Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Trưng Vương - Bài 44 - Tiết 46 - Tuần 24: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật (tích hợp)

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Trưng Vương - Bài 44 - Tiết 46 - Tuần 24: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật (tích hợp)

1- Kiến thức :

- Kể được một số mối quan hệ cùng loài và khác loài.

2- Kĩ năng :

- Rèn kĩ năng quan sát tranh hình trả lời câu hỏi. Kĩ năng khái quát tổng hợp kiến thức.

- Kĩ quyết định khi vận dụng kiến thức vào thực tế: cần tách đàn, tỉa cây để tăng năng suất vật nuôi, cây trồng. Kĩ năng tự trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.

3- Thái độ :

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1481Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Trưng Vương - Bài 44 - Tiết 46 - Tuần 24: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật (tích hợp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 44 Tiết PPCT : 46 
Ngày dạy : ../.../  Tuần CM: 24
 ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINH VẬT (TÍCH HỢP)
 I/ Mục tiêu :
1- Kiến thức :
- Kể được một số mối quan hệ cùng loài và khác loài.
2- Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng quan sát tranh hình trả lời câu hỏi. Kĩ năng khái quát tổng hợp kiến thức. 
- Kĩ quyết định khi vận dụng kiến thức vào thực tế: cần tách đàn, tỉa cây để tăng năng suất vật nuôi, cây trồng. Kĩ năng tự trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
3- Thái độ :
- Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên sinh vật và sự thích nghi của sinh vật và môi trường. Môi trường tác động đến sinh vật, đồng thời sinh vật cũng tác động trở lại làm thay đổi môi trường. Liên hệ với lĩnh vực nghiên cứu và bảo vệ môi trường.
	II/ Trọng tâm: một số mối quan hệ cùng loài và khác loài.
III/ Chuẩn bị :
1- Giáo viên : Tranh phóng to hình 44.1 đến 44.3 SGK.
2- Học sinh :	
+ Sưu tầm tranh ảnh về rừng: tre, trúc, thông, bạch đàn.
+ Tranh ảnh quần thể : ngựa bò, cá, chim cánh cụt, hải quì và tôm kí cư.
+ Tìm hiểu mối quan hệ giữa các loài sinh vật.
+ Các mối quan hệ đó là các quan hệ gì.
+ Tìm các ví dụ minh hoạ cho các mối quan hệ đó trong thực tế mà em biết.
IV/ Tiến trình :
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm tra sỉ số HS. Dụng cụ học tập.
2. Kiểm tra miệng:
- Câu 1:Nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng lên đời sống sinh vật như thế nào? (10đ)
+ Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật. (2,5đ)
+ Hình thành nhóm sinh vật biến nhiệt và sinh vật hằng nhiệt. (2,5đ)
- Sinh vật thích nghi với môi trường sống có độ ẩm khác nhau. Hình thành các nhóm sinh vật.
+ Thực vật: Nhóm ưa ẩm. Nhóm chịu hạn. (2,5đ)
+ Động vật: Nhóm ưa ẩm. Nhóm ưa khô. (2,5đ)
3. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
I/ HOẠT ĐỘNG 1:
- GV yêu cầu: hãy chọn những tranh thể hiện mối quan hệ cùng loài.
+ HS Trao đổi nhóm. Chọn đúng tranh quan sát.
+ Thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi:
- Khi có gió bảo, thực vật sống cùng nhóm có lợi gì so với sống riêng rẽ?
+ Gió bão cây sống cùng nhóm ít bị đi64 gãy hơn sống lẻ.
- Động vật sống thành bầy đàn có lợi gì?
+ Động vật sống thành bầy đàn bảo vệ được nhau.
+ Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét hoạt động nhóm và đánh giá kết quả.
- GV yêu cầu làm bài tập SGK tr 131. Chọn câu trả lời đúng và giải thích.
+ HS tiếp tục trao đổi nhóm thống nhất lựa chọn nhóm khác nhận xét.
+ Yêu cầu: câu thứ 3.
- GV cần nắm được số nhóm lựa chọn đúng và sai.
- GV nêu câu hỏi khái quát: sinh vật cùng loài có những quan hệ nào?
- Mối quan hệ đó có ý nghĩa như thế nào?
+ HS phải nêu được 2 mối quan hệ: hổ trợ và cạnh tranh.
+ Từ đó rút ra kết luận.
- GV mở rộng:
- Sinh vật cùng loài có huynh hướng tụ bên nhau có lợi như:
+ Ở thực vật còn chống được sự mất nước.
+ Ở động vật: chịu được nồng độ độc cao hơn sống lẻ, bảo vệ được những con non yếu.
* Liên hệ:
- Trong chăn nuôi người dân đã lợi dụng mối quan hệ hổ trợ để làm gì?
+ Nuôi vịt đàn, vịt đàn để tranh nhai ăn mau lớn.
II/ HOẠT ĐỘNG 2:
* Mục tiêu: HS nêu được những mối quan hệ giữa những sinh vật khác loài vcà chỉ rõ ý nghĩa của các mối quan hệ đó.
- GV cho HS quan sát tranh , ảnh: Hổ ăn thỏ, hải quỳ và tôm kí cư, địa y, cây nắp ấm đang bắt mồi.
- Yêu cầu:
- Phân tích và gọi tên các mối quan hệ của các sinh vật trong tranh.
+ HS quan sát tranh.
+ Huy động vốn kiến thức thực tế.
+ Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến nêu được:
+ Động vật ăn thịt, con mồi.
+ Hổ trợ nhau cùng sống.
+ Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung.
- GV đánh giá hoạt động của HS, giúp HS hoàn thiện kiến thức.
- GV hỏi thêm:
- Hãy tìm thêm ví dụ về mối quan hệ giữa sinh vật khác loài mà em biết?
+ HS có thể kể thêm: kí sinh giữa giun và người.
+ HS trả lời đặc điểm của từng mối quan hệ.
- GV yêu cầu HS nghcứu bảng 44 nội dung kiến thức SGK tr 132.
+ HS dựa vào kiến thức để lựa chọn HS khác nhận xét bổ sung.
* GV mở rộng:
- Một số sinh vật tiết ra một chất đặc biệt kìm hãm sự phát triển của sinh vật xung quanh gọi là mối quan hệ ức chế – cảm nhiễm.
- Mục sinh vật ăn sinh vật khác ( SGV tr. 152)
* Liên hệ:
- Trong nông nghiệp và lâm nghiệp con người đã lợi dụng mối quan hệ giữa các sinh vật khác loài để làm gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào?
- GV giảng giải: việc dùng sinh vật có ích tiêu diệt sinh vật có hại còn gọi là biện pháp sinh học và không gây ô nhiễm môi trường.
I/ QUAN HỆ CÙNG LOÀI:
- Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể.
- Trong một nhóm có những mối quan hệ:
+ Hổ trợ: Sinh vật được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiều thức ăn.
+ Cạnh tranh: Ngăn ngừa gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt nguồn thức ăn.
II/ QUAN HỆ KHÁC LOÀI:
- Nội dung bảng 44 SGK tr 132.
4. Câu hỏi, bài tập củng cố :
- Câu 1: GV có thể dùng sơ đồ SGV tr 153 để kiểm tra bằng cách các ô đều để trống và HS hoàn thành nội dung.
5. Hướng dẫn HS tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này: Học bài, trả lời câu hỏi SGK. Đọc mục: “ em có biết”
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị: Sưu tầm tranh ảnh về sinh vật sống ở các môi trường. Giấy kẻ li, bút chì. Tranh mẫu lá cây.
V. Rút kinh nghiệm:
	- Nội dung: 	
	- Phương pháp: 	
 - Sử dụng đồ dùng, thiết bị: 	
-------------›&š-------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 47.doc