Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 5 - Tiết 9 - Nguyên phân - Lý Quốc Tuấn

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 5 - Tiết 9 - Nguyên phân - Lý Quốc Tuấn

I. MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS phải.

- Trình bày được sự biến đổi hình thái NST (chủ yếu là sự đóng duỗi xoắn) trong chu kì tế bào.

- Trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của nguyên phân.

- Phân tích được ý nghĩa của nguyên phân đối với sự sinh sản và sinh trưởng của cơ thể.

- Tiếp tục phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.

II. CHUẨN BỊ

 

doc 6 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1310Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 5 - Tiết 9 - Nguyên phân - Lý Quốc Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 5
Tiết : 9
Ngày soạn : 
NGUYÊN PHÂN
I. MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS phải.
- Trình bày được sự biến đổi hình thái NST (chủ yếu là sự đóng duỗi xoắn) trong chu kì tế bào.
- Trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của nguyên phân.
- Phân tích được ý nghĩa của nguyên phân đối với sự sinh sản và sinh trưởng của cơ thể.
- Tiếp tục phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh phóng to H9.1 9.3 SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bảng 9.2.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra
1. Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật. Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội.
2. Nêu vai trò cúa NST đối với sự di truyền các tính trạng.
3. Tiến trình bài giảng
Vào bài : Tế bào của mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng xác định. Tuy nhiên hình thái của NST lại biến đổi qua các kì của chu kì tế bào.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
I. Biến đổi hình thái nhiễm sắc thể trong chu kì tế nào
- GV treo H 9.1 → Hỏi : Vòng đời của một tế bào được chia làm mấy kì?
Chu kì tế bào gồm :
- Kì trung gian : Tế bào lớn lên và có nhân đôi nhiễm sắc thể.
- Nguyên phân : Có sự phân chia NST và chất tế bào tạo ra 2 tế bào mới.
- GV yêu cầu HS quan sát H 9.2. Thảo luận :
+ Nêu sự biến đổi hình thái NST?
+ Hoàn thành bảng 9.1 SGK.
Hình thái NST
Kì TG
Kì đầu
Kì giữa
Kì sau
Kì cuối
Mức độ
duỗi xoắn
Nhiều nhất
Ít
Rất tít
Ít
Nhiều
Mức độ
đóng xoắn
Ít nhất
Nhiều
Cực đại
Nhiều
Ít
- GV chốt lại : Tại sao sự đóng và duỗi xoắn của NST có tính chất chu kì?
Mức độ đóng, duỗi xoắn của NST diễn ra qua các kì của chu kì tế bào.
+ Dạng sợi (duỗi xoắn) ở kì trung gian.
+ Dạng đặc trưng (đóng xoắn cực đại) ở kì giữa.
II. Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân
- GV yêu cầu HS quan sát H9.2 → H 9.3 và trả lời câu hỏi :
+ Hình thái NST ở kì trung gian?
+ Cuối kì trung gain NST có đặc điểm gì?
1. Kì trung gian :
NST dài, mảnh, duỗi xoắn.
NST nhân đôi thành NST kép.
Trung tử nhân đôi thành 2 trung tử.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin (trang 28) quan sát các hình ở bảng 9.2 → Thảo luận : Điền nội dung thích hợp vào bảng 9.2
- GV chối lại kiến thức.
2. Nguyên phân :
- GV yêu cầu HS hoàn chỉnh nội dung chính vào vở.
- HS đọc nội dung SGK → Thảo luận nhóm để xác định các kì trong vòng đời của một tế bào, nêu được “
+ Kì trung gian.
+ Quá trình nguyên phân.
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Ghi kết luận.
- Các nhóm quan sát kĩ hình thảo luận thống nhất ý kiến.
+ NST có sự biến đổi hình thái:
- Dạng đóng xoắn.
- Dạng duỗi xoắn.
- HS ghi mức độ đóng và duỗi xoắn vào bảng 9.1 → nêu được:
+ Từ kì trung gian đến kì giữa NST đóng xoắn.
+ Từ kì sau đến kì trung gian tiếp theo : NST duỗi xoắn.
Sau đó lại tiếp tục đóng và duỗi xoắn qua chu kì tế bào tiếp theo.
- HS quan sát hình, nêu được:
+ NST có dạng sợi mảnh.
+ NST tự nhân đôi.
- Đại diện HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- Ghi nội dung vào vở.
- HS trao đổi thống nhất trong nhóm, ghi lại những biễn biến cơ bản của NST ở các kì.
- Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung hoàn chỉnh nội dung vào vở.
Các kì
Những diễn biến cơ bản của NST ở các kì
Kì đầu
- NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt.
- Các NST kép dính vào các sợi tơ của thoi phân bào tâm động.
Kì giữa
- Các NST kép đóng xoắn cực đại.
- Các NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kì sau
- Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về hai cực của tế bào.
Kì cuối
- Các NST đơn dãn xoắn dài ra ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc chất.
- GV nhấn mạnh :
+ Ở kì sau có sự phân chia tế bào chất và các bào quan.
+ Kì cuối có sự hình thành màng nhân khác nhau giữa tế nào động vật và thực vật.
- Nêu kết quả của quá trình phân bào?
Kết quả : Từ một tế bào ban đầu tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ.
III. Ý nghĩa của nguyên phân
- GV cho HS thảo luận :
+ Do đâu mà số lượng NST của tế bào con giống mẹ?
+ Trong nguyên phân, số lượng tế bào tăng mà bộ NST không đổi → điều đó có ý nghĩa gì?
- GV có thể nêu ý nghĩa thực tiễn trong giâm, chiết, ghép,
Nguyên phân là hình thức sinh sản của tế bào và sự lớn lên của cơ thể.
Nguyên phân duy trì sự ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế nào.
- HS theo dõi, lắng nghe.
- Ghi nhớ thông tin.
→ HS nêu được : Tạo ra 2 tế bào con.
- Ghi kết quả.
- HS thảo luận nêu được.
+ Do NST nhân đôi một lần và chia đôi một lần.
+ Bộ NST của loài được ổn định.
- Hoàn chỉnh nội dung vào vở.
- Đại diện HS đọc kết luận.
4. Củng cố :
Hãy đánh dấu x vào £ cho ý trả lời đúng nhất của câu sau :
	Hãy cho biết ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì?
a. £ Sự phân chia đồng đều chất nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
b. £ Sự phân li đồng đều của các crômatit về hai tế bào con.
c. £ Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho hai tế bào con.
d. £ Sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
5. Dặn dò 
- Học bài, làm bài tập SGK trang 30.
- Xem bài : Giảm phân.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần : 5
Tiết : 10
Ngày soạn : .
GIẢM PHÂN
I. MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS phải.
- Trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân I và giảm phân II.
- Nêu được những điểm khác nhau ở từng kì của giảm phân I và II.
- Phân tích được những sự kiện quan trọng có liên quan tới cập NST tương đồng.
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình, đồng thời phát triển tư duy lí luận (phân tích, so sánh).
II. CHUẨN BỊ
- Tranh phóng to H4.10.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra
1. Những biến đổi hình thái của NST được biểu hiện qua sự đóng và duỗi xoắn điển hình ở các kì nào? Tại sao nói sự đóng và duỗi xoắn cúa NST có tính chất chu kì?
2. Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào?
a. Kì đầu.	b. Kì giữa.	c. Kì sau.	d. Kì trung gian.
3. Nêu những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong quá trình nguyên phân.
3. Tiến trình bài giảng
Vào bài : GV thông báo cho HS : Giảm phân cũng là hình thức phân bào có thoi phân bào như nguyên phân, diễn ra vào thời kì chín của tế bào sinh dục.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
I. Những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân (I + II)
1. Kì trung gian :
- GV yêu cầu HS quan sát kì trung gian ở H10 → trả lời câu hỏi :
+ Kì trung gian NST có hình thái như thế nào?
- GV yêu cầu HS quan sát H10; đọc thông tin SGK → hoàn thành bài tập ở bảng 10.
- GV kẻ bảng gọi HS lên làm bài (có thể gọi 2 -3 nhóm).
- GV chốt lại kiến thức chuẩn.
Nhiễm sắc thể ở dạng sợi mảnh.
Cuối ckì NST nhân đôi thành NST kép dính nhau ở tâm động.
2. Diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân
- HS quan sát kĩ hình → nêu được
+ NST duỗi xoắn.
+ NST nhân đôi.
- Đại diện 1 HS phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS tự thu nhận và xử lí thông tin → thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến ghi lại những diễn biếncơ bản của nhiễm sắc thể trong giảm phân I và giảm phân II.
- Đại diện nhóm lên hoàn thành bảng; các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Các kì
Những diễn biến cơ bản của NST ở các kì
Lần phân bào I
Lần phân bào II
Kì đầu
- Các NST xoắn, co ngắn.
- Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và có thể bắt chéo với nhau, sau đó lại tách rời nhau.
NST co lại cho thấy số lượng NST kép trong bộ đơn bội.
Kì giữa
Các cặp NST tương đồng tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kì sau
Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào.
Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào.
Kì cuối
Các NST kép nằmg gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội (kép).
Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội.
Hỏi : Nêu kết quả của quá trình giảm phân?
Kết quả : Từ một tế bào mẹ (2n NST) qua 2 lần phân bàon liên tiếp tạo ra 4 tế bào con mang bộ NST đơn bội (n NST).
II. Ý nghĩa của giảm phân
- GV cho HS thảo luận.
+ Vì sao trong giảm phân các tế bào con lại có bộ NST giảm đi một lần nữa?
- GV nhấn mạnh : Sự phân li độc lập của các cặp NST kép tương đồng → đây là cơ chế tạo ra các giao tử khác nhau về tổ hợp NST.
+ Nêu những điểm khác nhau cơ bản của giảm phân I và giảm phân II.
* Kết luận: Tạo ra các tế bào con có bộ NST đơn bội khác nhau về nguồn gốc NST.
- HS trả lời câu hỏi.
- Ghi kết quả vào vở.
Đại diện HS đọc nội dung.
- Hoạt động nhóm → nêu được:
+ Giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp nhưng nhiễm sắc thể chỉ nhân đôi 1 lần ở kì trung gian trước phân bào I.
- HS ghi nhớ thông tin.
→ Tự rút ra ý nghĩa của giảm phân.
- HS sử dụng kiến thức ở bảng để so sánh từng kì.
4. Củng cố :
1. Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa giảm phân và nguyên phân.
2. Ruồi giấm có 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II, tế bào đó có bao nhiêu NST đơn trong các trường hợp sau đây?
	a. 2.	b. 4.	c. 8.	d. 16.
5. Dặn dò 
- Học bài, làm bài tập SGK.
- Xem bài : Phát sinh giao tử và thụ tinh.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Duyệt tuần 5
//200.

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh9-Tuan5-TTuan.doc