Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 27 - Tiết 51 - Quần xã sinh vật

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 27 - Tiết 51 - Quần xã sinh vật

- Trình bày được khái niệm quần xã. Chỉ ra được những dấu hiệu điển hình của quần xã đó cũng là để phân biệt với quần thể.

- Nêu được mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã, tạo sự ổn định và cân bằng sinh học trong quần xã.

- Rèn kĩ năng quan sát, tổng hợp.

- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.

 

doc 6 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1920Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 27 - Tiết 51 - Quần xã sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 27
Tiết : 51
Ngày soạn : ..
QUẦN XÃ SINH VẬT
I. MỤC TIÊU : 
- Trình bày được khái niệm quần xã. Chỉ ra được những dấu hiệu điển hình của quần xã đó cũng là để phân biệt với quần thể.
- Nêu được mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã, tạo sự ổn định và cân bằng sinh học trong quần xã.
- Rèn kĩ năng quan sát, tổng hợp.
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ
- Bảng phụ.
- Hình 49.1 → 49.3 SGK trang 147, 148.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra
1. Vì sao quần thể người lại có một số đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có.
2. Tháp dân số trẻ và tháp dân số già khác nhau như thế nào?
3. Tiến trình bài giảng
Vào bài : Nhiều cá thể tập hợp thành quần thể. Vậy nhiều quần thể tập hợp thành gì?
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
I. Thế nào là một quần xã sinh vật
- GV nêu vấn đề:
+ Chi biết trong 1 cái ao tự nhiên có những quần thể sinh vật nào?
+ Thứ tự xuất hiện các quần thể trong ao đó như thế nào?
+ Các quần thể có mối quan hệ sinh thái như thế nào?
- GV yêu cầu: Hãy tìm các ví dục khác tương tự và phân tích.
- GV dẫn dắt: Ao cá, rừng được gọi là quần xã. Quần xã sinh vật là gì?
* Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.
VD: Rừng Cúc Phương, Ao cá tự nhiên.
- GV hỏi : Trong 1 bể cá người ta thả 1 số loài các như: cá chép, cá mè, cá trắm,.
Vậy bể các này cso phải là quần xã hay không?
- GV mở rộng: Nhận biết quần xã cần có dấu hiệu bên ngoài và bên trong.
- GV nhận xét, đánh giá ý kiến trả lời của HS.
II. Những dấu hiệu điển hình của một quần xã
- GV nêu câu hỏi: Trình bày đặc điểm cơ bản của một quần xã sinh vật.
- GV đánh giá, kết luận của các nhóm.
- GV luu ý cách gọi loài ưu thế, loài đặc trưng tương tự quần thể ưu thế, quần thể đặc trưng.
* Nội dung bảng 49 SGK trang 147.
- GV cho thêm ví dụ:
+ Thực vật có hạt là quần thể ưu thế ở quần xã sinh vật trên cạn.
+ Quần thể cây cọ tiêu biểu (đặc trưng) nhất cho quần xã sinh vật đồi ở Phú Thọ.
III. Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã
- GV giảng giải: Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã là kêt quả tổng hợp các mối quan hệ giữa ngoại cảnh với các quần thể.
- GV hỏi: Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng tới quần thể như thế nào?
- GV đánh giá, nhận xét.
- GV yêu cầu HS lấy thêm các ví dụ khác để thể hiện ảnh hworng của ngoại cảnh tới quần xã. Đặc biệt là về số lượng.
- GV đặt tình huống cho HS như sau:
+ Nếu cây phát triển → sâu ăn lá tăng → chịm ăn sâu tăng → sâu ăn lá lại giảm.
+ Nếu sâu ăn lá mà hết thì chim ăn sâu sẽ ăn thức ăn gì?
- GV yêu cầu: Khái quát hóa kiến thức về quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã, cân bằng sinh học.
* Khi ngoại cảnh thay đổi dẫn tới số lượng cá thể trong quần xã thay đổi và luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với môi trường.
* Cân bằng sinh học là trạng thái mà số lượng cá thể mỗi quần thể trong quần xã dao động quanh vị trí cân bằng nhờ khống chế sinh học.
- HS trao đổi nhóm → thống nhất ý kiến trả lời các vấn đề của giáo viên.
→ Yêu cầu nêu được:
+ Quần thể cá, tôm
+ Quần thể thực vật xuất hiện trước.
+ Quan hệ cùng loài, khác loài.
Đại diện nhóm trình bày → các nhóm khác bổ sung.
VD: Rừng nhiệt đới, đầm
HS tự khái quát kiến thức thành khái niệm.
- Hoàn thành nội dung vào vở ghi.
- Đại diện HS trả lời:
+ Đúng là quần xã vì có nhiều quần thể sinh vật khác loài: 
+ Sai vì chỉ là ngẫu nhiên nhốt chung, không có mối quan hệ thống nhất.
HS nghiên cứu nội dung bảng 49 SGK trang 147.
- Trao đổi trong nhóm tìm VD chứng minh cho các chỉ số như: Độ đa dạng, độ nhiều,
- Đại diện nhóm trình bày nội dung kiến thức trong bảng và các ví dụ minh họa.
- HS lắng nghe.
- HS nghiên cứu và phân tích các ví dụ SGK trang 148 → yêu cầu.
+ Sự thay đổi chu kì ngày đêm, chu kì mùa dẫn đến hoạt động theo chu kì của sinh vật.
+ Điều kiện thuận lợi thực vật phát triển → động vật cùng phát triển.
+ Số lượng loài động vật này khống chế số lượng loài động vật khác.
- HS có thể kể thêm vài ví dụ: Thời tiết ẩm muỗi phát triển nhiều.
→ Dơi và thạch sùng nhiều.
- HS có thể trả lời: Nếu số lượng sâu bị giảm do chim ăn sâu thì cây lại phát triển và sâu lại phát triển.
- HS khái quát kiến thức rút ra kết luận.
- Hoàn chỉnh nội dung vào vở ghi.
4. Củng cố 
Thế nào là một quần xã sinh vật? Quần xã sinh vật khác với quần thể sinh vật như thế nào?
5. Dặn dò 
- Học và trả lời SGK.
- Xem bài : Hệ sinh thái.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết : 52
Ngày soạn : ..
HỆ SINH THÁI
I. MỤC TIÊU : 
- HS hiểu được khái niệm hệ sinh thái, nhận biết được hệ sinh thái trong tự nhiên. Nắm được chuỗi thức ăn, lưới thức ăn.
- Vận dụng giải thích ý nghĩa của biện pháp nông nghiệp nâng cao năng suất cây trồng đang sử dụng rộng rãi hiện nay.
II. CHUẨN BỊ
- Bảng phụ.
- Hình 50.2 SGK trang 150, 151.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra
1. Thế nào là một xã sinh vật? Quần xã sinh vật khác với quần thể sinh vật như thế nào?
2. Thế nào là cân bằng sinh học? Hãy lấy ví dụ minh họa về cân bằng sinh học.
3. Tiến trình bài giảng
Vào bài : Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, quần xã tập hợp nhiều quần thể khác loài, quần xã và môi trường có sự tương tác tạo thành hệ sinh thái. Vậy hệ sinh thái là gì?
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
I. Thế nào là một hệ sinh thái
- GV cho học sinh quan sát H50.1 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi mục ‚SGK trang 150.
- GV cho HS thảo luận toàn lớp.
- GV đánh giá kết quả thảo luận gọi đại diện nhóm trả lời → cho các nhóm nhận xét.
Sau cùng giáo viên tổng hợp.
- Giảng giải hướng dẫn HS khái quát kiến thức về sinh thái, cho ví dụ:
- GV nhận xét hoàn thiện kiến thức:
* Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh).
* Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
VD: Rừng nhiệt đới.
- GV giới thiệu thêm một số hệ sinh thái: Hoang mạc nhiệt đới, rừng lá rộng ôn đới, thảo nguyên.
- GV hỏi: Hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm những thành phần chủ yếu nào?
* Các thành phần của hệ sinh thái:
- Nhân tố vô sinh.
- Sinh vật sản xuất (là thực vật)
- Sinh vật tiêu thụ (động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật).
- Sinh vật phân giải (vi khuẩn, nấm,)
II. Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn
1. Chuỗi thức ăn
- GV yêu cầu HS thực hiện lệnh ‚ SGK trang 152.
- Treo hình vẽ 50.2
- GV gợi ý: Nhìn theo mũi tên: Sinh vật đứng trước là thức ăn cho sinh vật đứng sau mũi tên.
- GV gọi HS viết chuỗi thức ăn → GV nhận xét. Giới thiệu 1 chuỗi thức ăn điển hình:
Cây → sâu ăn lá → cầy → đại bàng → sinh vật phân hủy.
- GV phân tích ví dụ.
+ Cây là sinh vật sản xuất.
+ Sâu, cầy, đại bàng là sinh vật tiêu thụ bậc 1, 2, 3.
+ Sinh vật phân hủy: nấm, vi khuẩn.
→ GV hỏi: Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa một mắt xích với mắt xích đứng trước và mắt xích đứng sau trong chuỗi thức ăn?
- GV nhận xét, đánh giá giúp HS đi đến kết luận thế nào là một chuỗi thức ăn? Bằng cách hoàn chỉnh nội dung sau:
* Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích trước, vừa là sinh vật bị mắt xích sau tiêu thụ.
2. Lưới thức ăn
- GV yêu cầu HS quan sát H50.2 trả lời:
+ Cho biết sâu ăn lá cây tham gia vào những chuỗi thức ăn nào.
+ Hãy xếp các sinh vật theo từng thành phần chủ yếu của hệ sinh thái.
- GV nhận xét, đánh giá, rút ra kết luận:
* Lưới thức ăn : Bao gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.
+ Sinh vật sản xuất.
+ Sinh vật tiêu thụ.
+ Sinh vật phân hủy.
- HS quan sát H 50.1 → thảo luận nhóm thống nhất ý kiến trả lời:
+ Thành phần vô sinh: Đất, nước, nhiệt độ,
+ Thành phần hữu sinh: Thực vật, động vật,
+ Lá và cành cây mục là thức ăn của các sinh vật phân giải: vi khuẩn, giun, nấm,
+ Cây rừng cung cấp thức ăn, nơi trú 
ẩm, nơi sinh sản, khí hậu ông hòa
+ Động vật ăn thực vật, thụ phấn và bón phân cho thực vật.
+ Rừng cháy: Mất nguồn thức ăn, nơi ở, nước, khí hậu thay đổi → nhiều loài động vật nhất là các loài ưa ẩm sẽ bị chết.
- HS theo dõi tự khái quát kiến thức mà giáo viên khái thác → đi đến hình thành khái niệm về hệ sinh thái.
- Ghi kết luận 1.
- HS có thể kể: Mô hình nông lâm, ngư nghiệp
- HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi GV.
- Hoàn chỉnh nội dung vào vở.
- HS quan sát H50.2 trang 151 SGK, thảo luận hoạt động nhóm.
- Làm bài tập SGK dựa vào H50.2 tìm những mũi tên chỉ vào chuột đó là thức ăn của chuột và mũi tên chỉ từ chuột đi ra sẽ là con vật ăn thịt chuột.
→ Yêu cầu:
Cây cỏ → chuột → rắn.
Sâu → chuột → rắn.
Sâu → bọ ngựa → rắn.
Cây cỏ → sâu → cầy.
- HS trả lời:
+ Sinh vật đứng trước là thức ăn của sinh vật đứng sau.
+ Con vật ăn thịt và con mồi.
+ Quan hệ thức ăn.
- HS điền vào chỗ trống thích hợp.
→ Hoàn chỉnh nội dung chuỗi thức ăn vào vở.
- Hoạt động thảo luận nhóm HS quan sát H 50.2 SGK trang 151→ chỉ ra những chuỗi thức ăn (ít nhất là 5 chuỗi).
- Đại diện HS trả lời, các HS khác nhận xét bổ sung.
- Hoàn chỉnh nội dung vào vở ghi.
4. Củng cố 
GV treo hình vẽ có sẵn các con vật, cho các em tìm các mắt xích trong chuỗi và lưới thức ăn bằng cách điền các dấu mũi tên.
Duyệt tuần 27
07/03/2009
5. Dặn dò 
- Học bài, làm bài tập SGK trang 153.
- Xem bài chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
IV. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh9-Tiet 51-52-89-T.Tuan.doc