*Kiến thức: Học xong bài này học sinh có khả năng trình bày được các phương pháp thường sử dụng trong chọn giống vật nuôi và cây trồng. Xác định được phương pháp cơ bản trong chọn giống cây trồng.
Trình bày được phương pháp chủ yếu dùng trong chọn giống vật nuôi. Và thành tựu nổi bật trong chọn giống cây trồng và vật nuôi
*Kĩ năng: Nghiên cứu SGK, trao đổi nhóm
*Thái độ: Có ý thức trong việc bảo vệ động vật và thực vật
Tuần 21 Ngày soạn: 9/1/ 2010 Tiết 42: Ngày dạy: 14/1/2010 Bài 37 : thành tựu chọn giống ở việt nam I. Mục tiêu: *Kiến thức: Học xong bài này học sinh có khả năng trình bày được các phương pháp thường sử dụng trong chọn giống vật nuôi và cây trồng. Xác định được phương pháp cơ bản trong chọn giống cây trồng. Trình bày được phương pháp chủ yếu dùng trong chọn giống vật nuôi. Và thành tựu nổi bật trong chọn giống cây trồng và vật nuôi *Kĩ năng: Nghiên cứu SGK, trao đổi nhóm *Thái độ: Có ý thức trong việc bảo vệ động vật và thực vật II.Phương pháp: Đàm thoại, tự nghiên cứu SGK, hợp tác nhóm III.Chuẩn bị: - Giáo viên: Các tài liệu về thành tựu chọn giống, bảng phụ ghi nội dung về các dạng gây đột bjến nhân tạo - Học sinh: Xem trước bài nhà IV. Tiến trình lên lớp 1. ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số học sinh 2. Kiểm tra bài cũ: ? Phương pháp chọn lọc hàng loạt một lần và hai lần được tiến hành như thế nào, có ưu và nhược điểm gì và thích hợp với loại đối tượng nào ? 3.Bài mới : a. Mở bài: Dựa vào quy luật di truyền và biến dị, kĩ thuật phân tử tế bào, ở VN đã tạo hàng trăm giống cây trồng mới b.Phát triển bài: Hoạt động của thầy và trò Nội dung *Hoạt động 1:Tìm hiểu thành tựu chọn giống cây trồng GV :Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK, độc lập suy nghĩ, trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi ? Thế nào là gây đột biến nhân tạo trong chọn giống cây trồng ? Những thành tựu thu được từ gây đột biến nhân tạo cây trồng ở Việt Nam là gì ? GV :Treo bảng phụ I ghi nội dung về các dạng gây đột biến nhân tạo (phần phụ lục) GV: Gọi đại diện nhóm để trả lời câu hỏi - Nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung GV : Nhận xét đưa ra đáp án đúng *Hoạt động II: Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi GV :Yêu cầu học sinh nghiên cứu mục II SGK HS : Nghiên cứu SGK, trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi ? Trong chọn giống vật nuôi, chủ yếu người ta dùng phương pháp nào ? Tại sao ? cho ví dụ ? - Đại diện nhóm trả lời - Em khác nhận xét bổ sung - Giáo viên nhận xét đưa ra đáp án đúng ( Lai giống là phương pháp chủ yếu để tạo nguồn biến dị cho chọn giống mới, cải tạo giống năng suất thấp và tạo ưu thế lai) (Thành tựu nổi bật trong chọn giống cây trồng là chọn giống lúa, ngô vật nuôi lợn, gà ) I. Thành tựu chọn giống cây trồng 1- Gây đột biến nhân tạo 2- Lai hữu tính để tạo biến dị 3- Tạo ưu thế lai ở F1 4- tạo giống đa bội thể II. Thành tựu chọn giống vật nuôi 1-Tạo giống mới Viện chăn nuôi Quốc gia đã tạo ra 2 giống lợn mới : Đại bạch ỉ – 81 và Bớc sai ỉ – 81 2- Cải tạo giống địa phương ( giống được tạo ra và nuôi lâu đời ở địa phương) - Cái địa phương x đực ngoại VD : ở lợn, bò 3- Tạo ưu thế lai F1 ở lợn, bò, dê, gà, vịt, cá 4- Nuôi thích nghi các giống nhập nội Vịt siêu thịt siêu trứng, gà tam hoàng,cá chim trắng 5- ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống - Công nghệ cấy chuyển phôi Công nghệ thụ tinh nhân tạo Dùng công nghệ gen c.Tổng kết : Học sinh đọc phần tóm tắt cuối bài 4.Kiểm tra đánh giá : ? Trong chọn giống vật nuôi, chủ yếu người ta dùng phương pháp nào ? Taị sao ? Cho ví dụ ? ? Thành tựu nổi bật nhất trong công tác chọn giống cây trồng, vật nuôi ở Việt Nam là ở lĩnh vực nào ? 5 .Hướng dẫn học ở nhà: Về học kỹ phần tóm tắt SGK, trả lời 3 câu hỏi trang 111 - Xem trước bài: 38 Thực hành tập dượt thao tác giao phấn Mỗi nhóm chuẩn bị 1 kéo, 1 kẹp, 1 bì ni lông, 1 cụm lúa *Phụ lục Các dạng gây đột biến nhân tạo Nội dung Gây đột biến nhân tạo rồi chọn cá thể để tạo giống mới Chọn lọc cá thể ưu tú trong các thể đột biến để tạo giống mới Phối hợp giữa lai hữu tính và sử lí đột biến Lai hữu tính rồi xử lí đột biến và chọn lọc cá thể ưu tú để tạo giống mới Chọn giống bằng chọn dòng tế bào xômma, có biến dị hoặc đột biến xôma Chọn giống bằng chọn dòng tế bào xômma, có biến dị hoặc đột biến xôma để tạo giống mới V.Rút kinh nghiệm :
Tài liệu đính kèm: