Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 5 - Tiết 9 - Bài: 9: Nguyên phân (tiếp theo)

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 5 - Tiết 9 - Bài: 9: Nguyên phân (tiếp theo)

Kiến thức: Học xong bài này học sinh có khả năng:

- Trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của quá trình nguyên phân

- Giải thích được tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài. Nêu được ý nghĩa của nguyên phân

*Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, hợp tác nhóm, tự nghiên cứu SGK, phân tích, thu thập kiến thức từ hình vẽ

* Thái độ : Hiểu được ý nghĩa của nguyên phân

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1071Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 5 - Tiết 9 - Bài: 9: Nguyên phân (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Ngày soạn: 10 /9/2010
Tiết 9 Ngày dạy: 14/9 /2010
Bài: 9 nguyên phân
I. Mục tiêu:
*Kiến thức: Học xong bài này học sinh có khả năng:
- Trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của quá trình nguyên phân
- Giải thích được tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài. Nêu được ý nghĩa của nguyên phân 
*Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, hợp tác nhóm, tự nghiên cứu SGK, phân tích, thu thập kiến thức từ hình vẽ
* Thái độ : Hiểu được ý nghĩa của nguyên phân 
II. Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm
III. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Tranh phóng to H: 9.1, 9.2, 9.3 SGK. Bảng chuẩn kiến thức bảng 9.1, 9.2
 - Học sinh: Xem trước bài ở nhà. Kẻ bảng 9.1, 9.2
IV.Tiến trình lên lớp
1. ổn định: Kiểm tra sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ :
? Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào ? Mô tả cấu trúc đó ?
? Vai trò của NST đối với sự di truyền các tính trạng ?
3. Bài mới : 
a.Mở bài: Tế bào của mỗi loài SV có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng xác định. Tuy nhiên hình thái của NST lại biến đổi qua các kì của chu kì tế bào 
b. Phát triển bài:
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào 
 GV: Treo tranh H: 9.1 SGK
GV: Hướng dẫn học sinh quan sát tranh và nghiên cứu SGK để nắm được các chu kì tế bào à Trả lời câu hỏi :
? Chu kì tế bào gồm những giai đoạn nào ?
( Có 2 giai đoạn :
- Kì trung gian: Tế bào lớn lên và có nhân đôi NST .
- Quá trình nguyên phân hay gọi là thời gian phân bào nguyên nhiễm: có sự phân chia NST và chất TB tạo ra 2 TB mới )
? Quá trình nguyên phân bao gồm mấy kì ?
 ( 4 kì : kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối )
GV : kết thúc quá trình phân bào là sự phân chia chất tế bào .
? Vì sao NST còn được gọi là thể nhiễm màu ?
(Vì nó dễ bắt màu bằng dung dịch thuốc nhuộm kiềm tính )
GV : Mỗi NST thường giữ vững cấu trúc riêng biệt của nó và duy trì qua các thế hệ tế bào . Những biến đổi hình thái NST diễn ra qua các kì của chu kì tế bào .
HS : Q/S H9.2 à Thảo luận :
? Nêu sự biến đổi hình thái của NST ?
 ( NST có sự biến đổi hình thái :
- Dạng đóng xoắn ở kì đầu và kì giữa 
- duỗi xoắn ở kì trung gian, kì sau, kì cuối )
HS : Q/S H: 9.2 à điền vào bảng 9.1
GV: Treo bảng 9.1
GV: gọi đại diện nhóm lên điền bảng
à Nhận xét và bổ sung ?
GV :H9.2 còn phản ánh 1 sự kiện là sự tự nhân đôi NST ở kì trung gian à NST từ dạng sợi đơn chuyển sang dạng sợi kép gồm 2 sợi giống nhau đính với nhau ở tâm động .
 Hoạt động 2: Tìm hiểu những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân
HS : Q/S H9.2 ,3 à Trả lời câu hỏi :
? Hình thái SNT ở kì trung gian ?
 ( NST có dạng sợi mảnh )
? Cuối kì trung gian NST có đặc điểm gì ?
 ( NST tự nhân đôi thành NST kép ; trung tử nhân đôi thành 2 trung tử )
HS : đọc thông tin (SGK trang 28 ) + Q/S hình trong bảng 9.2 và H9.2 à Hoàn thành nội dung vào bảng 9.2
GV: Treo bảng phụ bảng 9.2 SGK 
 HS: quan sát tranh, nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày kết quả.
GV: lưu ý: Khi quan sát H: 9.3 và H; 9.2 cần phân biệt được: trung tử, NST, màng nhân, tâm động, thoi phân bào.
? Nêu kết quả của quá trình nguyên phân ?
 ( Từ 1 tế bào mẹ cho ra 2 tế bào con có bộ NST giống như bộ NST của mẹ ( 2n NST )
Hoạt đông 3: Tìm hiểu ý nghĩa của nguyên phân
Học sinh đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
? Nguyên phân có ý nghĩa gì trong thực tiễn ?
? Do đâu mà số lượng nhiễm sắc thể của tế bào con giống mẹ ?
( Do nhiễm sắc thể nhân đôi 1 lần và chia đôi 1 lần )
? Trong nguyên phân số lượng tế bào tăng mà bộ nhiễm sắc thể không đổi à điều đó có ý nghĩa gì ? 
( Bộ nhiễm sắc thể của loài được ổn định)
GV : Nêu ý nghĩa thực tiễn trong giâm, chiết, ghép cành 
I. Sự biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào.
Hình thái NST biến đổi qua các kì của chu kì tế bào thông qua sự đóng và duỗi xoắn của nó, cấu trúc riêng biệt của NST được duy trì liên tục qua các thế hệ.
II. Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân
Các kì
Những diễn biến cơ bản của NST
Kì đầu
- NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn có hình thái rõ rệt
- Các NST kép dính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động
Kì giữa
- Các NST kép đóng xoắn cực đại.
- Các NST kép xếp thành hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. 
Kì sau
Từng NST kép tách nhaủ ở tâm động thành hai NST đơn phân li về hai cực của tế bào
Kì cuối
Các NST đơn dãn xoắn dài ra, ở dạng sợi mảnh dần thành chất nhiễm sắc
III. ý nghĩa của nguyên phân
- Giúp tế bào sinh sản và cơ thể lớn lên.
- Duy trì sự ổn định của bộ NST đặc trưng của những loài qua các thế hệ tế bào trong quá trình phát triển cá thể . 
c.Tổng kết : Học sinh đọc phần tóm tắt cuối bài
4.Kiểm tra đánh giá : HS trả lời câu hỏi cuối bài 
 Đáp án:
Câu 1: Sự đóng, duỗi xoắn có tính chất chu kì, vì ở kì trung gian , NST ở dạng duỗi xoắn, sau đó bắt đầu đóng xoắn ở kì đầu và đóng xoắn cực đại ở kì giữa . Sang kì sau, NST bắt đầu duỗi xoắn ở kì cuối. Khi TB con được tạo thành ở kì trung gian NST ở dạng duỗi xoắn hoàn toàn. Sau đó, NST lại tiếp tục đóng xoắn và duỗi xoắn có tính chất chu kì .
 Câu 2d ; 4b ; 5c
5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài + Trả lời các câu hỏi SGK vào vở 
 . Xem trước bài số 10: “Giảm phân”
- Kẻ bảng phụ để so sánh giảm phân 1 và giảm phân 2 (bảng 10 trang 32)
 V. Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 9 t9.doc