Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 5 - Tiết 9 - Bài 9: Nguyên phân (tiếp)

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 5 - Tiết 9  - Bài 9: Nguyên phân (tiếp)

- Giải thích được tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài. Trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của quá trình nguyên phân.

- Nêu được ý nghĩa của nguyên phân đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích để thu nhận kiến thức từ các hình vẽ.

II. CHUẨN BỊ

2. HS: Kiến thức

III. PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận nhóm, đàm thoại,

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1342Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 5 - Tiết 9 - Bài 9: Nguyên phân (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Tiết 9	Bài 9: NGUYÊN PHÂN
I. MỤC TIÊU:
- Giải thích được tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài. Trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của quá trình nguyên phân.
- Nêu được ý nghĩa của nguyên phân đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích để thu nhận kiến thức từ các hình vẽ.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Bảng phụ, hình phĩng to
HS: Kiến thức
III. PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận nhĩm, đàm thoại, .
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định
2 Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi
Đáp án
Tính đặc trưng của bộ NST?
 Cấu trúc, Chức năng:
* NST tồn tại thành từng cặp tương đồng, . Trong đó một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ. Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng gọi là lưỡng bội (2n), bộ NST trong giao tử là bộ đơn bội (n).
* Những loài đơn tính, có sự khác nhau giữa cá thể đực với cá thể cái ở cặp NST giới tính (XX hoặc XY).
* Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về SL và hình dạng.
* Cấu trúc
* NST có dạng đặc trưng ở kì giữa: mỗi NST gồm 2 NST tử chị em (crômatit) gắn với nhau ở tâm động.
* Một số NST, ngoài tâm động còn có eo thứ hai.
* Chức năng:
- NST là cấu trúc mang gen quy định các TT của sinh vật.
- Nhờ có đặc tính tự nhân đôi của NST, mà các gen quy định tính trạng được sao chép lại qua các thế hệ.
 3. Bài mới:
 Cơ thể lớn lên nhờ quá trình phân chia TB. Vịng đời của mỗi TB cĩ khả năng phân chia gọi là chu kỳ TB. Bài hơm nay sẽ tìm hiểu sự biến đổi hình thái NST trong chu kỳ Tb đặc biệt là những diễn biến cơ bản của nĩ qua cá kì nguyên phân
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
 GV treo tranh phóng to hình 9.1 SGK cho HS quan sát 
Chu kì tế bào gồm những giai đoạn nào?
 Nếu coi tồn bộ chu kỳ TB là 1 đơn vị thời gian, nhận xét về thời gian diễn ra kỳ trung gian?
 Quan sát hình 9.2 và ghi bảng 9.1 về mức độ đóng, duỗi xoắn nhiều hay ít.
Quan sát hình 9.2 và 9.3
Hình thái NST ở kì trung gian?
Cuối kì trung gian NST có đặc điểm gì?
 Dựa vào đoạn thông tin trong SGK tr28, các nhóm thảo luận điền nội dung thích hợp vào bảng 9.2
GV gọi 4 HS của 4 nhóm lên bảng trình bày những diễn biến cơ bản của NST qua từng kì phân bào (kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối)
GV : cần phải phân biệt được: trung tử, NST, màng nhân, tâm động, thoi phân bào.
 Chỉ ra bộ phận nào mới xuất hiện trong Tb cĩ liên quan tới sự vận động của NST ở kỳ đầu?
Vậy NP là gì? kết quả của quá trình NP?
Do đâu mà số lượng NST của tế bào con giống mẹ?
HTử qua NP liên tiếp
 Trẻ sơ sinh 
Trưởng thành
=> Điều đó có ý nghĩa gì?
HS quan sát
Kỳ trung gian: tế bào lớn lên và có nhân đôi nhiễm sắc thể
Nguyên phân: có sự phân chia nhiễm sắc thể và chất tế bào tạo ra 2 tế bào mới.
Hình thái NST
Kì trung gian
Kì đầu
Kì giữa
Kì sau
Kì cuối
Mức độ duỗi xoắn
Nhiều nhất
ít
cực ít
ít
nhiều
Mức độ đóng xoắn
Ít nhất
nhiều
cực đại
nhiều
ít
thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp.
HS nghiên cứu SGK, rồi tìm các cụm từ phù hợp điền vào ô trống để hoàn thiện bảng: Những diễn biến cơ bản của NST ở các kì nguyên phân
Thoi phân bào gồm những sợi Prơtêin đàn hồi
Là hình thức phân chia của TB sinh dưỡng từ 1 Tb mẹ 2n cho ra 2 TB con cĩ bộ NST giống hệt TBmẹ
Do NST nhân đôi một lần và chia đôi một lần
Bộ NST của loài được ổn định
Giúp cơ thể đa bào lớn lên
I/ Biến đổi hình thái nhiễm sắc thể trong chu kỳ tế bào
Mức độ đóng, duỗi xoắn của nhiễm sắc thể diễn ra qua các kỳ của chu kỳ tế bào.
+ Dạng đặc trưng (đóng xoắn cực đại): ở kỳ giữa
 + Dạng sợi (duỗi xoắn): ở kỳ trung gian
II/ Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân
1. Kỳ trung gian
Hình thái :Nhiễm sắc thể dài, mảnh, duỗi xoắn.
Cuối kì trung gian : + Nhiễm sắc thể nhân đôi thành nhiễm sắc thể kép
+ Trung tử nhân đôi thành 2 trung tử
2. Nguyên phân
Các kì
Những diễn biến cơ bản của NST ở các kì
Kì đầu
-NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn có hình thái rõ rệt.
-Các NST kép đính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động.
Kì giữa
-Các NST kép đóng xoắn cực đại.
-Các NST kép xếp thành hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kì sau
Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành hai NST đơn phân li về hai cực của tế bào.
Kì cuối
Các NST đơn dãn xoắn dài ra, ở dạng sợi mảnh dần thành chất nhiễm sắc.
Kết quả:Từ 1 tế bào ban đầu tạo ra hai tế bào con có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ
III. Ý NGHĨA CỦA NGUYÊN PHÂN
- Nguyên phân là hình thức sinh sản của tế bào và sự lớn lên của cơ thể
- Nguyên phân duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào
 4. Củng cố
 các kỳ: Đầu giữa sau cuối
 Biến đổi hình thái NST:
 NST duỗi xoắn cực đại đĩng xoắn xoắn cực đại duỗi xoắn 
chu kì TB
 Hoạt động chức năng của NST: Tự nhân đơi phân li và tổ hợp đồng đều 
 Trạng thái NST: Đơn kép đơn
 5. Dặn dị: 
 * Học thuộc phần tóm tắt cuối bài. 
 * Trả lời các câu hỏi 2, 3 ,4,5 
 * Đọc bài Giảm phân
Tiết 10 Bài 10: GIẢM PHÂN
I. MỤC TIÊU:
- Trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân I và giảm phân II.- Nêu được những điểm khác nhau ở từng kì của giảm phân I và giảm phân II.
- Nêu được ý nghĩa của hiện tượng tiếp hợp cặp đôi của các NST tương đồng.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích thu nhận kiến thức từ hình vẽ.
II. CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên: Bảng phụ, hình phĩng to
HS: Kiến thức
III. PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận nhĩm, đàm thoại, .
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định
2 Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi
Đáp án
Vậy NP là gì? kết quả của quá trình NP?
Những diễn biến cơ bản của NST ở các kì của nguyên phân
Là hình thức phân chia của TB sinh dưỡng từ 1 Tb mẹ 2n cho ra 2 TB con cĩ bộ NST giống hệt TBmẹ.
Các kì
Những diễn biến cơ bản của NST ở các kì
Kì đầu
-NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn có hình thái rõ rệt.
-Các NST kép đính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động.
Kì giữa
-Các NST kép đóng xoắn cực đại.
-Các NST kép xếp thành hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kì sau
Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành hai NST đơn phân li về hai cực của tế bào.
Kì cuối
Các NST đơn dãn xoắn dài ra, ở dạng sợi mảnh dần thành chất nhiễm sắc.
 3. Bài mới:
 Giảm phân là hình thức phân chia TB sinh dục vào thời kỳ chín. gồm 2 lần phân bào liên tiếp nhưng NST chỉ nhân đơi 1 lần ở kỳ trung gian trước lần phân bào I.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
 Mỗi lần phân bào đều diễn ra 4 kì (kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối).
 GV treo tranh phóng to hình 10 SGK và thảo luận:
 Kì đầu của NP và GP I cĩ những đặc điểm gì giống và khác?
 So sánh các NST kép ở kì giữa của NP và GP cĩ điểm gì khác?
 Kì sau của NP NST kép tách nhau ở tâm động thành hai NST đơn phân li về hai cực của tế bào. Cịn ở kì sau của GP I thì sao?
Khi sự phân chia nhân kết thúc, các NST này sẽ như thế nào?
 NST nhân đơi ở kỳ trung gian trước lần phân bào I, vậy cịn ở lần phân bào II thì sao?
 GV: Kì trung gian tồn tại rất ngắn, thời gian diễn ra nhanh chĩng hơn nhiều so với lần phân bào I.
 GV yêu cầu HS quan sát hình 10 SGK thảo luận để nêu những diễn biến của NST qua các kì ở lần giảm phân II và nêu được điểm khác nhauở các kì của quá trình giảm phân lần Ivà II?
 Vậy kết quả của quá trình giảm phân như thế nào?
Giống: xoắn, co ngắn.
Khác: tiếp hợp và bắt chéo với nhau, sau đó lại tách rời nhau
hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau đi về hai cực của tế bào.
nằm gọn trong hai nhân mới được tạo thành
NST khơng nhân đơi
HS quan sát và thảo luận 3 phút và cử 4 đại diện lên bảng trình bày
1 TB mẹ 4 TB con cĩ bộ NST giảm đi 1 nửa
I/ Những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân I
* Kì đầu: Các NST kép xoắn, co ngắn. Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và có thể xảy ra bắt chéo với nhau, sau đó lại tách rời nhau.
* Kì giữa: Các NST kép tương đồng tập trung và xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
* Kì sau: Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau đi về hai cực của tế bào.
* Kì cuối: Các NST kép nằm gọn trong hai nhân mới được tạo thành (bộ NST đơn bội kép)
 II/ Những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân II
* Kì đầu: NST co lại cho thấy số lượng NST kép trong bộ NST đơn bội.
* Kì giữa: NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
* Kì sau: Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành hai NST đơn phân li về hai cực của tế bào.
* Kì cuối: Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội.
* kết quả: Từ 1 TB mẹ 2n NST qua 2 lần phân bào liên tiếp tạo ra 4 TB con cĩ bộ NST giảm đi một nửa ( nNST) cơ sở để hình thành giao tử.
 4. Củng cố: Nhấn mạnh sự khác nhau giữa lần phân bào 1 và lần phân bào 2
 5. Dặn dị: 
 * Đoc phần tóm tắt cuối bài. 
 * Trả lời các câu hỏi 2, 3 ,4 Kí duyệt, ngày tháng năm 
 * Đọc bài : Phát sinh giao tử và thụ tinh PHT

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 5 sinh 9.doc