Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 12 - Tiết 23 - Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (tiếp)

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 12 - Tiết 23 - Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (tiếp)

*Kiến thức: Học xong bài này học sinh có khả năng

Trình bày được khái niệm và các dạng đột biến cấu trúc NST. Xác định được nguyên nhân phát sinh và vai trò của đột biến cấu trúc NST

*Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, hợp tác nhóm, tự nghiên cứu SGK

*Thái độ: Biết được tính chất lợi hại của đột biến cấu trúc NST

II.Phương pháp: Trực quan, đàm thoại,vấn đáp.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1284Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 12 - Tiết 23 - Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 12 Ngày soạn: 31/10 /2010
 Tiết 23 Ngày dạy: 1/11/ 2010
Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
I. Mục tiêu:
*Kiến thức: Học xong bài này học sinh có khả năng 
Trình bày được khái niệm và các dạng đột biến cấu trúc NST. Xác định được nguyên nhân phát sinh và vai trò của đột biến cấu trúc NST
*Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, hợp tác nhóm, tự nghiên cứu SGK
*Thái độ: Biết được tính chất lợi hại của đột biến cấu trúc NST
II.Phương pháp: Trực quan, đàm thoại,vấn đáp.
III.Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Tranh phóng to H.22SGK, bảng phụ
 - Học sinh: Xem trước bài ở nhà
IV. Tiến trình lên lớp
1.ổn định: Kiểm tra sĩ số học sinh
2.Kiểm tra bài cũ:
? Đột biến gen là gì ? cho ví dụ
? Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật ? Nêu vai trò và ý nghĩa của đột biến gen trong thực tiễn sản xuất
3.Bài mới: 
a. Mở bài: Thế nào là đột biến cấu trúc NST. Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến
b.Phát triển bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Hoạt động 1: Tìm hiểu đột biến cấu trúc NST
GV :Hướng dẫn học sinh nghiên cứu SGK
? Đột biến cấu trúc NST thường có các dạng nào ?
 (Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn)
GV :Treo tranh phóng to H 22
HS : quan sát tranh
HS : Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi phần 1 trang 65
- Đại diện nhóm trình bầy kêt quả 
- Nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung
 ? Các NST sau khi bị biến đổi khác với NST ban đầu như thế nào ?
 ( NST ở hình 22a bị mất đoạn H
 NST ở hình 22b bị lặp đoạn Bvà C
 NST ở hình 22c bị đảo đoạn BCD thành DCB )
 ? Các hình 22a, b, c minh hoạ những dạng nào của đột biến cấu trúc NST ?
 (Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn)
 ? Đột biến cấu trúc NST là gì ?-
 ( Là những biến đổi trong cấu trúc NST)
*Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST
GV :Thông báo nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc NST
 ? Đột biến cấu trúc NST do nguyên nhân nào?
 ( Do các tác nhân vật lý, hoá học (từ ngoại cảnh) làm phá vở cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng )
? Hãy cho biết tính chất (lợi, hại) của đột biến cấu trúc NST ?
 (Trải qua quá trình tiến hoá lâu dài, các gen đã được sắp xếp hài hoà trên NST. Nên những biến đổi về cấu trúc, số lượng và trình tự sắp xếp trên gen đó thường gây hại cho sinh vật .Tuy nhiên trong thực tế cũng có các dạng đột biến cấu trúc NST có lợi )
I.Đột biến cấu trúc NST là gì ?
Là những biến đổi trong cấu trúc NST gồm các dạng :mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn,chuyển đoạn
II. Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST:
 - Tác nhân vật lý và hoá học của ngoại cảnh là nguyên nhân chủ yếu gây đột biến cấu trúc NST
- Đột biến cấu trúc NST thường có hại , nhưng có trường hợp là có lợi
c. Tổng kết : Học sinh đọc ghi nhớ sgk 
4. Kiểm tra đánh giá :
? Đột biến cấu trúc NST là gì ? Nêu một số dạng đột biến và mô tả từng dạng đột biến đó
? Nguyên nhân nào gây ra biến đổi cấu trúc NST ?
? Chọn câu trả lời đúng: Các dạng đột biến cấu trúc NST gồm 
a) Lặp đoạn
b) Đảo đoạn
c) Chuyển đoạn
d) Mất đoạn
e) Cả a ,b,c,d
5. Dặn dò : - Học bài + Xem trước bài “Đột biến số lượng NST”
 V. Rút kinh nghiệm : 

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 9 t23.doc