Nhận biết được các thành phần của một hệ sinh thái và một chuổi thức ăn.
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng thu thập, quan sát vật mẫu và vẽ hình.
3. Thái độ:
- Yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
Tuần 29 NS: 13.3.2012 Tiết :55 ND: Bài 51-52 : THỰC HÀNH: HỆ SINH THÁI (T2) I. MỤC TIÊU: - Nhận biết được các thành phần của một hệ sinh thái và một chuổi thức ăn. 2. Kỹ năng: - Phát triển kỹ năng thu thập, quan sát vật mẫu và vẽ hình. 3. Thái độ: - Yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường. II.Các kĩ năng cơ bản được giáo dục -Kĩ năng hợp tác trong nhóm và kĩ năng giao tiếp -Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin khi đọc SGK để tìm hiểu phương pháp thực hành , xây dựng mối quan hệ giữa sinh với sinh vật trong hệ sinh thái . -Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm được phân công . III.Các pp / kĩ thuật -Khảo sát thực địa -Hoàn tất một nhiệm vụ -Thí nghiệm thực hành -Trực quan -Trình bày 1 phút -Giải quyết vấn đề IV.CHUẨN BỊ: Gíao viên: Nội dung các bảng 51.1 - 4 (Ví dụ) Học sinh: Các nội dung đó quan sát được. V.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Nội dung bài mới: a/ Đặt vấn đề. Một hệ sinh thái có những thành phần nào? Chuổi thức ăn có những bậc dinh dưỡng nào? Hãy tổng kết những gì quan sát được trong buổi dã ngoại vừa qua? b/ Triển khai bài. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRề NỘI DUNG KIẾN THỨC GV tổ chức, hướng dẫn HS hoàn thành bài thu hoạch theo 2 nội dung. Hoạt động 1: GV hướng dẫn: Hoàn thành bảng 51.1 - 3 Hoạt động 2 Bước 1: Hoàn thành bảng 51.4 Bước 2: Thiết lập các chuổi thức ăn có thể có. Dùng "mũi tên" để thể hiện quan hệ giữa các mắt xích trong chuổi thức ăn. 3. Thu hoạch a. Hệ sinh thái GV có thể treo bảng ví dụ cho HS tham khảo. Hệ sinh thái rừng: - Thành phần vụ sinh - Thành phần hữu sinh: Thực vật, động vật, nấm, địa y, vi sinh vật. b. Chuổi thức ăn GV treo bảng ví dụ cho HS tham khảo. 4. Củng cố: 1. Nêu các sinh vật chủ yếu có trong hệ sinh thái đó quan sát và môi trường sống của chúng. 2. Vẽ sơ đồ chuổi thức ăn trong đó xác định rừng sinh vật sản xuất, động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt, sinh vật phân giải. 3. Cảm tưởng của em sau khi học xong bài thực hành về hệ sinh thái? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ tốt hệ sinh thái đã quan sát? 5. Dặn dò: - Đọc bài 53, kẻ bảng 53.1 - 2 vào vở. ............................................................................................................................................. Tuần 29 NS: 13.3.2012 Tiết :56 ND: CHƯƠNG III: CON NGƯỜI – DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG Bài 53 : ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG I.MỤC TIÊU. 1. Kiến thức : - Thấy được hoạt động của con người làm biến đổi môi trường. 2. Kỹ năng: - Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, liên hệ thực tế. 3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ môi trường. II.Các kĩ năng cơ bản được giáo dục -Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin khi đọc SGK để tìm hiểu về tác động của con người tới môi trường sống và vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên . -Kĩ năng kiên định , phản đối với mọi hành vi phá hoại môi trường . -Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực III.Các pp / kĩ thuật - Hỏi chuyên gia -Trực quan -Dạy học nhóm -Viết tích cực -Tranh luận IV.CHUẨN BỊ. - Tranh phóng to hình 53.1; 53.2 SGK. - Tư liệu về môi trường, hoạt động của con người tác động đến môi trường. V.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra 3. Bài học VB: GV giới thiệu khái quát chương III. Hoạt động 1: Tác động của con người tới môi trường qua các thời kì phát triển của xã hội Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV cho HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi: - Thời kì nguyên thuỷ, con người đã tác động tới môi trường tự nhiên như thế nào? - Xã hội nông nghiệp đã ảnh hưởng đến môi trường như thế nào? - Xã hội công nghiệp đã ảnh hưởng đến môi trường như thế nào? - HS nghiên cứu thông tin mục I SGK, thảo luận và trả lời. - 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - HS rút ra kết luận. Kết luận: * Tác động của con người: - Thời nguyên thuỷ: con người đốt rừng, đào hố săn bắt thú dữ " giảm diện tích rừng. - Xã hội nông nghiệp: + Trồng trọt, chăn nuôi, chặt phá rừng lấy đất canh tác, chăn thả gia súc. + Cày xới đất canh tác làm thay đổi đất, nước tầng mặt làm cho nhiều vùng bị khô cằn và suy giảm độ màu mỡ. + Con người địnhcư và hình thành các khu dân cư, khu sản xuất nông nghiệp. + Nhiều giống vật nuôi, cây trồng hình thành. - Xã hội công nghiệp: + Xây dựng nhiều khu công nghiệp, khai thác tài nguyên bừa bãi làm cho diện tích đất càng thu hẹp, rác thải lớn. + Sản xuất nhiều loại phân bón, thuốc trừ sâu bảo vệ thực vật làm cho sản lượng lương thực tăng, khống chế dịch bệnh, nhưng cũng gây ra hậu quả lớn cho môi trường. + Nhiều giống vật nuôi, cây trồng quý. Hoạt động 2: Tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV nêu câu hỏi: - Những hoạt động nào của con người phá huỷ môi trường tự nhiên? - Hậu quả từ những hoạt động của con người là gì? - Ngoài những hoạt động của con người trong bảng 53.1, hãy cho biết còn hoạt động nào của con người gây suy thoái môi trường? - Trình bày hậu quả của việc chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng? - GV cho HS liên hệ tới tác hại của việc chặt phá rừng và đốt rừng trong những năm gần đây. - HS nghiên cứu bảng 53.1 và trả lời câu hỏi. - HS ghi kết quả bảng 53.1 và nêu được: 1- a (ở mức độ thấp) 2- a, h 3- a, b, c, d, g, e, h 4- a, b, c, d, g, h 5- a, b, c, d, g, h 6- a, b, c, d, g, h 7- Tất cả - HS kể thêm như: xây dựng nhà máy lớn, chất thải công nghiệp nhiều. - HS thảo luận nhóm, bổ sung và nêu được: Chặt phá rừng, cháy rừng gây xói mòn đất, lũ quét, nước ngầm giảm, khí hậu thay đổi, mất nơi ở của các loài sinh vật " giảm đa dạng sinh học " gây mất cân băng sinh thái. - HS kể: lũ quét, lở đất, sạt lở bờ sông Hồng... Kết luận: - Nhiều hoạt động của con người đã gây hậu quả rất xấu: mất cân bằng sinh thái, xói mòn và thoái hoá đất, ô nhiễm môi trường, cháy rừng, hạn hán, ảnh hưởng đến mạch nước ngầm, nhiều loài sinh vật có nguy cơ bị tuyệt chủng. Hoạt động 3: Vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV đặt câu hỏi: - Con người đã làm gì để bảo vệ và cải tạo môi trường ? - GV liên hệ thành tựu của con người đã đạt được trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường. - HS nghiên cứu thông tin SGK và trình bày biện pháp. - 1 HS trình báy, các HS khác nhận xét, bổ sung. - HS nghe GV giảng. Kết luận: - Con người đã và đang nỗ lực để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên bằng các biện pháp: + Hạn chế phát triển dân số quá nhanh. + Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên. + Bảo vệ các loài sinh vật. + Phục hồi và trồng rừng. + Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm. + Lai tạo giống có năng xuất và phẩm chất tốt. 4. Củng cố - Trình bày nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trường do hoạt động của con người (Bảng 53.1) trong đó nhấn mạnh tới việc tàn phá thảm thực vật và khai thác quá mức tài nguyên. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài và trả lời câu hỏi SGK - Làm bài tập số 2 (SGK trang 160), tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. .............................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: