Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 17 - Tiết 34 - Ôn tập học kì I

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 17 - Tiết 34 - Ôn tập học kì I

- Củng cố kiến thức về di truyền và biến dị. Thấy được tầm quan trọng và vai trò của ngành di truyền học và biến dị vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.

- Rèn kĩ năng giải bài tập di truyền lai một cặp tính trạng và lai hai cặp tính trạng của Menđen.

II. CHUẨN BỊ

- Câu hỏi và bài tập ôn tập.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1129Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 17 - Tiết 34 - Ôn tập học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : ..	 Tuần : 17
Ngày dạy : .	 Tiết : 34
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU : 
- Củng cố kiến thức về di truyền và biến dị. Thấy được tầm quan trọng và vai trò của ngành di truyền học và biến dị vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.
- Rèn kĩ năng giải bài tập di truyền lai một cặp tính trạng và lai hai cặp tính trạng của Menđen.
II. CHUẨN BỊ
- Câu hỏi và bài tập ôn tập.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra
1. Công nghệ tế bào là gì?
2. Ứng dụng của công nghệ tế bào?
3. Tiến trình bài giảng
Vào bài : Nhiệm vụ của ngành chọn giống: Cải tiến các giống hiện có, tạo ra những giống mới nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống → chủ động tạo ra nguồn biến dị cho chọn giống.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
I. Lý thuyết
- GV gọi lần lượt HS trả lời câu hỏi . Các HS khác nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh nội dung các câu hỏi :
1. So sánh điểm giống và khác nhau giữa quá trình nguyên phân và giảm phân.
2. Trình bày quá trình phát sinh giao tử ở động vật. Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể.
3. Nêu những điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường. Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Tại sao trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1?
4. Sự khác nhau về cấu trúc và chức năng của AND, ARN và protein. Vì sao AND rất đa dạng nhưng cũng rất đặc thù? Giải thích sơ đồ : Gen (một đoạn AND)→ ARNm → protein → tính trạng.
5. Vì sao, sau khi tự nhân đôi 2 AND con lại giống hệt mẹ? Nêu bản chất hóa học và chức năng của gen?
6. Thường biến là gì? Cho ví dụ. Phân biệt thường biến với đột biến.
7. Phân biệt trẻ đồng sinh cùng trứng và trẻ đồng sinh khác trứng.
8. Nêu các nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người và một số biện pháp. 
- HS trao đổi, thảo luận → thống nhất.
1. 
* Giống nhau : 
- Đều là quá trình phần bào.
- Đều có sự nhân đôi của NST, tập trung của NST ở mặt phẳng xích đạo và phân li về 2 cực.
- Đều có sự biến đổi hình thái của NST.
* Khác nhau :
Nguyên phân
Giảm phân
2. 
* So sánh điểm giống và khác nhau giữa phát sinh giao tử đực và cái.
* Giải thích : 2 ý.
- Do giảm phân → giao tử (n).
- Thụ tinh → hợp tử (2n).
→ Kết luận : Nhờ quá trình giảm phân và thụ tinh bộ NST của loài sinh sản hữu tính duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể.
3. 
* So sánh : 
NST giới tính
NST thường
* Cơ chế :
P : ♂ (XY) x ♀ (XX)
GP : X, Y X
F1 : XX : XY (1 gái : 1 trai)
* Giải thích : Tỉ lệ tinh trùng X : Y → hợp tử XX : XY nên cấu trúc dân số nam : nữ xấp xỉ 1 : 1
4. 
* So sánh :
Cấu trúc
Chức năng
AND
ARN
protein
* Thành phần số lượng và trình tự sắp xếp của các nucleotit.
* Giải thích sơ đồ :
- Mối liên hệ.
- Bản chất mối liên hệ.
5. 2 AND giống nhau và giống nhau AND mẹ vì : Khi tự nhân đôi dựa trên 2 NST : NTBS và NT giữ lại 1 nữa.
Bản chất hóa học của gen là AND.
Chức năng của gen : mang thông tin quy định cấu trúc của 1 loại protein.
6. Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới dạng ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. Cho VD.
Thường biến
Đột biến
7. Đồng sinh cùng trứng có cùng kiểu gen → cùng giới.
- Đồng sinh khác trứng khác nhau kiểu gen → cùng giới hoặc khác giới.
8. Nguyên nhân :
Do tác các nhân vật lí, hóa học trong tự nhiên.
4. Củng cố :
5. Dặn dò 
- Học bài kiểm tra HKI
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Duyệt tuần 17
13/12/2008

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh9-Tiet 34-89-TTuan.doc