Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 7 - Tiết 13 - Di truyền liên kết - Lý Quốc Tuấn

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 7 - Tiết 13 - Di truyền liên kết - Lý Quốc Tuấn

I. MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS phải.

- Hiểu được những ưu thế của ruồi giấm đối với nghiên cứu di truyền.

- Mô tả và giải thích được thí nghiệm của Moocgan.

- Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết, đặc biệt trong lĩnh vực chọn giống.

- Phát triển tư duy thực nghiệm, quy nạp.

II. CHUẨN BỊ

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1008Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 7 - Tiết 13 - Di truyền liên kết - Lý Quốc Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 7
Tiết : 13
Ngày soạn : ..
DI TRUYỀN LIÊN KẾT
I. MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS phải.
- Hiểu được những ưu thế của ruồi giấm đối với nghiên cứu di truyền.
- Mô tả và giải thích được thí nghiệm của Moocgan.
- Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết, đặc biệt trong lĩnh vực chọn giống.
- Phát triển tư duy thực nghiệm, quy nạp.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh phóng to hình 13 SGK trang 42.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra
1. Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1? Nếu cấu trúc này bị thay đổi thì sẽ dẫn tới hậu quả gì?
2. Tại sao người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi? Điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn?
3. Tiến trình bài giảng
Vào bài : GV thông báo : Đối tượng nghiên cứu của Moocgan là ruồi giấm? Vì sao thế? Vào bài mới.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
I. Thí nghiệm của Moocgan
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin → trình bày thí nghiệm của Moocgan?
* Thí nghiệm
P : Xám, dài x đen, cụt
F1 : xám, dài (100%)
Lai phân tích : ♂F1 x ♀ đen, cụt
FB : 1 xám, dài : 1 đen, cụt
- GV yêu cầu HS quan sát hình 13 thảo luận các câu hỏi lệnh ▼
+ Tại sao phép lai giữa ruồi đực F1 với ruồi cái thân đen, cánh cụt được gọi là phép lai phân tích?
+ Moocgan tiến hành lai phân tích nhằm mục đích gì?
+ Vì sao Moocgan cho rằng các gen cùng nằm trên 1 nhiễm sắc thể?
- GV gọi đại diện lần lược các nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung.
→ GV nhận xét, đánh giá hoàn chỉnh đáp án.
* Giải thích kết quả (sơ đồ hình 13)
+ Hiện tượng di truyền liên kết là gì?
Kết luận : Di truyền liên kết là trường hợp các gen quy định nhóm tính trạng nằm trên 1 nhiễm sắc thể cùng phân li về giao tử và cùng tổ hợp qua thụ tinh.
- GV lưu ý : dấu – tượng trưng cho NST.
BV : 2 gen B và V nằm trên cùng một NST.
* So sánh với sơ đồ lai trong phép lai phân tích về hai tính trạng của Menđen. Các em thấy gì sai khác?
- GV giúp HS trả lời bằng cách gợi ý → hoàn chỉnh đáp án.
II. Ý nghĩa của di truyền liên kết 
- GV nêu tình huống : Ở ruồi giấm 2n = 8 nhưng tế bào có khoảng 400 gen → Sự phân bố gen trên NST sẽ như thế nào?
Trong tế bào mỗi NST mang nhiều gen tạo thành nhóm gen liên kết.
- GV yêu cầu HS thảo luận :
+ So sánh kiểu hình F2 trong trường hợp phân li độc lập và di truyền liên kết.
+ Ý nghĩa của di truyền liên kết trong hcojn giống? GV chốt lại kiến thức.
Trong chọn giống người ta có thể chọn những nhóm tính trạng tốt đi kèm với nhau.
- HS tự thu nhận và xử lí thông tin.
- Một HS trình bày thí nghiệm, lớp nhận xét bổ sung.
- Hoàn chỉnh thí nghiệm,
- Hoạt động nhóm, thực hiện lệnh ▼→ Thảo luận thống nhất ý kiến.
+ Vì đây là phép lai giữa cá thể mang KH trội với các thể mang KH lặn.
+ Nhằm mục đích xác định KG của ruồi đực F1. Kết quả lai phân tích có 2 tổ hợp, mà ruồi thân đen, cánh cụt cho 1 loại giao tử (bv)
♂ F1 cho 2 loai giao tử
Các gen nằm trên cùng 1 NST, cùng phân li về giao tử.
- Sơ đồ lai :
P : Xám, dài x Đen, cụt
GP : BV bv
F1 : (100% xám, dài)
♂ F1 : x ♀ 
GP1 : BV, bv, bv
FB : 
 1 xám, dài : 1 đen, cụt
+ Trong thí nghiệm của Menđen, 1 cặp gen Aa và Bb phân li độc lập và tổ hợp tự do đã tạo ra 4 loại giao tử là : AB, Ab, aB, ab.
+ Trong thí nghiệm Moocgan, FB chỉ cho 2 loại giao tử BV và bv chứng tỏ trong giảm phâm 2 gen B và V luôn phân li cùng nhau, 2 gen b và v cũng vậy.
- HS nêu được mỗi nhiễm sắc thể sẽ mang nhiều gen.
- HS căn cứ vào kết quả F2 của 2 trường hợp → nêu được F2 : phân li độc lập xuất hiện biến dị tổ hợp.
F2 : Di truyền liên kết không xuất hiện biến dị tổ hợp.
HS ghi kết luận.
4. Củng cố :
So sánh kết quả lai phân tích F1 trong 2 trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng. Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống.
5. Dặn dò 
- Học bài, làm bài tập 1, 2, 3, 4 SGK trang 43, vẽ hình.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần : 7
Tiết : 14
Ngày soạn : ..
THỰC HÀNH 
QUAN SÁT HÌNH THỂ NHIỄM SẮC THỂ
I. MỤC TIÊU : 
- Nhận dạng được NST ở các kì.
- Phát triển kĩ năng sử dụng và quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi.
- Bảo vệ, giữ gìn dụng cụ.
II. CHUẨN BỊ
- Kính hiển vi đủ cho các nhóm.
- Bộ tiêu bản nhiễm sắc thể.
- Tranh các kì của nguyên phân.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra
Trình bày những biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào?
3. Tiến trình bài giảng
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Quan sát nhiễm sắc thể :
- GV yêu cầu HS nêu các bước tiến hành quan sát tiêu bản NST.
- GV chốt lại kiến thức.
- GV yêu cầu các nhóm thực hiện theo quy định đã hướng dẫn.
2. Báo cáo thu hoạch :
- GV treo tranh các kì của nguyên phân.
- GV cung cấp thêm thông tin.
+ Kì trung gian : Tế bào có nhân.
+ Các kì khác căn cứ vào vị trí NST trong tế bào. Ví dụ : Kì giữa NST tập trung ở giữa tế bào thành hàng, có hình thái rõ nhất.
* Nếu không có tiêu bản NST thì có thể dùng tranh các kì của nguyên phân để HS nhận dạng hình thái NST ở các kì.
- 1 HS trình bày các thao tác → nêu được :
+ Đặt tiêu bản lên bàn kính : Quan sát ở bội giác bé chuyển sang bội giác lớn.
→ Nhận dạng tế bào đang ở kì nào.
- Các nhóm tiến hành quan sát lần lượt các tiêu bản.
Khi quan sát lưu ý.
+ Kĩ năng sử dụng kính hiển vi.
+ Mỗi tiêu bản gồm nhiều tế bào → cần tìm tế bào mang NST nhìn rõ nhất.
- Khi nhận dạng được hình thân NST các thành viên lần lượt quan sát.
→ Vẽ hình đã quan sát được vào vở.
- HS quan sát tranh, đối chiếu với hình vẽ của nhóm → nhận dạng NST đang ở kì nào.
- Từng thành viên sẽ và chú thích các hình đã quan sát được vào vở.
4. Củng cố :
Nhận xét, đánh giá buổi thực hành.
5. Dặn dò 
- Xem bài AND.
Duyệt tuần 7
IV. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh9-Tuan7-TTuan.doc