Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 10 - Tiết 19 - Mối quan hệ giữa gen và tính trạng - Lý Quốc Tuấn

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 10 - Tiết 19 - Mối quan hệ giữa gen và tính trạng - Lý Quốc Tuấn

. MỤC TIÊU : Học xong bài này : HS phải :

- Hiểu mối quan hệ giữa ARN và protein thông qua việc trình bày được sự hình thành chuỗi axit amin.

- Giải thích được mối quan hệ trong sơ đồ : gen (một đoạn AND) → ARNm → protein → tính trạng.

- Tiếp tục phát triển kĩ năng quan sát và phân tích.

II. CHUẨN BỊ

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1472Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 10 - Tiết 19 - Mối quan hệ giữa gen và tính trạng - Lý Quốc Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 10
Tiết : 19
Ngày soạn : 
MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG
I. MỤC TIÊU : Học xong bài này : HS phải :
- Hiểu mối quan hệ giữa ARN và protein thông qua việc trình bày được sự hình thành chuỗi axit amin.
- Giải thích được mối quan hệ trong sơ đồ : gen (một đoạn AND) → ARNm → protein → tính trạng.
- Tiếp tục phát triển kĩ năng quan sát và phân tích.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh phóng to H19.1, H 19.2 SGK.
- Bảng phụ.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra
1. Tính đa dạng và đặc thù của protein do những yếu tố nào xác định?
2. Vì sao nói protein có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể.
3. Tiến trình bài giảng
Vào bài : Trong tế bào luôn có hai quá trình phân giải protein cũ và tổng hợp protein mới, vậy mà protein vẫn giữ vững được cấu trúc đặc thù của nó. Do đâu có hiện tượng này? Đó là do protein được tổng hợp theo khuôn mẫu của AND qua một khâu trung gian là ARNm.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
I. Mối quan hệ giữa ARN và protein
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK → Hãy cho biết cấu trúc trung gian và vai trò của nó trong mối quan hệ giữa gen và protein.
- GV chốt lại kiến thức.
ARNm là dạng trung gian có vai trò truyền đạt thông tin về cấu trúc của protein, sắp được tổng hợp từ nhân ra chất tế bào.
- GV yêu cầu HS quan sát H19.1 → Thảo luận 
+ Nêu các thành phần tham gia tổng hợp chuỗi axit amin?
+ Các loại nucleotit nào ở ARNm và ARNt liên kết với nhau?
+ Tương quan về số lựơng giữa axit amin và nucleotit của ARNm khi ở trong ribôxôm.
- GV hoàn thiện kiến thức → Trình bày quá trình hình thành chuỗi axit amin? 
Sự hình thành chuỗi axit amin :
- ARNm rời khỏi nhân đến ribôxôm để tổng hợp protein.
- Các ARNt mang axit amin và ribôxôm khớp với ARNm theo NTBS → đặt axit amin vào đúng vị trí.
- Kho ribôxôm dịch một nấc trên ARNm → 1 axit amin được nối tiếp.
- Khi ribôxôm dịch chuyển hết chiều dài của ARNm → chuỗi axit amin được tổng hợp xong.
Nguyên tắc tổng hợp :
- Khuôn mẫu : (ARNm).
- Bổ sung : A – U, G – X. 
II. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng
- GV yêu cầu HS quan sát H19.2, 19.3 →
giải thích :
+ Mối liên hệ giữa các thành phần trong sơ đồ theo trật tự 1, 2, 3?
* Mối liên hệ :
- AND là khuôn mẫu để tổng hợp ARNm.
- ARNm là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi axit amin (cấu trúc bậc 1 của protein).
- Protein tham gia cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào → biểu hiện thành tính trạng.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK (trang 58).
-Nêu bản chất mối liên hệ trong sơ đồ?
* Bản chất mối quan hệ gen, tính trạng:
Trình tự các nucleotit trong AND quy định trình tự các nucleotit trong ARNm qua đó quy định trình tự các axit min của phân tử protein. Protein tham gia vào các hoạt động của tế bào → biểu hiện thành tính trạng. 
- HS tự thu nhận và xử lí thông tin.
- Thảo luận nhóm, thống nhất câu trả lời.
+ Dạng TG : ARNm.
+ Vai trò : Mang thông tin tổng hợp protein.
- HS quan sát hình, đọc kĩ chú thích, thảo luận nhóm → nêu được.
+ Thành phần tham gia : ARN, ARNt, ARNr.
+ Các loại nucleotit liên kết theo NTBS : 
A – U, G – X.
+ Tương quan : 
3 nucleotit → 1 axit amin.
- Đại diện nhóm phát biểu lớp nhận xét bổ sung.
- HS theo dõi → hoàn thiện kiến thức vào vở ghi.
→ HS ghi nhớ : Khi biết trình tự các nucleotit trên ARNm.
→ biết trình tự các axit amin của protein.
- HS quan sát hình, vận dụng kiến thức đã học ở chương III để trả lời.
- Một vài HS phát biểu, lớp bổ sung hoàn thiện kiến thức.
- Ghi nội dung vào vở.
- HS tự thu nhận thông tin, ghi nhớ kiến thức.
- Một HS lên trình bày bản chất mối liên hệ gen → tính trạng.
- Các HS khác theo dõi nhận xét bổ sung.
- Hoàn chỉnh nội dung.
4. Củng cố :
Trình bày sự hình thành chuỗi axit amin trên sơ đồ.
5. Dặn dò 
- Học bài và làm bài tập 1, 2, 3 SGK trang 59.
- Vẽ H19.1, 19.2.
- Xem bài thực hành.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần : 10
Tiết : 20
Ngày soạn : .
THỰC HÀNH : QUAN SÁT VÀ LẮP MÔ HÌNH ADN
I. MỤC TIÊU : 
- Củng cố kiến thức về cấu trúc phân tử AND.
- Rèn kĩ năng quan sát và phân tích mô hình AND.
- Rèn được thao tác lắp ráp mô hình AND.
II. CHUẨN BỊ
- Mô hình phân tử AND.
- Mô hình AND dạng lắp ráp (dạng rời).
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra
Mô tả cấu trúc không gian cảu ADN.
3. Tiến trình bài giảng
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
I. Quan sát mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN
- GV hướng dẫn HS quan sát mô hình phân tử AND → Thảo luận.
+ Vị trí tương đối của 2 mạch nucleotit?
+ Chiều xoắn của hai mạch.
+ Đường kính vòng xoắn? Chiều cao vòng xoắn?
+ Số cặp nucleotit trong 1 chu kì xoắn.
+ Các loại nucleotit nào liên kết với nhau thành cặp?
- GV gọi HS lên trình bày trên mô hình.
II. Lắp ráp mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN
- GV hướng dẫn HS lắp ráp mô hình.
+ Lắp mạch 1: Theo chiều từ chân đế lên hoặc từ đỉnh trục xuống.
Chú ý : Lựa chọn chiều cong của đoạn cho hợp lí : Đảm bảo khoảng cách với trục giữa. 
+ Lắp mạch 2: Tìm và lắp các đoạn có chiều cong song song mang nucleotit theo NTBS với đoạn 1.
+ Kiểm tra tổng thể 2 mạch: 
- GV yêu cầu các nhóm cử đại diện đánh giá chéo kết quả lắp mô hình.
- HS quan sát kĩ mô hình, vận dụng kiến thức đã học → nêu được:
+ AND gồm 2 mạch song song, xoắn phải.
+ Đường kính 20Ao chiều dài 34Ao gồm 10 cặp nucleotit/1chu kì xoắn.
+ Các nucleotit liên kết thành cặp theo NTBS: A-T, G-X.
- Đại diện các nhóm vừa trình bày, vừa chỉ trên mô hình.
+ Đếm số cặp.
+ Chỉ rõ loại nucleotit nào liên kết với nhau.
- Các HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- HS ghi nhớ cách tiến hành.
- Các nhóm lắp mô hình theo hướng dẫn. Sau khi lắp xong các nhóm kiểm tra tổng thể.
+ Chiều xoắn 2 mạch.
+ Số cặp của mỗi chu kì xoắn.
+ Sự kiên kết theo NTBS.
- Đại diện các nhóm nhận xét tổng thể đánh giá kết quả.
4. Củng cố :
GV nhận xét chung về tinh thần, kết quả giờ thực hành. GV căn cứ vào phần trình bày của HS và kết quả lắp ráp mô hình AND để cho điểm.
5. Dặn dò 
- Xem bài, ôn tập tiết sau kiểm tra 1 tiết.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Duyệt tuần 10
.../../2008

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh9-Tuan10-TTuan.doc