Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 26 - Tiết 51 - Bài 47: Quần thể sinh vật

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 26 - Tiết 51 - Bài 47: Quần thể sinh vật

Kiến thức:

-Khái niệm về quần thể, biết cách nhận biết quần thể sinh vật, lấy ví dụ minh hoạ.

-Chỉ ra được các đặc trưnh cơ bản của quần thể từ dó thấy được ý nghĩa thực tiễn của nó.

* Kĩ năng: Hoạt động nhóm, phân tích.

* Thái độ: Yêu thích môn học, bảo vệ môi trường.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1171Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 26 - Tiết 51 - Bài 47: Quần thể sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26	 Ngày soạn:28/2/2010
Tiết 51 	 Ngày dạy:1/3/2010 
CHƯƠNG II: HỆ SINH THÁI
Bài 47: QUẦN THỂ SINH VẬT
I.Mục tiêu:
*Kiến thức:
-Khái niệm về quần thể, biết cách nhận biết quần thể sinh vật, lấy ví dụ minh hoạ.
-Chỉ ra được các đặc trưnh cơ bản của quần thể từ dó thấy được ý nghĩa thực tiễn của nó.
* Kĩ năng: Hoạt động nhóm, phân tích.
* Thái độ: Yêu thích môn học, bảo vệ môi trường.
II.Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm.
III. Chuẩn bị :
GV: Bảng phụ, hình 47.
HS: nghiên cứu trước bài.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức: GV kiểm tra sĩ số 
2. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ1: Tìm hiểu thế nào là một quần thể sinh vật:
GV: nêu ví dụ: một đàn kiến, một bầy chim đó người ta đó người ta gọi là một quần thể.
? Như thế nào là một quần thể ? lấy ví dụ ?
GV: yêu cầu HS hoàn thành bảng 47.1
HS: hoàn thành, GV nhận xét kết luận.
? Một lồng gà, một chậu cá chép có phải là một quần thể hay không. tại sao
HS trả lời
(không phải là một quần thể vì lồng gà và chậu cá chép mới chỉ có những biểu hiện bên ngoài của quần thể)
GV: Để nhận biết một quần thể sinh vật càn có dấu hiệu bên ngoài và dấu hiệu bên trong. 
HĐ2: Tìm hiểu đặc trưng cơ bản của quần thể:
GV thông báo: Đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật là: tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi và mật độ quần thể.
GV nêu câu hỏi:
? Tỉ lệ giới tính là gì? Tỉ lệ này có ảnh hưởng tới quần thể như thế nào? cho vd
? Trong chăn nuôi người ta áp dụng điều này như thế nào?
(Tuỳ từng loài mà điều chỉnh tỉ lệ đực cái cho phù hợp.
vd: ở gà số gà trống ít hơn gà mái rất nhiều.)
HS: trả lời, GV nhận xét
? Trong quần thể có những nhóm tuổi nào? 
? nhóm tuổi có ý nghĩa gì?
Quan sát h47/141 SGK : Trả lời câu hỏi: so sánh tỉ lệ sinh, số lượng cá thể của quần thể.
(Hình A: Tỉ lệ sinh cao, số lượng cá thể tăng mạnh
Hình B: tỉ lệ sinh, số lượng cá thể ổn định.
Hình C: Tỉ lệ sinh tháp, số lượng cá thể giảm,)
Hs trả lời, GV nhận xét
? Mật độ quần thể là gì/ Mật độ liên quan đến yếu tố nào trong quần thể.(TĂ)
? Trong sản xuất nông nghiệp cần có những biện pháp kĩ thuật gì để luôn giữ mật độ thích hợp
( Trồng dày hợp lí, loại bỏ cá thể yếu trong đàn, cung cấp TĂ).
? Mật độ quần thể phụ thuộc vào yếu tố nào ?
HS trả lời. GV nhận xét kết luận.
HĐ3 : Tìm hiểu ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật :
GC yêu cầu HS trả lời các câu hỏi SGK.
? Các nhân tố môi trường ảnh hưởng tới đặc điểm nào của quần thể ?
? LH : Trong sản xuất việc điều chỉnh mật độ cá thể có ý nghĩa như thế nào ?
HS trả lời. GV nhận xét kết luận.
I.Thế nào là một quần thể sinh vật:
Quần thể sinh vật bao gồm các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những quần thể mới.
VD: đàn ong, đàn ngựa.
II. Những đặc trưng cơ bản của quần thể:
1. Tỉ lệ giới tính:
Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cái
Tỉ lệ giới tính đảm bảo hiệu quả sinh sản.
2. Thành phần nhóm tuổi:
Bảng 47.2 SGK
3. Mật độ quần thể: là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.
vd:Mật độ muỗi:10con/1m2
* Mật độ quần thể phụ thuộc vào:
- Chu kì sống của SV.
- Nguồn TĂ của quần thể.
- Yếu tố thời tiết, hạn hán, lũ lụt
III. ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật:
Môi trường(nhân tố sinh thái) ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể.
Mật độ cá thể trong quần thể được điều chỉnh ở mức cân bằng.
3. Củng cố:
Hãy lấy 2 ví dụ chứng minh cac cá thể trong quần thể hổ trợ, cạnh tranh lẫn nhau.
4. Hướng dẫn học ở nhà : về nhà học bài cũ, chuẩn bị bài “Quần thể người”
V. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTIT49~1.doc