng cụ học tập.
	4.2. Kiểm tra miệng:
	Câu 1: Mô tả cơ chế tự nhân đôi của phân tử ADN.(10đ)
- Quá trình tự nhân đôi: (8đ)
- Hai mạch ADN tách nhau theo chiều dọc.
- Các N của mạch khuôn liên kết với N tự do theo NTBS, 2 mạch mới của ADN con dần được hình thành dựa trên khuôn của ADN mẹ theo chiều ngược nhau.
	- Kết quả: 2 phân tử ADN được hình thành giống nhau và giống ADN mẹ. (2đ)
	Câu 2: (10đ) Một đoạn mạch ADN có cấu trúc như sau:
	- Mạch 1: -A-G-T-X-X-T-
	- Mạch 2: -T-X-A-G-G-A-
- Viết cấu trúc của 2 đoạn ADN được tạo thành sau khi đoạn mạch ADN mẹ nói trên kết thúc quá trình tự nhân đôi.
Mạch 1: - A – G – T –X –X –T - 
Mạch : - T – X – A– G –G –A – (5đ)
Mạch: - A – G – T –X –X –T - (5đ)
Mạch 2: - T – X – A– G –G –A – 
4.3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
 Bản chất hoá học của gen là ADN , gen có quan hệ với ARN như thế nào. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong bài hôm nay : Mối quan hệ giữa gen và ARN.
I/ HOẠT ĐỘNG 1: cấu tạo sơ bộ và chức năng ARN. phân biệt được ADN với ARN. 
- GV: giới thiệu mô hình 17.1/51→ yêu cầu HS đọc thông tin SGK.
- HS: đọc SGK/51.
- GV:Vấn đáp:
+ Phân loại ARN?
+ Cấu tạo hoá học của ARN.
+ So sánh cấu tạo của ARN và ADN thông qua bảng 17 SGK/ 51.
- HS: nghiên cứu thông tin SGK để trả lời.
- GV: treo bảng 17 yêu cầu 1 HS hoàn thành.
- HS: hoàn thành bảng 17 SGK → lớp nhận xét bổ sung.
- GV:Yêu cầu 1 HS nhận xét.
- GV: nhận xét bổ sung đánh giá.
- HS: rút ra kết luận.
II/ HOẠT ĐỘNG 2 : tìm hiểu nguyên tắc tổng hợp ARN
- GV: Yêu cầu HS đọc đoạn 1 phần II SGK/51.
- HS: đọc thông tin. 
- GV: giới thiệu mô hình17.2 SGK/52 và gợi ý:
+Quá trình tổng hợp ARN xảy ra tại đâu và vào thời điểm nào? Dựa trên mạch khuôn mẫu là gì ?
+Diễn biến như thế nào? Dựa trên nguyên tắc nào?
- HS: trả lời câu hỏi gợi ý.
- GV:Yêu cầu HS thảo luận /SGK/52.
- HS: thảo luận nhóm và hoàn thành SGK/52.
- GV: Yêu cầu đại diện nhóm trình bày.
- HS: Đại diện nhóm trình bày → các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV: nhận xét, bổ sung và đánh giá hoạt động của nhóm.
- GV:Yêu cầu HS đọc còn lại → rút ra kết luận về mối quan hệ giữa gen và ARN.
- HS: đọc → HS rút KL.
I- ARN
- ARN cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N và P.
- ARN là đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân do nhiều nguyên phân và các nuclêôtit thuộc 4 loại A, U, G, X liên kết tạo thành 1 chuỗi xoắn đơn.
- ARN gồm:
+ m ARN: truyền đạt thông tin qui định cấu trúc prôtêin.
+ t ARN: vận chuyển axit amin.
+ r ARN: là thành phần cấu tạo nên ribôxôm.
II/ ARN ĐƯỢC TỔNG HỢP THEO NGUYÊN TẮC NÀO:
- Quá trình tổng hợp ARN tại NST ở kì trung gian.
- Quá trình tổng hợp ARN:
+ Gen tháo xoắn tách dần hai mạch đơn.
+ Các N ở mạch khuôn liên kết với N tự do theo NTBS.
+ Khi tổng hợp xong, ARN tách khỏi gen đi ra chất tế bào.
- Nguyên tắc tổng hợp:
+ Khuôn mẫu: dựa trên một mạch khuôn của gen.
+ Bổ sung: A – U; T – A; G – X; 
X – G.
- Mối quan hệ gen – ARN: trình tự các N trên mạch khuôn qui định qui định trình tự các N trên mạch ARN.
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
- Câu 1: ARN được tổng hợp dựa tên nguyên tắc nào? 
- Đáp án câu 1: Khuôn mẫu: dựa trên một mạch khuôn của gen. 
Bổ sung: A – U; T – A; G – X; X – G. 
	- Câu 2: Nêu bản chất mối quan hệ theo sơ đồ gen ARN.
- Đáp án câu 2: Mối quan hệ gen – ARN: trình tự các N trên mạch khuôn qui định qui định trình tự các N trên mạch ARN.
4.5. Hướng dẫn HS tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Biết các loại ARN, sự tạo thành ARN dựa trên mạch khuôn của gen và diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
+ Làm BT/SBT.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị bài 18: Prôtêin và trả lời câu hỏi: Cấu trúc, chức năng protêin.
5. RÚT KINH NGHIỆM:	
	- Nội dung: 	
	- Phương pháp: 	
	- Sử dụng đồ dùng, thiết bị: 	
--------—&–--------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 17.doc