1.Kiến thức :
-HS nắm được thể đa bội là gì ? Trình bày được sự hình thành thể đa bội do nguyên phân , giảm phân và phân biệt sự khác nhau giữa hai trường hợp trên .
-Nhận biết được một số thể da bội bằng mắt thường qua tranh ảnh và cách sử dụng các đặc điểm của htể đa bội trong chọn giống .
2. Kỹ năng : - Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình .
3.Thái dộ:
Tuần : 15 Tiết : 25 ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ(tt) NS : 22/11/09 NG: 25/11/09 I. Mục tiêu : 1.Kiến thức : -HS nắm được thể đa bội là gì ? Trình bày được sự hình thành thể đa bội do nguyên phân , giảm phân và phân biệt sự khác nhau giữa hai trường hợp trên . -Nhận biết được một số thể da bội bằng mắt thường qua tranh ảnh và cách sử dụng các đặc điểm của htể đa bội trong chọn giống . 2. Kỹ năng : - Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình . 3.Thái dộ: II. Đồ dùng dạy học :-Tranh vẽ hình 24.1->4 SGk - hình 24.5 III. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ:; Sự biến đổi số lượng ở một cặp NST thường thấy ở những dạng nào? Cơ chế hình thành thể dị bội 2n+1 và 2n-1. 3. Bài mới. Giới thiệu bài: Hoạt Động của GV và HS Nội Dung *Hoạt động1: Hiện tượng đa bội thể . Mục tiêu : Hình thành khái niệmthể đa bội .nêu được đặc điểm của thể đa bội . GV :- Nhắc lại kiến thức thể lưỡng bội 2n ? . GV :- Các cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có bộ NST 3n ,4n, 6n, 9n. có hệ số của n khác thể lưỡng bội như thế nào ? Có phải là bội của n không ? HS :- So sánh và trả lời . GV :- Các cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có bộ NST là 3n,4n,6n,9n. là các thể đa bội ,. GV :- Vậy thể đa bội là gì ? GV :- Giải thích thêm : Thể đa bội là sự biến đổi số lượng ở toàn bộ các cặp NST . GV:-Quan sát hình tế bào cây Rêu: +Nhận xét gì về kích thước tế bào Rêu khi mang các bộ NST khác nhau n, 2n, 3n ? HS:- Kích thước tế bào lơn hơn. GV:-Nhận xét kích thước các cây cà dược( chiều cao thân, kích thước phiến lá) của các cây 3n,6n,9n,12n? GV:-Tương tự ở củ cải và quả táo. GV:-Vậy tương quan giữa mức bội thể(số n) và kích thước cơ quan? GV:-Có thể nhận biết cây đa bội bằng mắt thường qua những dấu hiệu nào?( Tăng kích thước cơ quan). GV:-Thể đa bội có nhiều ưu điểm : tăng kích thước tế bào, cơ quan, tăng sức chống chịu vì số lượng NST tăng, lượng AND cũng tăng gấp bội à quá trình tổng hợp chất hữu cơ diễn ra mạnh -> Cơ quan sinh dưỡng to, tăng sức chống GV:- Có thể khai thác đặc điểm nào của cây đa bội? HS;- Có thể khai thác đặc điểm tăng kích thước thân lá, củ , quả để tăng năng suất. GV:- Đột biến đa bội ở thực vật là nguồn nguyên liệu quan trọng trong chọn giống và tiến hóa. GV :- Tiểu kết đặc điểm của thể đa bội.. Chú ý: Hiện tượng đa bội thể phổ biến ở thực vật ở thực vật rất ít gặp ở động vật giao phối vì: sự đa bội hóa làm cho cặp NST giới tính thay đổi: XXà XXXX, XYà XXYY=> Cơ chế xác định gioái tính bị rối loạn-> ảnh hưởng đến quá trinh sinh sản. *Hoạt động2 Sự hình thành thể đa bội GV:- Giới thiệu nguyên nhân . HS:- Quan sát hình GV:- Vậy trong hai trường hợp hình thành thể tứ bội (4n) ở hình 24.5 a và b trường hợp nào là rối loạn do nguyên phân , trường hợp nào là rối loạn do giảm phân? GV :-Nhắc lại kết quả của quá trình nguyên phân và giảm phân( 2n=6) HS:- Quan sát sơ đồ a:sự hình thành thể tứ bội(tập hợp nhiều tế bào 4n) GV:- Ở hình 24.5a do đâu hợp tử 2n =6à thể tứ bội (4n=12) ? Gợi ý::- Trong nguyên phân trường hợp NST tự nhân đôi mà tế bào không phân chia thì dẫn đến hiện tượng gì ? HS:- Số lượng NST trong tế bào tăng lên.2n->4n.. Vậy : Ở sơ đồ a là rối loạn do đâu?( nguyên phân: NST nhân đôi nhưng tế bào không phân chia à tế bào 4n) HS:- Quan sát hình b GV:- Do đâu hình thành thể tứ bội (4n)? Gợi ý: -Sự hình thành giao tử trong hình b có gì không bình thường? HS:- Trong giao tử nhưng vẫn mang 2n NST( giao tử không qua giảm nhiễm) GV:- Giao tử không qua giảm nhiễm do sự không phân li của các NST. GV:- Khi các giao tử 2n kết hợp với nhau sẽ tạo thành hợp tử 4n.=12.--> thể tứ bội. HS :- Không qua giảm nhiễm à hình thành giao tử có 2n NST àthể tứ bội 4n GV : Giới thiệu - Đối với hoá chất Cônsixin làm kiềm hãm sự hình thành thoi vô sắc à Cả bộ NST nhân đôi nhưng không phân li à thể đa bội. GV :- Đột biến đa bội ở thực vật được xem là nguồn nguyên liệu quan trong trong chọn giống và tiến hoá ? HS :- Vì thực vật đa bội có kích thước lớn , phát triển khoẻ , chống chiu tốt . GV :- Kết luận . III/Thể đa bội. 1./ Thể đa bội là gì ? Là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều hơn 2n) . 2/ Đặc điểm của thể đa bội . -Tăng kích thước tế bào. -Tăng kích thước các cơ quan. -Tăng khả năng sinh trưởng và sức chống chịu. => Ứng dụng vào sản xuất và chọn giống. II/ Sự hình thành thể đa bội . 1/ Nguyên nhân : -Do các tác nhân vật lí , hoá học của ngoại cảnh hoặc ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong cơ thể à quá trình phân bào bị rối loạn 2/ Cơ chế hình thànhthể đa bội(thể tứ bội) . * Sơ đồ a do rối loạn trong nguyên phân . - -Nhiễm săc thể nhân đôi bình thường nhưng tế bào không phân chia -> tạo ra tế bào 4n = 12. - Tế bào này tiệp tục nguyên phân à thể tứ bội 4n . b/ Cơ chế hình thành do rối lộan trong giảm phân . - Khi hình thành giao tử các giao tử không qua giảm nhiễm à> tạo ra giao tử 2n NST -Các giao tử này kết hợp qua thụ tinh à hợp tử 4n NST à phát triển thành thể tứ bội . 4. Kiểm tra đánh giá : Hãy chọn câu trả lời đúng : Câu1: Đột biến đa bội là dạng đột biến nào ? a/ NST bị thay đổi về cấu trúc . b/ NST bị thừa hoặc thiếu vài NST . c/ Bộ NST tăng theo bội số của n và lớn hơn 2n d/ Bộ NSt tăng giảm theo bội số của n . Câu2 : Trình bày cơ chế hình thành thể đa bội do rối loạn trong nguyên phân và giảm phân . 5. Dặn dò: a/ Bài cũ : Học bài theo câu hỏi SGk . b/ Bài mới : Thường biến : Tìm hiểu sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường -Mối quan hệ giữa kiểu gen , kiểu hình và môi trường . 6. Rút kinh nghiệm :
Tài liệu đính kèm: