Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Tuần 10 - Tiết 19 - Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng (tiếp)

Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Tuần 10 - Tiết 19 - Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng (tiếp)

. Kiến thức:

- HS hiểu được mối quan hệ giữa ARN và prôtêin thông qua việc trình bày sự hình thành chuỗi axit amin.

- Giải thích được mối quan hệ trong sơ đồ:

Gen (1 đoạn ADN) mARN prôtêin TT.

 

doc 8 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1081Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Tuần 10 - Tiết 19 - Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Tiết 19
Ngày soạn:..
Ngày dạy:
Bài 19. MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
-	HS hiểu được mối quan hệ giữa ARN và prôtêin thông qua việc trình bày sự hình thành chuỗi axit amin.
-	Giải thích được mối quan hệ trong sơ đồ:
Gen (1 đoạn ADN) ® mARN ® prôtêin ® TT.
2. Kỹ năng:
-	Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
-	Rèn tư duy phân tích, hệ thống hóa kiến thức.
II. Phương tiện:
- GV: Tranh phóng to H19.1,2,3 SGK.
	+ Mô hình động về sự hình thành chuỗi axit amin.
- HS:	 Xem trước nội dung trong SGK.
III. Thông tin bổ sung:
-	Quá trình hình thành chuỗi pôlipeptit (chuỗi axit amin) hay dịch mã là sự phối kết hợp của luồng T.tin và luồng nguyên liệu tại ribôzôm. Dịch mã là quá trình chuyển trình tự nuclêôtit trong mARN thành trình tự các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.
-	Dịch mã là quá trình phức tạp với sự tham gia của 3 loại ARN: mARN, tARN, rARN.
-	Quá trình dịch mã gồm 3 giai đoạn: Khởi động, kéo dài, kết thúc.
-	Sự kết hợp 3 quá trình tự sao, phiên mã, dịch mã là cơ chế của hiện tượng DT ở cấp phân tử, đảm bảo sự truyền đạt các TT từ thế hệ trước ® thế hệ sau.
IV. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định: (01 phút)
KTSS – ghi tên HS vắng.
2. Kiểm tra bài cũ: (04 phút)
-	Tính đa dạng và tính đặc thù của prôtêin do những yếu tố nào xác định ?
-	Vì sao nói prôtêin có vai trò quan trọng đối với TB và cơ thể.
3. Bài mới:
a/ Mở bài: (02 phút)
Gen (1 đoạn ADN) qui định trình tự các axit amin, cấu thành prôtêin và biểu hiện thành TT cơ thể Þ mối quan hệ giữa ARN và prôtêin, gen và TT ntn?
Tuần 10
Tiết 19
Ngày soạn:..
Ngày dạy:
Bài 19. MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG
I.Mục tiêu bài học:
 Học xong bài này học sinh có khả năng:
-	Hiểu và trình bày được mối quan hệ giữa ARN và prôtêin nhờ sựï hình thành chuỗi axit amin.
-	Giải thích được mối quan hệ trong sơ đồ:
Gen (1 đoạn ADN) ® mARN ® prôtêin ® TT.
-	Tiếp tục phát triển kĩ năng quan sát, phân tích và khái quát hóa kiến thức.
-	Rèn luyện kĩ năng làm việc với SGK.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
-	Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng, hợp tác trong hoạt động nhóm.
-	Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ và xử lí thông tin khi HS đọc SGK, quan sát tranh để tìm hiểu về mối quan hệ giữa ARN và protein, mối quan hệ giữa gen và tính trạng.
III. Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Động não
- Trực quan
- Vấn đáp – tìm tòi
- Dạy học nhóm
IV. Phương tiện dạy học:
- Tranh phóng to H19.1,2,3 SGK.
- Mô hình động về sự hình thành chuỗi axit amin.
- Phiếu học tập số 1( sử dụng cho HĐ 1 ), phiếu số 2 ( sử dụng cho HĐ 2 )
V. Tiến trình dạy học:
 * Ổn định: 
 * Kiểm tra bài cũ: 
 * Bài mới:
1/ Khám phá : 
Gv yêu cầu HS xác định vị trí của gen với vị trí tổng hợp protein trong tế bào. Từ câu trả lời của học sinh, GV dẫn dắt chuyển sang mục kết nối.
b/ Phát triển bài:
I – MỐI QUAN HỆ GIỮA ARN VÀ PRÔTÊIN: (20 phút)
Mục tiêu: - Xác định được vai trò của mARN.
	 - Trình bày được sự hình thành chuỗi axit amin.
Hoạt động của GV
- GV yêu cầu HS đọc đoạn T.tin thứ I trong SGK. Nêu câu hỏi:
 + Hãy cho biết giữa gen và prôtêin có quan hệ với nhau qua dạng trung gian nào?
 + Vai trò của dạng trung gian đó ntn ?
- GV chốt lại kiến thức.
- GV yêu cầu HS quan sát H19.1 SGK, chia nhóm, thảo luận (3’) trả lời câu hỏi:
 + Các loại nuclêôtit nào ở mARN và tARN liên kết với nhau ?
 + Tương quan về số lượng giữa axit amin và nuclêôtit của mARN khi ở trong ribôzôm ?
- GV hoàn thiện kiến thức. Nêu câu hỏi:
 + Từ H19.1, trình bày quá trình hình thành chuỗi axit amin.
- GV nhận xét, hoàn chỉnh kiến thức.
- GV phân tích: số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các axit amin tạo nên tính đặc trưng cho mỗi loại prôtêin. Sự tạo thành chuỗi axit amin dựa trên khuôn mẫu ARN Þ Biết trình tự nuclêôtit trên mARN ® biết trình tự axit amin của prôtêin.
Hoạt động của HS
- HS đọc T.tin, tự thu nhận và xử lí T.tin.
 + Dạng trung gian: mARN
 + Vai trò: Mang T.tin tổng hợp prôtêin.
- HS khác bổ sung.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
 + Các loại nuclêôtit liên kết theo nguyên tắc bổ sung: A – U; G – X.
 + Tương quan: 3 nuclêôtit ® 1 axit amin.
- Đại diện nhóm phát biểu, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 1 HS lên trình bày trên sơ đồ:
 + Sự hình thành chuỗi axit amin:
 * mARN rời nhân đến ribôzôm để tổng hợp prôtêin.
 * tARN mang axit amin vào ribôzôm khớp với mARN theo nguyên tắc bổ sung ® đặt axit amin vào đúng vị trí.
 * Khi ribôzôm dịch 1 nấc trên mARN ® 1 axit amin được nối tiếp.
 * Khi ribôzôm dịch chuyển hết chiều dài của mARN ® chuỗi axit amin được tổng hợp xong.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS ghi nhớ kiến thức: Khi biết trình tự nuclêôtit trên mARN ® biết trình tự axit amin của prôtêin.
2/ Kết nối:
HĐ 1 – MỐI QUAN HỆ GIỮA ARN VÀ PRÔTÊIN: 
Hoạt động của GV
- GV yêu cầu HS đọc đoạn T.tin thứ I trong SGK. Nêu câu hỏi:
 + Hãy cho biết giữa gen và prôtêin có quan hệ với nhau qua dạng trung gian nào?
 + Vai trò của dạng trung gian đó ntn ?
- GV chốt lại kiến thức.
- GV yêu cầu HS quan sát H19.1 SGK, chia nhóm, thảo luận (3’) trả lời câu hỏi:
 + Các loại nuclêôtit nào ở mARN và tARN liên kết với nhau ?
 + Tương quan về số lượng giữa axit amin và nuclêôtit của mARN khi ở trong ribôzôm ?
- GV hoàn thiện kiến thức. Nêu câu hỏi:
 + Từ H19.1, trình bày quá trình hình thành chuỗi axit amin.
- GV nhận xét, hoàn chỉnh kiến thức.
- GV phân tích: số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các axit amin tạo nên tính đặc trưng cho mỗi loại prôtêin. Sự tạo thành chuỗi axit amin dựa trên khuôn mẫu ARN Þ Biết trình tự nuclêôtit trên mARN ® biết trình tự axit amin của prôtêin.
Hoạt động của HS
- HS đọc T.tin, tự thu nhận và xử lí T.tin.
 + Dạng trung gian: mARN
 + Vai trò: Mang T.tin tổng hợp prôtêin.
- HS khác bổ sung.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
 + Các loại nuclêôtit liên kết theo nguyên tắc bổ sung: A – U; G – X.
 + Tương quan: 3 nuclêôtit ® 1 axit amin.
- Đại diện nhóm phát biểu, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 1 HS lên trình bày trên sơ đồ:
 + Sự hình thành chuỗi axit amin:
 * mARN rời nhân đến ribôzôm để tổng hợp prôtêin.
 * tARN mang axit amin vào ribôzôm khớp với mARN theo nguyên tắc bổ sung ® đặt axit amin vào đúng vị trí.
 * Khi ribôzôm dịch 1 nấc trên mARN ® 1 axit amin được nối tiếp.
 * Khi ribôzôm dịch chuyển hết chiều dài của mARN ® chuỗi axit amin được tổng hợp xong.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS ghi nhớ kiến thức: Khi biết trình tự nuclêôtit trên mARN ® biết trình tự axit amin của prôtêin.
Tiểu kết: 
- mARN là dạng trung gian có vai trò truyền đạt T.tin về cấu trúc của prôtêin sắp được tổng hợp từ nhân ra chất TB.
- Sự hình thành chuỗi axit amin được thực hiện dựa trên khuôn mẫu mARN theo nguyên tắc bổ sung (A – U, G – X).
II – MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG: (13 phút)
Mục tiêu: - Hiểu được sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa gen và TT.
 - Bản chất của mối liên hệ giữa gen và TT.
Hoạt động của GV
- GV yêu cầu HS đọc, nghiên cứu T.tin SGK.
- GV giải thích lệnh SGK theo H19.2.
 Mối liên hệ giữa các thành phần trong sơ đồ theo trật tự 1, 2, 3.
 + ADN là khuôn mẫu tổng hợp mARN.
 + mARN là khuôn mẫu tổng hợp chuỗi axit amin (Cấu trúc bậc 1 của prôtêin).
 + Prôtêin tham gia cấu trúc và hoạt động sinh lí của TB ® biểu hiện thành TT.
 + Bản chất của mối liên hệ trong sơ đồ ?
- GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi này theo nội dung T.tin SGK.
- GV nhận xét, hoàn chỉnh kiến thức, dẫn dắt HS ghi tiểu kết.
Hoạt động của HS
- HS tự nghiên cứu, xử lí T.tin trong SGK, ghi nhớ kiến thức.
 - 1 HS đọc phần lệnh SGK, quan sát H19.2 “Sơ đồ mối quan hệ ADN (gen) ® mARN ® prôtêin”. Theo dõi sơ đồ trong T.tin + giải thích của GV, ghi nhớ kiến thức.
- HS dựa vào nội dung T.tin SGK, trả lời câu hỏi:
 + Bản chất: trình tự các nuclêôtit trong ADN qui định trình tự các nuclêôtit trong ARN ® qui định trình tự các axit amin của prôtêin. Prôtêin tham gia vào các hoạt động của TB ® biểu hiện thành TT.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
Tiểu kết: 
Mối liên hệ giữa các gen và TT được thể hiện trong sơ đồ: Gen ( 1 đoạn ADN) ® mARN ® prôtêin ® TT. Trong đó, trình tự các nuclêôtit trên ADN qui định trình tự các nuclêôtit trong ARN. Từ đó qui định trình tự các axit amin trong chuỗi axit amin cấu thành prôtêin và biểu hiện thành TT.
Tiểu kết: 
- mARN là dạng trung gian có vai trò truyền đạt T.tin về cấu trúc của prôtêin sắp được tổng hợp từ nhân ra chất TB.
- Sự hình thành chuỗi axit amin được thực hiện dựa trên khuôn mẫu mARN theo nguyên tắc bổ sung (A – U, G – X).
HĐ 2 – MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG: 
Hoạt động của GV
- GV yêu cầu HS đọc, nghiên cứu T.tin SGK.
- GV giải thích lệnh SGK theo H19.2.
 Mối liên hệ giữa các thành phần trong sơ đồ theo trật tự 1, 2, 3.
 + ADN là khuôn mẫu tổng hợp mARN.
 + mARN là khuôn mẫu tổng hợp chuỗi axit amin (Cấu trúc bậc 1 của prôtêin).
 + Prôtêin tham gia cấu trúc và hoạt động sinh lí của TB ® biểu hiện thành TT.
 + Bản chất của mối liên hệ trong sơ đồ ?
- GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi này theo nội dung T.tin SGK.
- GV nhận xét, hoàn chỉnh kiến thức, dẫn dắt HS ghi tiểu kết.
Hoạt động của HS
- HS tự nghiên cứu, xử lí T.tin trong SGK, ghi nhớ kiến thức.
 - 1 HS đọc phần lệnh SGK, quan sát H19.2 “Sơ đồ mối quan hệ ADN (gen) ® mARN ® prôtêin”. Theo dõi sơ đồ trong T.tin + giải thích của GV, ghi nhớ kiến thức.
- HS dựa vào nội dung T.tin SGK, trả lời câu hỏi:
 + Bản chất: trình tự các nuclêôtit trong ADN qui định trình tự các nuclêôtit trong ARN ® qui định trình tự các axit amin của prôtêin. Prôtêin tham gia vào các hoạt động của TB ® biểu hiện thành TT.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
Tiểu kết: 
Mối liên hệ giữa các gen và TT được thể hiện trong sơ đồ: Gen ( 1 đoạn ADN) ® mARN ® prôtêin ® TT. Trong đó, trình tự các nuclêôtit trên ADN qui định trình tự các nuclêôtit trong ARN. Từ đó qui định trình tự các axit amin trong chuỗi axit amin cấu thành prôtêin và biểu hiện thành TT.
4. Củng cố – đánh giá: (03 phút)
-	Nêu mối quan hệ giữa gen và ARN, giữa ARN và prôtêin.
-	Bản chất của mối q.hệ giữa gen, TT qua sơ đồ Gen ® mARN ® prôtêin ® TT ?
5. Dặn dò – hướng dẫn về nhà: (02 phút)
-	Học bài, trả lời câu hỏi 2 tr.59 SGK.
-	Đọc trước bài thực hành.
* Rút kinh nghiệm:	
3. Thực hành / luyện tập: 
-	GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi SGK và hướng tới ghi nhớ.
-	Hướng dẫn về nhà : Học bài trả lời câu hỏi SGK
4. Vận Dụng: 
 Cho 1 HS giải thích về mối quan hệ giữa gen và tính trạng. Các em khác bổ sung
* Một số lưu ý:	
VI. Tư liệu dạy học:

Tài liệu đính kèm:

  • docBoi duong CM Sinh So sanh giao an.doc