Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 22 - Tiết 43 - Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 22 - Tiết 43 - Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái

. MỤC TIÊU:

Học xong bài này, HS có khả năng:

- Nêu được khái niệm môi trường sống và các loại môi trường sống của sinh vật.

- Phân biệt được các nhân tố sinh thái.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát phân tích, thu nhận kiến thức từ các hình vẽ, kĩ năng thảo luận theo nhóm và tự nghiên cứu với SGK.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1221Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 22 - Tiết 43 - Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22	Ngày soạn:
Tiết 43	Ngày dạy:
Bài 41: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS có khả năng:
- Nêu được khái niệm môi trường sống và các loại môi trường sống của sinh vật.
- Phân biệt được các nhân tố sinh thái.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát phân tích, thu nhận kiến thức từ các hình vẽ, kĩ năng thảo luận theo nhóm và tự nghiên cứu với SGK.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh phóng to hình 41.1 - 2 SGK. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ:
Không kiểm tra.
Bài mới:
Hoạt động 1
TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA SINH VẬT
* Treo tranh phóng to hình 41.1 SGK, HS quan sát và yêu cầu các em đọc mục I SGK để trả lời các câu hỏi:
- Môi trường sống là gì?
- Điền tiếp nội dung vào các ô trống bảng 41.1 SGK sao cho phù hợp.
* Giới thiệu thêm: Có 4 loại môi trường chủ yếu của sinh vật là: môi trường nước, môi trường lòng đất, môi trường mặt đất – không khí và môi trường sinh vật.
- Quan sát tranh, đọc SGK, thảo luận theo nhóm và cử đại diện báo cáo kết quả.
- Dưới sự hướng dẫn của GV, các nhóm thảo luận và phải nêu lên được:
* Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng.
* Bảng về môi trường sống của sinh vật
STT
Tên sinh vật
Môi trường sống
1
Cây hoa hồng
Đất và không khí
2
Cá chép
Nước 
3
Sâu rau
Sinh vật
4
Chim sẻ
Mặt đất và không khí
5
Cá voi
Nước 
6
Giun đũa
Sinh vật
..
..
..
Hoạt động 2
TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ SINH THÁI CỦA MÔI TRƯỜNG
* Yêu cầu HS tìm hiểu SGK để thực hiện s SGK.
* Theo dõi, nhận xét và xác nhận các đáp án đúng.
* Giải thích thêm: Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới sinh vật tùy thuộc vào mức độ tác động của chúng.
- Tìm hiểu SGK, thảo luận theo nhóm, cử đại diện báo cáo kết quả.
- Đại diện một vài nhóm (được GV chỉ định) báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung.
Đáp án: (Dưới đây là một ví dụ).
* Các nhân tố sinh thái:
Nhân tố vô sinh
Nhân tố hữu sinh
Nhân tố con người
Nhân tố các sinh vật khác
Ánh sáng
Khai thác thiên nhiên
Cạnh tranh
Nhiệt độ
Xây dựng nhà, cầu đường
Hữu sinh
Nước 
Chăn nuôi, trồng trọt
Cộng sinh
Độ ẩm
Tàn phá môi trường 
Hội sinh
..
..
..
* Nhận xét về sự thay đổi của các nhân tố sinh thái sau:
- Trong một ngày ánh sáng mặt trời chiếu lên mặt đất tăng dần từ sáng đến trưa, sau đó giảm dần từ buổi chiều đến tối.
- Độ dài ngày thay đổi theo mùa: mùa hè có ngày dài hơn mùa đông.
- Trong năm nhiệt độ thay đổi theo mùa, mùa hè nhiệt độ không khí cao, mùa thu mát mẻ, mùa đông nhiệt độ không khí xuống thấp, mùa xuân ấm áp.
Hoạt động 3
TÌM HIỂU GIỚI HẠN SINH THÁI
* Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và quan sát hình 41.2 SGK để nêu lên được: Thế nào là giới hạn sinh thái?
* Lưu ý HS: cần phân biệt được sự tác động của các nhân tố vô sinh va hữu sinh lên các cơ thể sinh vật.
* Nghiên cứu mục III SGK, quan sát hình 41.2 SGK, thảo luận theo nhóm và cử đại diện trình bày kết quả thảo luận. Dưới sự hướng dẫn của GV, các nhóm thảo luận và phải nêu lên được:
Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định gọi là giới hạn sinh thái.
IV. CỦNG CỐ VÀ HOÀN THIỆN:
1. GV yêu cầu HS đọc chậm phần tóm tắt cuối bài.
2. Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài.
ð Câu 1. - Nhân tố vô sinh: Mức độ ngập nước, độ dốc của đất, nhiệt độ, không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, áp suất không khí, gỗ mục, gió thổi, thảm lá khô, lượng mưa, độ tơi xốp của đất.
- Nhân tố hữu sinh: Kiến, rắn hổ mang, cây cỏ, sâu ăn lá, cây thân gỗ.
ð Câu 3. Khi đem cây phong lan được mang từ rừng về trồng ở vườn thì các nhân tố sinh thái bị thay đổi là: Ánh sáng ở vườn mạnh hơn, độ ẩm trong vườn thấp hơn, nhiệt độ trong vườn không ổn định như trong rừng.
ð Câu 4. HS tự vẽ sơ đồ, GV nhận xét.
V. DẶN DÒ:
* Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài.
* Trả lời các câu hỏi sau:
1. Trong một rừng mưa nhiệt đới, các nhân tố sinh thái sau ảnh hưởng tới đời sống của chuột sống trong rừng: mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của đất, nhiệt độ, không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, rắn hổ mang, áp suất không khí, cây gỗ, gỗ mục, sức gió, cây cỏ, thảm lá khô, sâu ăn lá, lượng mưa, độ tơi xốp của đất. Hãy chia các nhân tố đó thành nhóm các nhân tố sinh thái.
2. Quan sát trong lớp học và điền tiếp vào bảng những nhân tố sinh thái tác động tới việc học tập và sức khỏe của các em.
Bảng 41.3. Bảng điền các nhân tố sinh thái trong lớp học
STT
Yếu tố sinh thái
Mức độ tác động
1
Ánh sáng
Đủ ánh sáng để đọc sách*
2
..
..
* Ví dụ ánh sáng có đủ để em nhìn rõ chữ không?
Hoặc mắt em có bị nhức, mỏi do nhìn không rõ chữ không?
3. Khi ta đem một cây phong lan từ rừng rậm về trồng ở vườn nhà, những nhân tố sinh thái của môi trường tác động lên cây phong lan đó sẽ thay đổi. Em hãy cho biết những thay đổi của các nhân tố sinh thái đó.
4. Hãy vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của:
- Loài vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ 0oC đến +90oC, điểm cực thuận là +55oC.
- Loài xương rồng sa mạc có giới hạn nhiệt độ từ 0oC đến +56oC, điểm cực thuận là +32oC.
!!!&!!!

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22_1.doc