Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 23 - Trường THCS Phú Điền - Vũ Thị Hiền

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 23 - Trường THCS Phú Điền - Vũ Thị Hiền

. Kiến thức

- Học sinh nắm được những ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nhiệt độ và độ ẩm môi trường đến các đặc điểm về sinh thái, sinh lí và tập tính của sinh vật.

- Phân tích rút ra sự thích nghi của sinh vật về các nhân tố sinh thái trên.

- Nêu được các nhóm sinh vật và đặc điểm của từng nhóm

 

doc 11 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1415Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 23 - Trường THCS Phú Điền - Vũ Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 – Tiết 45
Ngày soạn: 10/2/ 2012
Bài 43: ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được những ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nhiệt độ và độ ẩm môi trường đến các đặc điểm về sinh thái, sinh lí và tập tính của sinh vật.
- Phân tích rút ra sự thích nghi của sinh vật về các nhân tố sinh thái trên.
- Nêu được các nhóm sinh vật và đặc điểm của từng nhóm
2. Kĩ năng
- Rèn luyện các kĩ năng:
+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi HS đọc SGK, quan sát tranh ảnh và các tài liệu khác để tìm hiểu các tác động của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật.
+ Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực
+ Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ nhóm 
3. Thái độ
 Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, hăng hái và hứng thú thực sự, có ý thức vận dụng kiến thức vào việc giải thích và giải quyết các vấn đề của thực tiễn.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ
- HS kẻ bảng 43.1; 43.2
III. hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
 - ánh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào?
2. Bài mới
	Nếu chuyển động vật sống nơi có nhiệt độ thấp (Bắc cực) VD; chim cánh cụt về nơi khí hậu ấm áp (vùng nhiệt đới) liệu chúng có sống được không? Vì sao?
GV: Vậy nhiệt độ và độ ẩm đã ảnh hưởng đến đời sống của sinh vật như thế nào?
Hoạt động 1: ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
*GV đặt câu hỏi:
+ Trong chương trình sinh học ở lớp 6 em đã được học quá trình quang hợp, hô hấp của cây chỉ diễn ra bình thường ở nhiệt độ môi trường như thế nào?
*GV bổ sung: ở nhiệt độ 25oC mọt bột trưởng thành ăn nhiều nhất, còn ở 8oC mọt bột ngừng ăn.
*GV yêu cầu HS nghiên cứu VD1; VD2; VD3, quan sát H 43.1; 43.2, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
+ VD1 nhiệt độ đã ảnh hưởng đến đặc điểm nào của thực vật?
+ VD2 nhiệt độ đã ảnh hưởng đến đặc điểm nào của động vật?
+ VD3 nhiệt độ đã ảnh hưởng đến đặc điểm nào của động vật?
+ Từ các kiến thức trên, em hãy cho biết nhiệt độ môi trường đã ảnh hưởng tới những đặc điểm nào của sinh vật?
+ Các sinh vật sống được ở nhiệt độ nào? Có mấy nhóm sinh vật thích nghi với nhiệt độ khác nhau của môi trường? Đó là những nhóm nào?
+ Phân biệt nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt?
+ Nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ môi trường? Tại sao?
*GV yêu cầu HS hoàn thiện bảng 43.1 vào PHT
*GV gọi HS các nhóm lần lượt báo cáo trả lời, bổ sung, nhận xét.
*GV chiếu đáp án đúng (Bảng 43.1 SGK) à chốt lại kiến thức, yêu cầu HS ghi nhớ.
- HS liên hệ kiến thức sinh học 6 nêu được:
+ Cây chỉ quang hợp tốt ở nhiệt độ 20- 30oC. Cây nhiệt đới ngừng quang hợp và hô hấp ở nhiệt độ quá thấp (0oC) hoặc quá cao (trên 40oC).
- HS thảo luận nhóm, phát biểu ý kiến, các HS khác bổ sung và nêu được:
+ Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến đặc điểm hình thái (mặt lá có tầng cutin dày, chồi cây có các vảy mỏng), đặc điểm sinh lí (rụng lá).
+ Nhiệt dộ đã ảnh hưởng đến đặc điểm hình thái động vật (lông dày, kích thước lớn)
+ Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến tập tính của động vật.
- HS khái quát kiến thức từ nội dung trên và rút ra kết luận.
+ Sinh vật hằng nhiệt có khả năng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, không thay đổi theo nhiệt độ môi trường ngoài nhờ cơ thể phát triển, cơ chế điều hòa nhiệt và xuất hiện trung tâm điều hòa nhiệt ở bộ não. Sinh vật hằng nhiệt điều chỉnh nhiệt độ cơ thể hiệu quả bằng nhiều cách như chống mất nhiệt qua lớp mỡ, da hoặc điều chỉnh mao mạch dưới da khi cơ thể cần toả nhiệt.
àNhóm SV hằng nhiệt
- HS hoàn thành bảng theo cá nhân, nhận xét, bổ sung
Tiểu kết:
- Nhiệt độ môi trường đã ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí, tập tính của sinh vật.
- Đa số các loài sống trong phạm vi nhiệt độ 0- 50 oC. Tuy nhiên cũng có 1 số sinh vật nhờ khả năng thích nghi cao nên có thể sống ở nhiệt độ rất thấp hoặc rất cao.
- Sinh vật được chia 2 nhóm: sinh vật biến nhiệt và sinh vật hằng nhiệt.
Hoạt động 2: ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống của sinh vật
	Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
*GV cho HS quan sát 1 số mẫu vật: thực vật ưa ẩm, thực vật chịu hạn, yêu cầu HS:
- Giới thiệu tên cây, nơi sống và hoàn thành bảng 43.2 SGK.
*GV chiếu kết quả của 1 vài nhóm, cho HS nhận xét.
+ Nêu đặc điểm thích nghi của các cây ưa ẩm, cây chịu hạn?
*GV bổ sung thêm: cây sống nơi khô hạn bộ rễ phát triển có tác dụng hút nước tốt.
*GV cho HS quan sát tranh ảnh ếch nhái, tắc kè, thằn lằn, ốc sên và yêu cầu HS:
- Giới thiệu tên động vật, nơi sống và hoàn thành tiếp bảng 43.2.
*GV gọi 1 vài nhóm báo cáo kết quả, yêu cầu tự đánh giá nhận xét.
+Nêu đặc điểm thích nghi của động vật ưa ẩm và chịu hạn?
*GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Vậy độ ẩm đã tác động đến đặc điểm nào của thực vật, động vật?
+ Có mấy nhóm động vật và thực vật thích nghi với độ ẩm khác nhau?
- HS quan sát mẫu vật, nêu tên, nơi sống và điền vào tấm trong kẻ theo bảng 43.2.
- HS quan sát mẫu vật, nghiên cứu SGK trình bày được đặc điểm cây ưa ẩm, cây chịu hạn SGK.
- HS quan sát tranh và nêu được tên, nơi sống động vật, hoàn thành bảng 43.2 vào PHT.
- HS quan sát tranh, nghiêncứu SGK và nêu được đặc điểm của động vật ưa ẩm, ưa khô SGK.
- HS trả lời và rút ra kết luận.
Tiểu kết:
- Động vật và thực vật đều mang nhiều đặc điểm sinh thái thích nghi với môi trường có độ ẩm khác nhau.
- Thực vật chia 2 nhóm: nhóm ưa ẩm và nhóm chịu hạn.
- Động vật chia 2 nhóm: nhóm ưa ẩm và nhóm ưa khô.
4. Củng cố
- Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới đặc điểm tới đặc điểm hinh thái và sinh lí của thực vật như thế nào? Cho VD minh họa?
- Tập tính của động vật và thực vật phụ thuộc vào nhân tố sinh thái nào?
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Sưu tầm tư liệu về rừng cây, nốt rễ cây họ đậu, địa y và kẻ bảng 44
Tiết 46.
Ngày soạn: 10 / 2/2012
Bài 44: ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu và nắm được thế nào là nhân tố sinh vật.
- Nêu được mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng liên hệ, phân tích, khái quát thông tin, phát triển kĩ năng học nhóm.
- Rèn các kĩ năng sống:
+ Kĩ năng ra quyết định khi vận dụng kiến thức vào thực tế: cần tách đàn, tỉa cây để tăng năng suất cây trồng.
+ Kĩ năng lắng nghe tích cực
+ Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ nhóm
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc; yêu quý các loài sinh vật và có ý thức bảo vệ sự đa dạng của sinh vật
II. đồ dùng dạy học
- Bảng phụ
- HS kẻ bảng 44
III. hoạt động dạy học
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng như thế nào tới đặc điểm hình thái và sinh lí của thực vật?
- Phân biệt nhóm sinh vật hằng nhiệt và sinh vật biến nhiệt? Nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? Tại sao?
3. Bài mới.
	GV cho HS quan sát 1 số tình huống: đàn bò, đàn trâu, khóm tre, rừng thông, hổ đang ngoạm con thỏ và hỏi: Những tình huống này cho em suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa các loài?
Hoạt động 1: Quan hệ cùng loài
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
*GV yêu cầu HS quan sát H 44.1 trả lời câu hỏi về mối quan hệ cùng loài s SGK:
+ Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng lẻ?
+ Trong thiên nhiên, động vật sống thành bầy, đàn có lợi gì? Đây thuộc loại quan hệ gì?
*GV nhận xét, đánh giá, đưa 1 vài hình ảnh quan hệ hỗ trợ.
+ Số lượng các cá thể của loài ở mức độ nào thì giữa các cá thể cùng loài có quan hệ hỗ trợ? 
+ Khi vượt qua mức độ đó sẽ xảy ra hiện tượng gì? Hậu quả ?
*GV đưa ra 1 vài hình ảnh quan hệ cạnh tranh.
- Yêu cầu HS làm bài tập s SGK trang 131.
*GV nhận xét nhóm đúng, sai.
+ Sinh vật cùng loài có mối quan hệ với nhau với nhau như thế nào?
+ Trong chăn nuôi, người ta đã lợi dụng quan hệ hỗ trợ cùng loài để làm gì?
- HS quan sát tranh, trao đổi nhóm, phát biểu, bổ sung và nêu được:
+ Khi gió bão, thực vật sống thành nhóm có tác dụng giảm bớt sức thổi của gió, làm cây không bị đổ, bị gãy.
+ Động vật sống thành bầy đàn có lợi trong việc tìm kiếm được nhiều thức ăn hơn, phát hiện kẻ thù nhanh hơn và tự vệ tốt hơn " quan hệ hỗ trợ.
+ Số lượng cá thể trong loài phù hợp điều kiện sống của môi trường.
+ Khi số lượng cá thể trong đàn vượt quá giới hạn sẽ xảy ra quan hệ cạnh tranh cùng loài " 1 số cá thể tách khỏi nhóm (động vật) hoặc sự tỉa thưa ở thực vật.
+ ý đúng: câu 3.
+ HS rút ra kết luận.
+ HS liên hệ, nêu được:
Nuôi vịt đàn, lợn đàn để chúng tranh nhau ăn, sẽ mau lớn.
Tiểu kết:
- Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau hình thành nên nhóm cá thể.
- Trong 1 nhóm có những mối quan hệ:
+ Hỗ trợ; sinh vật được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiều thức ăn.
+ Cạnh tranh: ngăn ngừa gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt thức ăn " 1 số tách khỏi nhóm.
Hoạt động 2: Quan hệ khác loài
	Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin bảng 44, các mối quan hệ khác loài:
+ Quan sát tranh, ảnh chỉ ra mối quan hệ giữa các loài?
- Yêu cầu HS làm bài tập s SGK trang 132, quan sát H 44.2, 44.3.
+ Trong nông, lâm, con người lợi dụng mối quan hệ giữa các loài để làm gì? Cho VD?
- GV: đây là biện pháp sinh học, không gây ô nhiễm môi trường.
- HS nghiên cứu bảng 44 SGK " tìm hiểu các mối quan hệ khác loài:
- Nêu được các mối quan hệ khác loài trên tranh, ảnh.
+ Cộng sinh: tảo và nấm trong địa y, vi khuẩn trong nốt sần rễ cây họ đậu.
+ Hội sinh: cá ép và rùa, địa y bám trên cành cây.
+ Cạnh tranh: lúa và cỏ dại, dê và bò.
+ Kí sinh: rận kí sinh trên trâu bò, giun đũa kí sinh trong cơ thể người.
+ Sinh vật ăn sinh vật khác; hươu nai và hổ, cây nắp ấm và côn trùng.
+ Dùng sinh vật có ích tiêu diệt sinh vật có ích tiêu diệt sinh vật có hại.
VD: Ong mắt đỏ diệt sâu đục thân lúa, kiến vống diệt sâu hại lá cây cam.
Tiểu kết : Bảng 44 SGK trang 132.
4. Củng cố
*GV sử dụng sơ đồ SGV trang 153 để kiểm tra bằng cách các ô đều để trống và HS hoàn thành nội dung.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Sưu tầm tranh ảnh về sinh vật sống ở các môi trường khác nhau.
 Duyệt ngày: .. tháng .. năm 2012
Tuần 24 – Tiết 47.
Ngày soạn: 17/2/2012
Bài 45- 46: Thực hành
Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật
(tiết 1)
I. Mục tiêu.
- Học sinh được những dẫn chứng về ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ánh sáng và độ ẩm lên đời sống sinh vật ở môi trường đã quan sát.
- Qua bài học, HS thêm yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
- Rèn luyện các kĩ năng quan sát, phân tích, khái quát hoá, tổng hợp hoá thông tin kiến thức; phát triển các kĩ năng hoạt động nhóm
- Rèn luyện các kĩ năng sống:
+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi HS đọc SGK, quan sát tranh ảnh và các tài liệu khác để tìm hiểu về môi trường và các nhân tố sinh thái và ảnh hưởng của chúng lên đời sống sinh vật.
+ Kĩ năng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra trong quá trình tìm kiếm thông tin
+ Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực
+ Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ nhóm 
- Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, hăng hái và hứng thú thực sự, có ý thức vận dụng kiến thức vào việc giải thích và giải quyết các vấn đề của thực tiễn..
ii. đồ dùng dạy học
- Dụng cụ:
+ Kẹp ép cây, giấy báo, kéo cắt cây.
+ Giấy kẻ li, bút chì.
+ Vợt bắt côn trùng, lọ, túi nilông đựng động vật.
- HS kẻ bảng 45.1; 45.2; 45.3; Giấy, bút chì
III. hoạt động dạy học
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu môi trường sống của sinh vật
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
*GV yêu cầu quan sát ngoài thiên nhiên (gần trường), nhận biết các loài sinh vật sinh sống tại khu vực thực hành điền thông tin đầy đủ vào bảng 45.1.
+ Em đã quan sát được những sinh vật nào? số lượng như thế nào?
+ Theo em có những loại môi trường sống nào trong đoạn băng trên? Môi trường nào có số lượng sinh vật nhiều nhất? Môi trường nào có số lượng sinh vật ít nhất? Vì sao?
*HS thực hành ngoài thiên nhiên, hoàn thành các yêu cầu của thày và các bài tập nhận thức đề ra.
ố Cần nêu được tên các sinh vật và nơi sống cụ thể của chúng.
ố Sau đó thảo luận để đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi đã nêu
Hoạt động 2: Nghiên cứu hình thái của lá cây và phân tích ảnh hưởng của ánh sáng tới hình thái của lá cây.
	Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
*Yêu cầu HS chọn quan sat 10 mãu lá (dựa theo hình 45 và những thông tin cung cấp từ SGK trang 137, tiến hành hoàn thành việ điền thông tin phù hợp vào bảng 45.2. Sau đó vẽ lại hình vẽ của các loại lá cây đã quan sát và nhận biết.
+ Từ những đặc điểm của phiến lá, em hãy cho biết lá cây quan sát được là loại lá cây nào? (ưa sáng, ưa bóng...)
*GV nhận xét, đánh giá hoạt động của cá nhân và nhóm sau khi hoàn thành bảng.
-HS hoạt động và thực hành theo yêu cầu, hướng dẫn của GV, hoàn thành bảng 45.2. 
- Dựa theo những kết quả thu nhận được, tiến hành báo cáo, nhận xét, bổ sung, rút ra kết luận và ghi nhớ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu môi trường sống của động vật
	Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
*Yêu cầu HS tìm, quan sát, nhận biét các loại động vật sinh sống ở klhu vực quan sát, hoàn thành việc điền thông tin vào bảng 45.3
*Trong quá trình HS thực hành (ở tất cả các hoạt động), giáo viên thường xuyên bao quát, quản lí, đưa ra giải đáp kịp thời cho mọi sự thắc mắc của HS à giúp HS hăng say và thành công trong việc học tập
*Thực hiẹn theo yêu cầu, hoàn thành việc điền thông tin vào bảng.
- Nêu được tên một số loài động vật quan sát được; môi trường sống của chúng.
- Mô tả được đặc điểm của động vật thích nghivới môi trường.
4. Nhận xét - Đánh giá
*GV nhận xét về thái độ học tập của HS trong giờ thực hành.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Cá nhân HS làm báo báo thu họach theo nội dung SGK.
- Sưu tầm tranh ảnh về động vật, thực vật.
Tiết 48.
Ngày soạn:11/2/2011
Bài 45- 46: Thực hành
Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật (tiếp theo)
I. Mục tiêu.
- Học sinh được những dẫn chứng về ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ánh sáng và độ ẩm lên đời sống sinh vật ở môi trường đã quan sát.
- Qua bài học, HS thêm yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
- Rèn luyện các kĩ năng quan sát, phân tích, khái quát hoá, tổng hợp hoá thông tin kiến thức; phát triển các kĩ năng hoạt động nhóm.
- Rèn luyện các kĩ năng sống:
+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi HS đọc SGK, quan sát tranh ảnh và các tài liệu khác để tìm hiểu về môi trường và các nhân tố sinh thái và ảnh hưởng của chúng lên đời sống sinh vật.
+ Kĩ năng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra trong quá trình tìm kiếm thông tin
+ Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực
+ Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ nhóm 
- Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, hăng hái và hứng thú thực sự, có ý thức vận dụng kiến thức vào việc giải thích và giải quyết các vấn đề của thực tiễn.
II. đồ dùng dạy học
- HS chuẩn bị đề cương trả lời các câu hỏi trong phần thu họach.
- Bút chì, bút màu
- Sưu tầm các thông tin và tài liệu về môi trường và các nhân tố sinh thái tác động lên đời sống sinh vật.
iii. hoạt động dạy học
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới :
Hoạt động 1:Báo cáo thực hành và trả lời kiến thức lí thuyết
*GV yêu cầu HS các nhóm lần lượt báo cáo kết quả thực hành (các bảng tổng hơp 45.1,2,3.
Gọi ý kiến nhận xét, bổ sung, đánh giá lẫn nhau. Yêu cầu HS tự chốt lại và ghi nhớ.
*Sau đó yêu cầu HS trả lời các câu hỏi lí thuyết (trang 138):
+ Có mấy loại MTS của sinh vật? Đó là những môi trường nào?
+ Hãy kể tê những nhân tố sinh thái ảnh hưởng lên đời sống của sinhvật?
+ Lá cây ưa sáng đã quan sát có đặc điểm về hình thái như thế nào?
+ Lá cây ưa bóng đã quan sát có đặc điểm về hình thái như thế nào?
+ Các loài ĐV đã quan sát thuộc nhóm động vật nào (sống trong nước, ưa ẩm hay ưa khô)?
*HS thực hiện theo yêu cầu của thày, rút ra nhận xét bổ sung và kinh nghiệm cho bản thân để hoàn thiện kĩ năng thực hành vào các bài tiếp đến sau này.
ú Cá nhân suy ngẫm về quá trình thực hành, từ những thông tin ở bảng thu họach về thực tế đã quan sát, trả lời các câu hỏi à hoàn thành các nội dung còn lại của bài thực hành
Hoạt động 2: Nhận xét chung về môi trường đã quan sát
*Yêu cầu HS tự cảm tưởng lại tiến trình thực hành, ố trả lời yêu cầu đạt ra:
+ Môi trường đã quan sát có được bảo vệ tốt (ở mức độ nào) cho động và thực vật sinh sống hay không?
+ Em có cảm tưởng gì sau 2 tiết thực hành tìm hiểu về môi trường sinh thái?
*HS giành một chút thời gian để suy ngẫm trả lời các câu hỏi và nêu lên cảm xúc thực của mình.
*Qua đây, mỗi HS cần xây dựng cho mình một thói quen tích cực hơn nữa trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ các loài động thực vật quanh khu vực mình sinh sống, học tập và làm việc.
4. Nhận xét - Đánh giá
*GV nhận xét về thái độ học tập của HS trong giờ thực hành.
- Cho điểm học sinh lấy điểm thực hành 15 phút.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- HS tích cực và tự giác tham gia bảo vệ môi trường và các loài sinh vật xung quanh.
- Nghiên cứu thông tin bài 47, kẻ bảng 47.1/trang 139
 Duyệt ngày: .. tháng .. năm 2012

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 23.24.docs9.doc