Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 4 - Tiết 08 - Bài 8: Nhiễm sắc thể

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 4 - Tiết 08 - Bài 8: Nhiễm sắc thể

. Kiến thức :

¨ Nêu được tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài

¨ Mô tả được cấu trúc hiển vi điển hình của NST ở kỳ giữa của nguyên phân.

¨ Hiểu được chức năng của NST đối với sự di truyền các tính trạng.

2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1154Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 4 - Tiết 08 - Bài 8: Nhiễm sắc thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 Ngày soạn: 13/9/2009
Tiết 8 Ngày dạy: /9/2009
 BÀI 8:
NHIỄM SẮC THỂ
A/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : 
Nêu được tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài
Mô tả được cấu trúc hiển vi điển hình của NST ở kỳ giữa của nguyên phân.
Hiểu được chức năng của NST đối với sự di truyền các tính trạng.
2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.
3. Thái độ :
B/ TRỌNG TÂM :Tính đặc trưng của bộ NST và chức năng của NST.
C/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : H.8.1 ; H.8.2 ; H.8.3 ; H.8.4 ; H.8.5 sgk / trang 25
D/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Oån định tổ chức (2’)
91 
92 
Kiểm tra bài cũ (5’)
GV kiểm tra bài tập của HS.
Dạy bài mới: (32’)
ðVÀO BÀI: (2’) Qua các thí nghiệm của mình, Menđen cho rằng cơ sở vật chất của các hiện tượng di truyền ở sinh vật chính là các nhân tố di truyền.
?: Vậy nhân tố di truyền là gì ? (Nhân tố di truyền là những yếu tố quy định tính trạng của sinh vật VD: màu sắc hạt đậu) 
?: Ngày nay người ta đã phát hiện ra nhân tố di truyền là gì? ( là gen ) 
GV : nhân tố di truyền ( = gen ) nằm trên 1 yếu tố có trong nhân tế bào làNST à chương II: NST.Vậy NST có tính chất, cấu trúc và chức năng gì? ( vào bài 8 : NST )
ðTIẾN TRÌNH BÀI DẠY: (30’)
Hoạt động 1 : (15’)
I/ TÍNH ĐẶC TRƯNG CỦA BỘ NHIỄM SẮC THỂ.
- Mục tiêu: Phân tích ý nghĩa số lượng NST trong bộ lưỡng bội và xác định tính đặc trưng của bộ NST của ruồi giấm.
GV
HS
NỘI DUNG
-GV cho HS nghiên cứu SGK và thực hiện Đ/24 trong 3’.
?:Thế nào là cặp NST tương đồng?
- GV chỉ lên H.8.1 à Kết luận : do NST tồn tại thành từng cặp tương đồng à các gen trên NST cũng tồn tại từng cặp tương ứng ( nghĩa là mỗi tính trạng được qui định bởi 1 cặp gen )
?:Hãy phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội? 
?:Bộ NST ở những loài đơn tính, cá thể đực và cá thể cái khác nhau ở điểm nào?
- GV giảng thêm : ở chim , bướm, cá : con đực là XX, con cái là XY.
- Gợi ý: Tại sao nói tế bào của mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng?
- Y/c HS đọc bảng 8 
- GV nhấn mạnh :
2n à ở tế bào sinh dưỡng có số NST như trong bảng 8
n à trong giao tử có số NST như trong bảng.
?:Q/s bảng 8 à so sánh số lượng NST trong bộ lưỡng bội của người với các loài động vật khác ( đặc biệt là tinh tinh ) + q/s H.8.2 => thảo luận nhóm, thực hiện lệnh s.
?:Hình dạng của NST ở kì giữa như thế nào?
?:Cặp NST XX hay XY để phân biệt đực, cái à gọi là gì? ( TL: cặp NST giới tính ) 
- Hoạt động chung cả lớp nghiên cứu SGK và thực hiện Đ/24 trong 3’. nghiên cứu SGK và thực hiện Đ/24 trong 3’.
-Cặp NST tương đồng giống nhau về hình thái và kích thước.
-Trong cặp NST tương đồng , một NST có nguồn gốc từ mẹ, một NST có nguồn gốc từ bố.
-Bộ NST lưỡng bội à có trong tế bào sinh dưỡng ( ký hiệu 2n NST ) chứa các cặp NST tương đồng.
-Bộ NST đơn bội à có trong giao tử ( kýhiệu n NST ) chỉ chứa 1 NST của mỗi cặp tương đồng.
-Khác nhau ở 1 cặp NST giới tính:
cặp NST XX ( cái ) 
và cặp NST XY ( ở đực )
-Q/s bảng 8 à trả lời câu hỏi :số lượng NST trong bộ lưỡng bội có phản ánh trình độ tiến hóa của loài không?
ĐA: Số lượng NST trong bộ lưỡng bội không phản ánh trình độ tiến hóa của loài( người tiến hóa hơn tinh tinh , nhưng số lượng NST lại ít hơn )
-Q/s H.8.2 à trả lời câu hỏi: mô tả bộ NST của ruồi giấm về số lượng và hình dạng.
ĐA:Bộ NST lưỡng bội của ruồi giấm có 2 cặp NST hình chữ V , 1 cặp NST hình hạt, 1 cặp NST hình que ( XX) ở con cái hay 1 hình que và 1 hình móc ( XY ) ở con đực.
- Tại kỳ giữa , NST co ngắn cực đại và có hình dạng đặc trưng ( hình chữ V, hình que, hình hạt )
*Tế bào của mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng xác định.
-Trong tế bào sinh dưỡng à bộ NST lưỡng bội ( 2n NST)
-Trong giao tử à bộ NST đơn bội ( n NST)
*Ở các loài đơn tính:
-Con đực có cặp NST giới tính XY
-Con cái có cặp NST giới tính XX
-Tại kỳ giữa của quá trình phân chia tế bào, NST co ngắn cực đại và có hình dạng đặc trưng nhất.
Hoạt động 2: (8’)
II/ CẤU TRÚC CỦA NST:
Mục tiêu: Xác định cấu trúc của NST
-GV cho HS nghiên cứu thông tin và Q/S H.8.4, 8.5, thực hiện Đ/25 trong 2’.
?:Chú thích H.8.5
?:Nêu cấu trúc điển hình của NST ở kỳ giữa của quá trình phân chia tế bào?
- Hoạt động lớp nghiên cứu thông tin và Q/S H.8.4, 8.5, thực hiện Đ/25
-Chú thích H.8.5:
1. Hai nhiễm sắc tử chị em ( crômatit ) 
2. Tâm động
-NST gồm hai nhiễm sắc tử chị em (cromatit) gắn với nhau ở tâm động (eo thư nhất) chia nó thành hai cánh.
Nhiễm sắc thể có cấu trúc điển hình gồm 2 crômatit đính với nhau ở tâm động ( mỗi crômatit gồm 1 phân tử AD N và prôtêin loại histôn )
Hoạt động 3: (7’)
III/ CHỨC NĂNG CỦA NST:
- Mục tiêu: Vai trò của NST trong di truyền tính trạng qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
-GV cho HS nghiên cứu SGK/26 trong 2’.
?:Chức năng của NST là gì?
-HS nghiên cứu SGK/26 rút ra các ý chính.
-NST mang gen có bản chất là AD N, chính nhờ sự tự sao của AD N đưa đến sự tự nhân đôi của NST, nhờ đó các gen qui định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
NST mang gen có bản chất là AD N, chính nhờ sự tự sao của AD N đưa đến sự tự nhân đôi của NST, nhờ đó các gen qui định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
TỔNG KẾT: 1 HS đọc phần tóm tắt ( khung hồng )
Củng cố: (4’)
Câu 1 / SGK .trang 26:
ĐA:- Thí dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật.
+ Về số lượng :mỗi loài có số lượng NST đặc trưng riêng ( tế bào 2n của người à46 NST
 ------------ ruồi giấm à 8 NST
 ------------ gà à 78 NST )
+ Về hình dạng : mỗi loài có hình dạng bộ NST đặc trưng riêng ( ở ruồi giấm có 8 NST xếp thành 4 cặp , gồm : 3 cặp NST thường giống nhau ở ruồi đực và cái ; 1 cặp NST giới tính gồm 2 NST hình que ở ruồi cái hoặc 1 NST hình que, 1 NST hình móc ở ruồi đực.
- Phân biệt bộ NST lưỡng bội – bộ NST đơn bội.
Bộ NST lưỡng bội
Bộ NST đơn bội
-* có trong hầu hết các tế bào bình thường
* chỉ có trong các giao tử.
* bộ NST là 2n, luôn xếp thành từng cặp , gồm 1 NST có nguồn gốc từ bố, 1 NST có nguồn gốc từ mẹ.
* bộ NST là n , tồn tại từng chiếc riêng rẽ, mỗi chiếc hoặc có nguồn gốc từ bố hoặc có nguồn gốc từ mẹ.
Câu 2: Cấu trúc điển hình của NST ?
ĐA: Nhiễm sắc thể có cấu trúc điển hình gồm 2 crômatit đính với nhau ở tâm động ( mỗi crômatit gồm 1 phân tử AD N và prôtêin loại histôn )
Câu 3 : Vai trò của NST đối với sự di truyền các tính trạng?
ĐA: NST mang gen có bản chất là AD N, chính nhờ sự tự sao của AD N đưa đến sự tự nhân đôi của NST, nhờ đó các gen qui định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
Dặn dò: (2’)
- Học bài 
- Soạn bài 9.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 8.doc