Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Trưng Vương - Bài 35 - Tiết 38 - Tuần 20: Ưu thế lai

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Trưng Vương - Bài 35 - Tiết 38 - Tuần 20: Ưu thế lai

I/ Mục tiêu :

1- Kiến thức :

- Định nghĩa được hiện tượng ưu thế lai; nguyên hân ưu thế lai; nêu được phương pháp tạo ưu thế lai được ứng dụng trong sản xuất.

2- Kĩ năng :

- Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức. Giải thích hiện tượng bằng cơ sở khoa học.

3- Thái độ : Giáo dục ý thức tìm tòi trân trọng khoa học.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1251Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Trưng Vương - Bài 35 - Tiết 38 - Tuần 20: Ưu thế lai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 35 Tiết PPCT : 38 
Ngày dạy : ../.../  Tuần CM: 20
 ƯU THẾ LAI 
 	I/ Mục tiêu :
1- Kiến thức :
- Định nghĩa được hiện tượng ưu thế lai; nguyên hân ưu thế lai; nêu được phương pháp tạo ưu thế lai được ứng dụng trong sản xuất.
2- Kĩ năng :
- Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức. Giải thích hiện tượng bằng cơ sở khoa học.
3- Thái độ : Giáo dục ý thức tìm tòi trân trọng khoa học.
	II/ Trọng tâm: hiện tượng ưu thế lai; nguyên hân ưu thế lai.
2/ Chuẩn bị :
a- Giáo viên : Tranh phóng to hình 35 SGK. Tranh một số động vật: bò, lợn, dê. Kết quả của phép lai kinh tế.
b- Học sinh : Tìm hiểu ưu thế lai, giống ngô lúa có năng suất cao.
IV/ Tiến trình :
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sỉ số HS. Dụng cụ học tập.
2. Kiểm tra miệng:
- Câu 1: Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật gây nên hiện tượng gì? Giải thích nguyên nhân? (10đ)
	+ Cây ngô tự thụ phấn sau nhiều thế hệ: chiều cao cây giảm, bắp bị dị dạng, hạt ít.
 Do tự thụ phấn ở cây giao phấn. (4đ)
+ Thế hệ con cháu sinh trưởng phát triển yếu, quái thai, dị tật bẩm sinh.(3đ)
+ Do giao phối gần.(3đ)
3. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Giới thiệu bài :
I/ HOẠT ĐỘNG 1:
- GV đưa vấn đề:
- So sánh cây và bắp ngô ở hai dòng tự thụ phấn với cây và bắp ngô ở cơ thể lai F1 trong hình 35 SGK tr102.
+ HS quan sát hình phóng to hoặc SGK chú ý đặc điểm sau:
+ Chiều cao thân cây ngô.
+ Chiều dài bắp, số lượng hạt.
+ HS đưa ra nhận xét sau khi so sánh th6an và bắp ngô ở cơ thể lai F1 có nhiều đặc điểm trội hơn so với bố mẹ.
+ HS trình bày, lớp bổ sung.
- GV nhận xét mý kiến của HS và dẫn dắt hiện tượng trên được gọi là ưu thế lai.
- GV nêu câu hỏi:
- Ưu thế lai là gì? Cho ví dụ về ưu thếmlai ở động vật và thực vật?
+ HS nghcứu SGK kết hợp với nội dung vừa so sánh khái quát thành khái niệm.
+ HS lấy ví dụ ở SGK.
- GV cung cấp thêm một số ví dụ minh hoạ.
- GV nêu vấn đề: Để tìm hiểu hiện tượng di truyền của ưu thế lai HS trả lời câu hỏi:
- Tại sao khi lai hai dòng thuần ưu thế lai thể hiện rõ nhất?
- Tại sao ưu thề lai thể hiện rõ nhất ở thế hệ F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ?
+ HS nghcứu SGK tr 102, 103.
+ Chú ý lai một dòng thuần có hai gen trội và một dòng thuần có một gen trội, yêu cầu nêu được:
+ Ưu thế lai xuất hiện rõ vì xuất hiện nhiều gen trội ở con lai F1 .
+ Các thế hệ sau giảm do tỉ lệ dị hợp giảm.( hiện tượng thoái hoá).
+ Đại diện trình bày, lớp bổ sung.
- GV đánh giá và bổ sung thêm kiến thức về hiện tượng nhiều gen qui định 1 tính trạng để giải thích.
- GV hỏi tiếp:
- Muốu duy trì ưu thế lai con người đã làm gì?
+ HS trả lời được: áp dụng nhân giống vô tính.
+ HS tổng hợp hkái quát kiến thức.
II/ HOẠT ĐỘNG2:
- GV giới thiệu: người ta có thể tạo ưu thế lai ở cây trồng và vật nuôi
- Con người tiến hành tạo ưu thế lai ở cây trồng bằng phương pháp nào?
- Nêu ví dụ?
- GV giải thích lai khác dòng và lai khác thứ.
+ HS nghcứu SGK tr103 và các tư liệu sưu tầm, trả lời câu hỏi.
+ Yêu cầu chỉ ra hai phương pháp.
- Con người tiến hành tạo ưu thế lai ở vật nuôi bằng phương pháp nào?
- Cho ví dụ?
+ HS nghcứu SGK tr 103, 104 kết hợp tranh ảnh về các giống vật nuôi, yêu cầu nêu được:
+ Phép lai kinh tế.
+ Ap dụng ở lợn, bò.
+ HS trình bày lớp bổ sung.
- GV hỏi thêm:
- Tại sao không dùng con lai kinh tế để nhân giống?
- Mở rộng:
- Lai kinh tế thường dùng con cái thuộc giống trong nước.
- Ap dụng kĩ thuật giữ tinh đông lạnh.
- Lai bò vàng Thanh Hoá với bò Hônsten Hà Lan con lai F1 chịu được nóng, lượng sữa tăng.
I- HIỆN TƯỢNG ƯU THẾ LAI: 
1- Khái niệm:
Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có ưu thế hơn hẳn so với bố mẹ về sự sinh trưởng, phát triển khả năng chống chị, năng suất, chất lượng.
2- Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai:
- Lai hai dòng thuần ( kiểu gen đồng hợp ) con lai F1 có hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp chỉ biểu hiện tính trạng của gen trội.
- Tính trạng số lượng ( hình thái, năng suất ) do nhiều gen trội qui định.
- VD: 
P: AAbbcc x aaBBCC F1 : AaBbCc
II- CÁC PHƯƠNG PHÁP TẠO ƯU THẾ LAI:
1- Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng:
- Lai khác dòng: tạo hai dòng tự thụ phấn rồi cho giao phấn với nhau.
+ VD: SGK
- Lai khác thứ: để kết hợp giữa tạo ưu thế lai và tạo giống mới.
2- Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi:
- Lai kinh tế: là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm.
+ VD: SGK
4. Câu hỏi, bài tập củng cố :
- Câu 1: Ưu thế lai là gì? Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai?
Đáp án câu 1: Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có ưu thế hơn hẳn so với bố mẹ về sự sinh trưởng, phát triển khả năng chống chị, năng suất, chất lượng. Lai hai dòng thuần ( kiểu gen đồng hợp ) con lai F1 có hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp chỉ biểu hiện tính trạng của gen trội. Tính trạng số lượng ( hình thái, năng suất ) do nhiều gen trội qui định.
 VD: P: AAbbcc x aaBBCC F1 : AaBbCc
- Câu 2: Lai kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế như thế nào?
Đáp án câu 2: tăng năng suất vật nuôi và cây trồng.
5. Hướng dẫn HS tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này: Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị: tìm hiểu thêm về các thành tựu ưu thế và lai kinh tế ở Việt Nam.
 V. Rút kinh nghiệm:
	- Nội dung: 	
	- Phương pháp: 	
 - Sử dụng đồ dùng, thiết bị: 	
-------------›&š-------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 39.doc